Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là khởi ngữ? Tại sao gọi là thành phần biệt lập của câu?


9 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10.229
10
5
Nguyễn Trần Thành ...
29/03/2018 11:27:05

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
1
Nguyễn Trần Thành ...
29/03/2018 11:37:38
2
2
Nguyễn Trần Thành ...
29/03/2018 11:40:04
Câu 4 phần Tiếng Việt:
3
3
6
7
Nguyễn Mai
29/03/2018 14:05:00
II phần tiếng việt
1, khái niệm khởi ngữ là thành phần thường đứng trước chủ ngữ của câu, thường nêu rõ vấn đề được nói đến trong câu.Đứng trước khởi ngữ thông thường sẽ có một số từ như đối với, về…
Ví dụ về khởi ngữ
– Về các môn tự nhiên, Nam là người học rất giỏi.
“Về các môn tự nhiên” là khởi ngữ, Nam là chủ ngữ.
– Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.
“Đối với chúng tôi” là khởi ngữ.
1
4
Nguyễn Mai
29/03/2018 14:08:51
câu 2 phần tiếng việt
gọi là thành phần biệt lập của câu vì chúng không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
Có 2 thành phần biệt lập
1. Thành phần tình thái
a) Những từ ngữ in đậm trong các câu sau (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) thể hiện điều gì?
(1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
(2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
Gợi ý: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu.
- (1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).
- (2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từ chắc.
b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm (thành phần tình thái) trong những câu trên và cho biết nội dung cơ bản của câu có thay đổi không. Vì sao?
Gợi ý: Thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.
2. Thành phần cảm thán
a) Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
(1) , sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân, Làng)
(2) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Gợi ý: Các từ ngữ , Trời ơi trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.
b) Căn cứ vào những từ ngữ nào trong câu để chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu hoặc trời ơi?
Gợi ý: Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên trời ơi.
0
5
Nguyễn Mai
29/03/2018 14:12:09
Câu 3 phần tiếng việt
Khái niệm:
Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.( Nghĩa tường minh còn gọi là hiển ngôn ).
Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. ( Nghĩa hàm ý còn gọi là hàm ngôn hoặc hàm ẩn )

Ví dụ
Vd1: “cháy nhà ra mặt chuột” / “cháy nhà lòi mặt chuột”
Nghĩa tường minh ( nghĩa đen): cháy nhà, chuột sợ phải chạy ra nên “lòi mặt chuột” .
Nghĩa hàm ẩn ( nghĩa bóng): Khi có hoạn nạn thì mới biết bản chất thật của con người.

Vd2: “dã tràng xe cát”
Nghĩa tường minh: hình ảnh con dã tràng xe cát
Nghĩa hàm ẩn: nhọc công mưu cầu việc gì mà cuối cùng nhọc công vô ích.

vd3: 1 cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nghĩa ẩn tức là đoàn kết tạo nên sức mạnh…

1
4
Nguyễn Mai
29/03/2018 14:15:11
Câu 4 phần tiếng việt
để sử dụng hàm ý, cần chú ý tới 2 điều kiện sau:
- Người nói (người viết) có chủ ý đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (người đọc) có thể giải đoán (hiểu được) hàm ý.
0
2
Nguyễn Mai
29/03/2018 14:24:48
Câu 5 phần tiếng việt
Các đoạn văn trong một đoạn văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. – Về nội dung:
+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ dề của đoạn văn (liên kết chủ đề).
+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lôgic).
– Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ);
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng);
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế);
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×