tả một buổi biểu diễn nghệ thuật
Thứ bảy vừa rồi, bố mẹ đưa em đến rạp xiếc Trung ương để xem những tiết mục ngộ nghĩnh độc đáo.Buổi biểu diễn thu hút rất nhiều khán giả, các chỗ ngồi đều chật kín người. Mở đầu buổi biểu diễn, người dẫn chương trình xuất hiện gửi lời chào thân ái và lời giới thiệu chương trình tới khán giả. Có rất nhiều những tiết mục hay, hấp dẫn. Nhưng em thích nhất tiết mục ảo thuật cưa đôi người để lại cho em ấn tượngsâu sắc nhất. Một cô gái rất xinh đẹp bước vào trong hòm gỗ, cô gái ấy tên là Thảo Hiền. Nhà ảo thuật tênlà Lê Minh, chú ấy đóng hòm vào rồi dùng một chiếc cưa thật sắc cưa hòm thành ba phần, người của cô gái cũng bị cưa ra. Nhưng thật kì lạ, sau khi ghép cái hòm đó lại nhà ảo thuật phù phép làm cho cô gái trở lại bình thường. Cô duyên dáng bước ra ngoài trong tiếng reo hò và tràng pháo tay giòn giã của khán giả.Khán giả ra về trong niềm vui phấn khởi, hân hoan. Em rất khâm phục những nghệ sĩ tài tình đã cống hiến những tiết mục vô cùng hấp dẫn cho khán giả.
tả về bác hồ trong thời chiến tranh
Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.
Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.
Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.
Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.
Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.
Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại.
tả chị võ thị sáu
Chị Võ Thị Sáu, tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933, tại xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng.
Lớn lên trong cảnh đất nước lầm than, chính mắt chị cũng đã chứng kiến cảnh giặc Pháp và bọn Việt gian hà hiếp, giết chóc đồng bào, tàn phá quê hương mình.
Vì vậy, chị đã sớm có lòng căm thù giặc. 12 tuổi, chị được anh trai giác ngộ và theo anh trốn lên chiến khu giúp cách mạng. Qua nhiều lần thử thách, chị đã được kết nạp vào Đội công an xung phong Đất Đỏ lúc 14 tuổi.
14 tuổi, ở cái tuổi vẫn còn được coi trẻ con ấy, chị đã dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Năm 1948, chị tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng, rồi cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỷ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức, và trực tiếp tiêu diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu.
Tại phiên chợ tết năm 1950, trong khi ném lựu đạn vào tốp lính ngụy tại chợ Đất Đỏ thì chị bị bắt. Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa.
Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.
Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn giữ vững khí tiết của người công an cách mạng.
Thực dân Pháp không khai thác được thông tin gì và kết án tử hình chị. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Vụ án này đã gây chấn động dư luận lúc bấy giờ.
Chị Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngay đêm trước khi hy sinh.
Sau hai năm bị giam ở khám Chí Hòa, ngày 21/1/1952, chị bị đưa lên tàu đày ra Côn Đảo với số tù 6267 và bị giam riêng ở Sở Cò.