Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?

Câu 1: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên ?
Câu 2: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 ?
Câu 3: Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp ?
Câu 4: Những hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam ?
Câu 5: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì ?
Câu 6: Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất ?
Câu 7: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã rơi vào tay Pháp như thế nào ?
10 trả lời
Hỏi chi tiết
2.865
3
0
$$$$$$
26/02/2019 15:31:17
Câu 1: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:
- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:
+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.
+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.
+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.
⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .
- Pháp không thể trực tiếp đánh vào cửa biển Thuận An ở Huế, vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến không thể ra vào dễ dàng, thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng.
- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn,… hoạt động ở đây từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
$$$$$$
26/02/2019 15:32:05
Câu 2:
NHẬN XÉT: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 đã:
- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.
- Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.
⟹ Đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.
1
0
$$$$$$
26/02/2019 15:33:00
Câu 3: Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược:
* Chính trị:
- Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
- Chế độ phong kiến đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
- Quân sự: lạc hậu.
- Đối ngoại: có những chính sách sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: sa sút.
+ Công cuộc khai hoang vẫn được tiến hành, nhưng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào.
+ Nhà nước không quan tâm đến trị thủy.
+ Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
- Công thương nghiệp: đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
* Xã hội:
- Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến.
- Nông dân đứng lên khởi nghĩa, chống triều đình ở khắp nơi.
1
0
$$$$$$
26/02/2019 15:33:57
Câu 4: - Đến giữa thế kỉ XIX, nước Pháp phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, càng ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực châu Á.
- Thực dân Pháp đã có những hành động như:
+ Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta và cho sứ thần tới Huế đòi được “tự do buôn bán và truyền đạo”.
+ Tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương để cùng Anh - Mĩ xâm lược Trung Quốc và ra lệnh cho Phó Đô đốc Ri-gôn đơ Giơ-nui-y chỉ huy hạm đội Pháp đánh Việt Nam ngay sau khi chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc).
1
1
$$$$$$
26/02/2019 15:33:58
Câu 4: - Đến giữa thế kỉ XIX, nước Pháp phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, càng ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực châu Á.
- Thực dân Pháp đã có những hành động như:
+ Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta và cho sứ thần tới Huế đòi được “tự do buôn bán và truyền đạo”.
+ Tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương để cùng Anh - Mĩ xâm lược Trung Quốc và ra lệnh cho Phó Đô đốc Ri-gôn đơ Giơ-nui-y chỉ huy hạm đội Pháp đánh Việt Nam ngay sau khi chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc).
1
0
$$$$$$
26/02/2019 15:34:39
Câu 7: - Sau khi chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì, Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng.
- Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm các điều đã cam kết trong Hiệp ước 1862, yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng quyền kiểm soát cả ba tỉnh miền Tây Nam. Trước yêu cầu này, triều đình vô cùng lung túng.
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, ngày 20-6- 1867, Pháp ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long không điều kiện. Chúng còn khuyên ông viết thư cho quan quân hai tỉnh An Giang và Hà Tiên hạ vũ khí nộp thành.
- Trong vòng 5 ngày (từ 20 đến 24-6-1867), Pháp chiếm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên không tốn một viên đạn.
1
0
$$$$$$
26/02/2019 15:35:10
Câu 6: Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:
- Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình Huế chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
1
0
$$$$$$
26/02/2019 15:35:10
Câu 6: Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:
- Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình Huế chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
1
0
$$$$$$
26/02/2019 15:36:04
Câu 5: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là:
- Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn của Việt Nam, chiếm được gia định quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn.
- Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng:
+ Xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Cam-pu-chia một cách dễ dàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp.
- Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
1
0
$$$$$$
26/02/2019 21:50:52
( AD duyệt giùm em với ạ)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 11 mới nhất
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư