LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao hiến pháp lại là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

6 trả lời
Hỏi chi tiết
31.159
36
30
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
03/04/2017 20:09:47
Tại sao hiến pháp lại là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Trước hết, chính trong quy định của Hiến pháp đã khẳng định Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, vì những lý do chủ yếu sau đây:

- Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.

- Về nội dung, đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến các lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi công dân trong xã hội, như: chế độ chính trị; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường; quyền con người; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Về mặt pháp lý, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp. Các điều ước quốc tế mà Nhà nước tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp; khi có mâu thuẫn, đối lập với Hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bản lưu đối với từng điều. Ngoài ra, tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ mà Hiến pháp quy định. “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”(1). Tất cả các công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp; “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(2). Đặc biêt, việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi Hiến pháp phải tuân theo trình tự đặc biệt được quy định trong Hiến pháp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
88
8
Ho Thi Thuy
03/04/2017 20:10:20
​Với các đặc điểm dưới đây mà Hiến pháp được xem là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước: 

- Hiến pháp do Quốc hội thông qua, mà Quốc hội chính là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đại diện cho nhân dân; 
- Là văn bản pháp lý duy nhất quy định tổ chức quyền lực nhà nước bao gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp; 
- Có phạm vi điều chỉnh rộng nhất và mức độ điều chỉnh ở tầm khái quát nhất; 
- Có hiệu lực pháp lý tối cao; 
- Thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền hay liên minh giai cấp cầm quyền. 

Chính những đặc điểm trên cũng thể hiện sự khác nhau cơ bản của Hiến pháp với các văn bản quy phạm pháp luật khác.
4
21
Nguyễn Hoàng Anh
03/04/2017 20:11:23
Trước hết, chính trong quy định của Hiến pháp đã khẳng định Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, vì những lý do chủ yếu sau đây:

- Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.

- Về nội dung, đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến các lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi công dân trong xã hội, như: chế độ chính trị; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường; quyền con người; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Về mặt pháp lý, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp. Các điều ước quốc tế mà Nhà nước tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp; khi có mâu thuẫn, đối lập với Hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bản lưu đối với từng điều. Ngoài ra, tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ mà Hiến pháp quy định. “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”(1). Tất cả các công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp; “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(2). Đặc biêt, việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi Hiến pháp phải tuân theo trình tự đặc biệt được quy định trong Hiến pháp.

Hơi dài bạn thấy ở đâu rút gọn lại dc thì cứ rut đi nha. Hi Hi
3
19
The Future In Study ...
03/04/2017 20:39:07
Bài làm
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp có vị trí đặc biệt quan trọng và được quy định tại Điều 146 Hiến pháp năm 1992: “Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến Pháp.”
Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của nhà nước, do quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, xác định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước và xã hội, thể hiện tập trong ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đo Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, Hiến Pháp vừa là bản tổng kết thành quả của cách mạng, vừa đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp.
Không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều khẳng định vị trí “cơ bản nhất” của Hiến pháp, là cơ sở cho tất cả các ngành luật khác và là văn bản khẳng định chủ quyền, độc lập của một dân tộc với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tại sao hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?
Trước hết, hiến pháp do Quốc hội ban hành với những trình tự, thủ tục xây dựng, sửa đổi và thông qua đặc biệt so với các văn bản pháp luật khác. Điều 147 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Chỉ quốc hội mới có quyền sửa đổi hiến pháp. Việc sửa đỏi hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành”.  Chúng ta có thể hiểu rằng, chủ trương xây dựng, sửa đổi Hiến Pháp thường được biểu thị bằng một nghị quyết của quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Việc xây dựng dự thảo Hiến Pháp thường được tiến hành bởi một ủy ban (hoặc ban) dự thảo Hiên Pháp do quốc hội lập ra hàng chục người là những nhân vật tiêu biểu, đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Quá trình xây dựng dự thảo hiến pháp là quá trình kết hợp hoạt động tích cực, liên tục của ủy ban dự thảo hiến pháp và sự tham gia đông đảo tự giác của nhiều tầng lớp nhân dân. Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân thường được tiến hành rộng rãi và có sự tham gia của hàng chục triệu người, đơn cử cho luận điểm này là hiện nước ta dang tiến hành lấy ý kiên rộng rãi trong nhân dân về chương trình dự thảo sửa đổi hiến pháp, và được đông đảo nhân dân trong cả nước tham gia, từ tất cả các cấp các ngành, từ bà con vùng đồng bằng đến nhân dân vùng núi hải đảo, hay các cơ quan ban ngành đoàn thể.. và đã đạt được kết quả khả quan được dư luận đánh giá cao. Đặc biệt là riêng ở Hà Nội thì mỗi hộ gia đình được cấp phát mỗi cuốn dự thảo sửa đổi Hiến Pháp. Đó là điểm tiến bộ thể hiện sự dân chủ của nhà nước ta hiện nay. Hơn hết, việc thông qua hiến pháp thường được tiến hành tại một kỳ họp đặc biệt của Quốc Hội và phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc Hội biểu quyết tán thành (trong khi để thông qua các văn bản luật khác chỉ cần trên ½ tổng số Đại biểu Quốc Hội biểu quyết tán thành). Sau khi được quốc hội chính thức thông qua, bản hiến pháp có thể được đưa ra để trưng cầu ý kiến của nhân dân. Quá trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp được sự quan tâm và lãnh đạo của Đảng. thông thường, bộ chính trị ban chấp hành trung ương Đảng chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng, sửa đổi Hiến Pháp, cử cán bộ tha gia ủy ban dự thảo hiến pháp và cho ý kiến về bản dự thảo hiến pháp trước khi trình quốc hội thông qua.
Thứ hai, Hiến Pháp là văn bản duy nhất quy định về việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo. Ở từng giai đoạn phát triển, hiến pháp là văn bản, là phương tiện pháp lý thể hiện tư tưởng của đảng dưới hình thức những quy phạm pháp luật. Chẳng hạn, hiến pháp 1980 là văn bản pháp lý cụ thể hóa những tư tưởng quan điểm của đại hội IV Đảng cộng sản việt nam năm 1976; hiến pháp 1992 cụ thể hóa những quan điểm của các đại hội VI (1986), đại hội  VII (1991), đại hội XI (2001) của Đảng ta.
Thứ ba, hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rất rộng, có tính chất bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất găn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, chính sách quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức, ác nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước… từ đó làm cơ sản nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác.
Thức tư, hiến pháp không chỉ là bản tổng kết thành quả cách mạng mà còn đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cách mạng trong giai đoạn tiếp theo. Điều đó thể hiện tính cương lĩnh của hiến pháp so với các văn bản pháp luật khác. Hiến pháp hiện hành của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam tổng kết những thành quả cách mạng mà đảng và nhân dân ta đã giành được trong công cuộc đổi mới, đồng thời vạch ra phương hướng nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là “xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước và bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam XHCN trong tình hình mới”.
Với vai trò, ỹ nghĩa to lớn như vậy chúng ta cần phải Bảo vệ hiến pháp, bảo vệ hiến pháp cũng chính là bảo vệ nền văn hiến ngàn năm của nước ta, bảo vệ nền độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ  quyền làm chủ vận mệnh đất nước của đồng bảo ta. Ngược lại nếu chúng ta không bảo vệ nó, không hoàn thiện nó theo định hướng chung của dân tộc đất nước mà nghe theo bọn phản động xuyên tạc phá hoại thì cũng chính đang tự hủy hoại đất nước mình, đang tự biến mình trở thành “con rối” của “thế lực hắc ám” từ bên ngoài.
Hiện nay, nước ta đang tiến hành lấy ý kiến sửa đổi Hiến Pháp 1992. Bản Hiến pháp mới được sửa đổi sẽ hứa hẹn nhiều điểm mới, phù hợp với tình hình của đất nước và xu thế của thời đại. Nhưng cần phải đảm bảo những nguyên tắc trong việc lập hiến để đảm bảo quyền dân tộc cơ bản được giữ vững không bị xâm phạm, quyền con người, quyền công dân được mở rộng nhưng phù hợp với văn hóa Á Đông.
3
7
Nguyễn Trần Thành ...
04/04/2017 17:19:58
- Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.

- Về nội dung, đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến các lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi công dân trong xã hội, như: chế độ chính trị; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường; quyền con người; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Về mặt pháp lý, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp. Các điều ước quốc tế mà Nhà nước tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp; khi có mâu thuẫn, đối lập với Hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bản lưu đối với từng điều. Ngoài ra, tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ mà Hiến pháp quy định. “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”(1). Tất cả các công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp; “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(2). Đặc biêt, việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi Hiến pháp phải tuân theo trình tự đặc biệt được quy định trong Hiến pháp.
3
11
Kelvin Nguyễn
07/05/2017 20:01:12
​Bài làm
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp có vị trí đặc biệt quan trọng và được quy định tại Điều 146 Hiến pháp năm 1992: “Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến Pháp.”
Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của nhà nước, do quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, xác định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước và xã hội, thể hiện tập trong ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đo Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, Hiến Pháp vừa là bản tổng kết thành quả của cách mạng, vừa đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp.
Không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều khẳng định vị trí “cơ bản nhất” của Hiến pháp, là cơ sở cho tất cả các ngành luật khác và là văn bản khẳng định chủ quyền, độc lập của một dân tộc với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tại sao hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?
Trước hết, hiến pháp do Quốc hội ban hành với những trình tự, thủ tục xây dựng, sửa đổi và thông qua đặc biệt so với các văn bản pháp luật khác. Điều 147 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Chỉ quốc hội mới có quyền sửa đổi hiến pháp. Việc sửa đỏi hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành”.  Chúng ta có thể hiểu rằng, chủ trương xây dựng, sửa đổi Hiến Pháp thường được biểu thị bằng một nghị quyết của quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Việc xây dựng dự thảo Hiến Pháp thường được tiến hành bởi một ủy ban (hoặc ban) dự thảo Hiên Pháp do quốc hội lập ra hàng chục người là những nhân vật tiêu biểu, đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Quá trình xây dựng dự thảo hiến pháp là quá trình kết hợp hoạt động tích cực, liên tục của ủy ban dự thảo hiến pháp và sự tham gia đông đảo tự giác của nhiều tầng lớp nhân dân. Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân thường được tiến hành rộng rãi và có sự tham gia của hàng chục triệu người, đơn cử cho luận điểm này là hiện nước ta dang tiến hành lấy ý kiên rộng rãi trong nhân dân về chương trình dự thảo sửa đổi hiến pháp, và được đông đảo nhân dân trong cả nước tham gia, từ tất cả các cấp các ngành, từ bà con vùng đồng bằng đến nhân dân vùng núi hải đảo, hay các cơ quan ban ngành đoàn thể.. và đã đạt được kết quả khả quan được dư luận đánh giá cao. Đặc biệt là riêng ở Hà Nội thì mỗi hộ gia đình được cấp phát mỗi cuốn dự thảo sửa đổi Hiến Pháp. Đó là điểm tiến bộ thể hiện sự dân chủ của nhà nước ta hiện nay. Hơn hết, việc thông qua hiến pháp thường được tiến hành tại một kỳ họp đặc biệt của Quốc Hội và phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc Hội biểu quyết tán thành (trong khi để thông qua các văn bản luật khác chỉ cần trên ½ tổng số Đại biểu Quốc Hội biểu quyết tán thành). Sau khi được quốc hội chính thức thông qua, bản hiến pháp có thể được đưa ra để trưng cầu ý kiến của nhân dân. Quá trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp được sự quan tâm và lãnh đạo của Đảng. thông thường, bộ chính trị ban chấp hành trung ương Đảng chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng, sửa đổi Hiến Pháp, cử cán bộ tha gia ủy ban dự thảo hiến pháp và cho ý kiến về bản dự thảo hiến pháp trước khi trình quốc hội thông qua.
Thứ hai, Hiến Pháp là văn bản duy nhất quy định về việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo. Ở từng giai đoạn phát triển, hiến pháp là văn bản, là phương tiện pháp lý thể hiện tư tưởng của đảng dưới hình thức những quy phạm pháp luật. Chẳng hạn, hiến pháp 1980 là văn bản pháp lý cụ thể hóa những tư tưởng quan điểm của đại hội IV Đảng cộng sản việt nam năm 1976; hiến pháp 1992 cụ thể hóa những quan điểm của các đại hội VI (1986), đại hội  VII (1991), đại hội XI (2001) của Đảng ta.
Thứ ba, hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rất rộng, có tính chất bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất găn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, chính sách quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức, ác nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước… từ đó làm cơ sản nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác.
Thứ tư, hiến pháp không chỉ là bản tổng kết thành quả cách mạng mà còn đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cách mạng trong giai đoạn tiếp theo. Điều đó thể hiện tính cương lĩnh của hiến pháp so với các văn bản pháp luật khác. Hiến pháp hiện hành của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam tổng kết những thành quả cách mạng mà đảng và nhân dân ta đã giành được trong công cuộc đổi mới, đồng thời vạch ra phương hướng nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là “xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước và bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam XHCN trong tình hình mới”.
Với vai trò, ỹ nghĩa to lớn như vậy chúng ta cần phải Bảo vệ hiến pháp, bảo vệ hiến pháp cũng chính là bảo vệ nền văn hiến ngàn năm của nước ta, bảo vệ nền độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ  quyền làm chủ vận mệnh đất nước của đồng bảo ta. Ngược lại nếu chúng ta không bảo vệ nó, không hoàn thiện nó theo định hướng chung của dân tộc đất nước mà nghe theo bọn phản động xuyên tạc phá hoại thì cũng chính đang tự hủy hoại đất nước mình, đang tự biến mình trở thành “con rối” của “thế lực hắc ám” từ bên ngoài.
Hiện nay, nước ta đang tiến hành lấy ý kiến sửa đổi Hiến Pháp 1992. Bản Hiến pháp mới được sửa đổi sẽ hứa hẹn nhiều điểm mới, phù hợp với tình hình của đất nước và xu thế của thời đại. Nhưng cần phải đảm bảo những nguyên tắc trong việc lập hiến để đảm bảo quyền dân tộc cơ bản được giữ vững không bị xâm phạm, quyền con người, quyền công dân được mở rộng nhưng phù hợp với văn hóa Á Đông.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư