- tế bào thần kinh là 1 tb đã biệt hoá cao ( đã phân hoá tối đa)
bình thường ở các mô khác ví dụ biểu mô ống tiêu hoá, biểu mô hô hấp, biểu mô lát tầng sừng hoá ở da,.... đều có 1 lớp tế bào đáy hoặc tế bào biệt hoá kém ( biệt hoá thấp ----> khả năng phân chia mạnh ) để thay thế các tế bào già. Vd ở biểu mô lát tầng ko sừng ở da quá trình biệt hoá bắt đầu từ 1 tb đáy ---> 2 tb gai ( tb này ko còn khả năng nguyên phân trừ tb ung thư) -----> 2 tb hạt ------> mất nhân hình thành lớp bóng ---------> lớp sừng. ở 1 số mô khác sự phân chia để thay thế tb già là nhờ các nguyên bào ( tb ban đầu có khả năng nguyên phân ) như mô liên kết có các nguyên bào sợi ----> tb sợi và các sợi collagen, ..., ở mô ống sinh tinh có tinh nguyên bào ----> tinh trùng, buồng trứng có nang trứng nguyên thuỷ ----> noãn hoàng,....
- điều này có nghĩa là cơ thể người tồn tại 2 loại tb là tb biệt hoá thấp có chức năng thay thế và tb đã biệt hoá hoăc biệt hoá cao để thực hiện chức năng ko còn khả năng nguyên phân
- ở mô thần kinh quá trình biệt hoá bắt đầy từ những nguyên bào thần kinh ( chỉ tồn tại ở quá trình phôi thai và vài năm đầu sau sinh) sau đó sẽ nhanh chóng phân chia và biệt hoá toàn bộ thành các nơron tk, các tb thần kinh đệm,... vì vậy mà các nơron tk ko còn khả năng phân chia nữa
- ko phải tb nào có nhân là có khả năng phân chia mà phụ thuộc vào độ biệt hoá của chúng ( do gen kiểm soát theo từng giai đoạn) vd các tb thần kinh, tb cơ, các tb gai ở da, tb trụ tiết nhầy ở ống tiêu hoá,... đều có nhân nhưng ko còn khả năng phân chia nữa.