1,Trong đời sống, lao động học tập, ông cha ta – những thế hệ đi trước đã có
những kinh nghiệm, những đúc kết lâu đời mà nó đã được khẳng định, liên hệ với
thực tế qua nhiều thế hệ. Những đúc kết, kinh nghiệm đó đã được thể hiện dưới
những câu nói hằng ngày, mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo
của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những
câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ
biến trong nhân gian. Đó là “kho báu văn học dân gian: Tục ngữ”, giúp chúng ta
vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như
lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn,
hợp lí nhất.
=> Tục ngữ dễ thuộc dễ nhớ
2,: "Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy.
Cơn đằng Tây vừa cày vừa ăn".
(Ý nói trời động mưa đằng Đông sẽ đến rất nhanh và to, còn trời động mưa phía Tây thì ít khi xảy ra mưa lớn".)Theo kinh nghiệm dân gian thì có cơn mưa đằng đông thì trời mưa ngay, còn cơn mưa đằng tây thì không mưa hoặc mưa ít - không phải chạy làm gì cho mệt.