Câu 1:
Bởi vì đây là một khúc sông có địa hình khá tốt, hai bên bờ có cấy cối rậm rạp thuận lợi cho việc đặt phục binh, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt địch
Câu 3:
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí chống lại áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta
+ Sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của vua Quang Trung - anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII và bộ chỉ huy nghĩa quân
- Ý nghĩa thắng lợi:
+ Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát nhà Nguyễn, Trịnh- Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời phong trào Tây Sơn đánh tan cuộc xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập đất nước
Câu 4
* Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc:
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.– Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
– Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
– Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
* Chính sách quốc phòng, ngoại giao:
– Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 – 600 lính.
– Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt