1. Sống trong xã hội, con người luôn phải giao tiếp và ứng xử với nhau. Vì vậy ta cần thận trọng khi dùng lời ăn tiếng nói để giao tiếp. Ca dao có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Đây là một bài học dạy ta về cách đối nhân xử thế.
Như chúng ta cũng biết thì giữa con người với nhau luôn có những mối quan hệ, mỗi mối quan hệ khác nhau thì có những cách giao tiếp và trao đổi khác nhau nhưng dù trong mối quan hệ nào thì khi trao đổi, giao tiếp với nhau ta cũng nên dùng những lời lẽ ôn hòa, lịch sự để cho người nghe được hài lòng vừa ý. Hay nói cách khác là ta phải nói năng lễ phép, hòa nhã để tạo tình đoàn kết, thân ái khi giao tiếp.
Câu 2:
- Giữ chữ tín:
Là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biêdt trọng lời hứa và biết tin tưởng.
- Ý nghĩa:
+ Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.
+ Giúp mọi người đoàn kết hơn.
- Cách rèn luyện:
+ Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.
+ Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn.
- Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về việc giữ chữ tín:
+ Người sao một hẹn thì nên
Người sao chính hẹn thì quên cả mười.
+ Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
+ "Người trung thực thường lấy đạo trung tín làm chữ".
Câu 3:
- Liêm khiết:
Là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỉ.
- Ý nghĩa:
Giúp con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy từ mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
- Ví dụ:
+ Nhiệt tình giuúp đỡ mọi người mà không tính toán, vụ lợi.
+ Đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử.
- Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về liêm khiết:
+ Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư.
+ Chết đứng còn hơn sống quỳ.
+ Giấy rách phải giữ lấy lề.
+ Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
+ Ban ngày quan lớn như thần
Ban đêm quan lớn tần mần như ma.
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Cây ngay không sợ chết đứng.
+ Trăm năm bia đá thì còn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.