Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao gọi cuộc đấu tranh giữa nhân dân ta với Mĩ ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền bắc là "Điện Biên Phủ trên không"

Helpme!!! giúp mình với ạ.
Lịch sử 9 bài 29
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.128
0
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
16/04/2017 21:16:48
Tháng 10/1972, theo thỏa thuận, lẽ ra giữa Việt Nam và Mỹ ra thỏa thuận chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tuy nhiên, phía Mỹ đã bội ước, đưa máy bay chiến lược B52 đến ném bom thủ đô Hà Nội và Hải Phòng. Tổng thống Nickson có kế hoạch dùng sức mạnh máy bay B52, con át chủ bài của không lực Hoa Kỳ “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”, hòng buộc phía Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện áp đặt của họ. Tuy nhiên, cuộc tập kích chiến lược ồ ạt bằng B52 này của Mỹ đã thất bại hoàn toàn khi có 81 máy bay hiện đại của Mỹ bị bắn rơi, trong đó có 34 chiếc B.52, 5 chiếc F.111, nhiều giặc lái Mỹ bị diệt và bắt sống. 

Bằng sức mạnh của chiến tranh nhân dân và lực lượng phòng không ba thứ quân đã tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, trong đó Bộ đội Phòng không - Không quân là lực lượng nòng cốt đã cùng với quân dân Hà Nội - Hải Phòng và một số địa phương trực tiếp đánh trả cuộc tập kích đường không chưa từng có trong lịch sử. Trải qua 12 ngày đêm chiến đấu anh dũng (từ ngày 18/12 đến 29/12/1972), quân dân Hà Nội, Hải Phòng đã làm nên một "Điện Biên Phủ trên không" lừng lẫy, buộc phía Mỹ phải “chịu thua trên bầu trời Hà Nội". Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hà cho biết: Thắng lợi ở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã đưa đến việc thực dân Pháp bị thất bại, suy sụp hoàn toàn ý chí tiếp tục chiến tranh, phải ngồi vào đàm phán với Việt Nam ở Hội nghị Geneva và ký kết hiệp định Geneva với Việt Nam vào tháng 7/1954. Chiến thắng của Việt Nam trong 12 ngày đêm vào cuối năm 1972 cũng có ý nghĩa tương tự như vậy, nhưng khác ở chỗ đây là Điện Biên Phủ trên không. Hai sự kiện này giống nhau về mặt ý nghĩa thắng lợi, do đó người ta ghép lại, gọi là trận Điện Biên Phủ trên không. Sự kiện 12 ngày đêm có ý nghĩa như một trận Điện Biên Phủ là ở chỗ nó chứng tỏ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam, đó là không khuất phục trước bất cứ thế lực quân sự nào, kể cả máy bay ném bom chiến lược B52. 

Thắng lợi của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt trong suốt 8 năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Điều này khẳng định sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong nghệ thuật tác chiến phòng không hiệp đồng chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
16/04/2017 21:18:08
Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không hay Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ do hai phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bất đồng về các điều khoản trong hiệp định.

Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, ngoại trừ điểm khác biệt lớn là lần này Hoa Kỳ sẽ tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật, mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại chiến dịch này, Hoa Kỳ đã huy động loại máy bay ném bom chiến lược mạnh nhất của họ là pháo đài bay B-52 làm nòng cốt để ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.

Cuộc ném bom tuy có gây những tổn thất nặng về cơ sở vật chất cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo nước này về nội dung cơ bản của hiệp định hoà bình, đồng thời nó gây một làn sóng bất bình lớn của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới trong đó có cả các đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ, uy tín của Chính phủ Hoa kỳ bị xuống thấp nghiêm trọng. Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, gặp phải sự chống trả hiệu quả gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại không thể buộc đối phương thay đổi lập trường, Tổng thống Richard Nixon đã phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch vào ngày 30 tháng 12, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris. Tại đây, Hoa Kỳ chấp nhận ký kết Hiệp định Paris trên cơ sở dự thảo mà trước đó họ đã từ chối ký kết (vì đây là dự thảo có những điều khoản có lợi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà). Sau chiến dịch ném bom khí thế, lòng tự hào trong Quân đội nhân dân Việt Nam và người dân tại miền Bắc Việt Nam lên rất cao: họ không chỉ đánh thắng được "thần tượng B-52" mà còn buộc Hoa Kỳ phải ký Hiệp định Paris với những nội dung có lợi cho họ, đó là những cơ sở để phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà coi chiến dịch này là một thắng lợi chiến lược to lớn.

Chiến dịch này còn có một ý nghĩa tâm lý nặng nề cho giới quân sự Hoa Kỳ: đây là chiến dịch mà phía Mỹ đã chủ động lựa chọn mục tiêu, thời điểm, phương thức chiến đấu và đặc biệt là sử dụng sở trường của mình để chống lại sở đoản của đối phương (trình độ khoa học công nghệ), một cuộc đấu mà đối phương sẽ không thể sử dụng yếu tố "du kích" – một cách hình tượng: phía Mỹ thách đấu và được quyền lựa chọn vũ khí và đã thất bại.

Chiến dịch này cũng cho thấy điểm yếu của vũ khí máy bay ném bom chiến lược của Hoa Kỳ: B-52 vũ khí chiến lược dùng để chống chọi đối thủ tiềm tàng xứng tầm là Liên Xô cho một cuộc 12 ngày đêm" và báo chí, truyền thông hay dùng hình tượng "Điện Biên Phủ trên không" để nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi cuối cùng và to lớn của sự kiện.
0
2
Ho Thi Thuy
16/04/2017 21:21:36
Lí do đơn giản :
tại vì : diễn ra ở điện biên phủ và chiến đấu chủ yếu trên không và bằng máy bay

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×