LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh cây nho

2 trả lời
Hỏi chi tiết
5.143
8
6
ლMÈOლ>-<Gấu trúc>-<
12/09/2018 20:06:39

Cây nho có nguồn gốc từ các nước Âu- Mỹ xa xôi đã bén rễ rồi duyên nợ với vùng đất Phan Rang hơn nửa thế kỷ qua. Những vườn nho trĩu quả, dòng sông Dinh tha thiết ân tình, bóng dáng Tháp Chàm cổ kính, vịnh Vĩnh Hy, biển Ninh Chử… là những hình tượng đặc trưng của Ninh Thuận được nhiều người cầm bút khai thác gởi gắm tình cảm về miền đất nắng gió tràn đầy yêu thương. Nho Phan Rang- vị ngọt quê nhà xuất hiện khá dày trong nhiều tác phẩm thi ca.
Cây nho "bén rễ" cho những mùa trái ngọt trên vùng đất Ninh Thuận.
Mỗi người có một cách nói rất riêng về sắc màu, hương vị độc đáo của cây nho nhưng đều quy về nỗi nhớ mong với khát vọng sống và viết hết lòng cho quê hương. Chuẩn bị chào đón Lễ hội Nho và Vang Quốc tế- Ninh Thuận 2014, tác giả Thái Sơn Ngọc đã viết:

“Ơi, thành phố Phan Rang
Nồng nàn hương nho vang.
Ngất ngây hồn lữ khách
Bờ biển xanh nắng vàng.”

(Hội Nho vang)

Tác giả Lương Sơn có cách so sánh rất duyên dáng, chùm nho chín đỏ như mặt trời nho nhỏ thắp lên niềm vui tươi đẹp cho cuộc sống:

“Đong đưa đong đưa
Chùm nho chín đỏ
Mặt trời nho nhỏ
Thắp lên niềm vui.”

(Mặt trời chín đỏ)

Tác giả Hữu Lợi có lời mời gọi bè bạn gần xa qua miền Trung nhớ ghé về thăm Ninh Thuận, mảnh đất thiếu mưa thừa nắng đã nuôi lớn loài cây cho hương thơm vị ngọt gởi nhớ khắp trăm miền:

“Qua miền Trung, bạn ghé về Ninh Thuận
Nơi có những vườn nho mọng ngọt
Tình quê tôi gởi khắp mọi miền”

(Ninh Thuận quê tôi)

Tác giả Minh Châu có cách viết dung dị đã liên tưởng chùm nho chín mọng như môi thơm cô gái đang độ xuân thì, cách so sánh khá thi vị làm xao xuyến lòng người:

”Nhớ chùm nho quả mọng
Như môi gái xuân thì
Níu lòng bao du khách
Đến rồi chẳng muốn đi”

(Nhớ Phan Rang)

Với Kiều Đình Minh, tuy vùng đất nắng gió quê mình không có mùa đông nhưng cái nắng và gió dư dã đã làm cho hoa trái Phan Rang trở nên ngọt ngào hơn. Để rồi đôi khi đi tận phương trời nào, ta vẫn da diết nhớ quê:

“Không có mùa đông hoa trái ngọt ngào hơn
Cây tỏi, cây hành cũng cay nồng sắc lửa
Quả mận chín hồng, chùm nho mọng đỏ
Cứ đong đưa mời mọc mắt ta nhìn”

(Thị xã mình không có mùa đông)

Lê Tấn Nghĩa có cái nhìn phơi phới về những vườn nho chín đỏ căng đầy nhịp sống mùa xuân tuổi hai mươi:

“Em đã có mùa xuân hai mươi
Vườn nho chín đỏ gió reo vui
Em giấu tình ai trong mắt thắm
Tròn căng nhựa sống nhịp xuân tươi”

(Phan Rang chiều vào xuân)

Tác giả Ánh Hồng cảm thông chia sẻ sâu sắc với những người nông dân lam lũ một nắng hai sương trên cánh đồng dâng cho đời mùa trái ngọt đưa hương:

“Vườn nho chín mọng đưa hương
Mồ hôi em lẫn giọt sương cuối mùa”

(Quê em)

Vi Thị Phan có cảm nhận trong trẻo ân tình khi viết về cánh đồng nho Phan Rang. Chị đã có những nét chấm phá khá duyên dáng tạo thành bức tranh quê tươi thắm sắc màu:

“Hàng hàng nụ cười lung linh trong nắng
Đỏ màu môi em chín mọng trĩu cành
Đen màu mắt em rợp giàn sai quả
Nho vào mùa, tít tắp một màu xanh”

(Phan Rang)

Một vài trích dẫn nêu trên của chúng tôi mang tính khơi gợi giữa rất nhiều bài thơ viết về nho Phan Rang. Nắng sớm tháng bảy lung linh trên những vườn nho căng đầy trái ngọt. Những người nông dân vẫn cần mẫn một nắng hai sương với ước vọng làm nên mùa vàng no ấm. Viết về nho Phan Rang là đề tài văn học luôn mới mẻ đầy sức hấp dẫn đối với những người cầm bút. Lễ hội Nho và Vang Quốc tế- Ninh Thuận 2014 đang đến rất gần tạo tâm lý phấn khởi cho văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm mới đặc sắc về cây nho quê hương.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
10
mai đức minh
12/09/2018 20:11:41

Cây nho có nguồn gốc từ các nước Âu- Mỹ xa xôi đã bén rễ rồi duyên nợ với vùng đất Phan Rang hơn nửa thế kỷ qua. Những vườn nho trĩu quả, dòng sông Dinh tha thiết ân tình, bóng dáng Tháp Chàm cổ kính, vịnh Vĩnh Hy, biển Ninh Chử… là những hình tượng đặc trưng của Ninh Thuận được nhiều người cầm bút khai thác gởi gắm tình cảm về miền đất nắng gió tràn đầy yêu thương. Nho Phan Rang- vị ngọt quê nhà xuất hiện khá dày trong nhiều tác phẩm thi ca.
Cây nho "bén rễ" cho những mùa trái ngọt trên vùng đất Ninh Thuận.
Mỗi người có một cách nói rất riêng về sắc màu, hương vị độc đáo của cây nho nhưng đều quy về nỗi nhớ mong với khát vọng sống và viết hết lòng cho quê hương. Chuẩn bị chào đón Lễ hội Nho và Vang Quốc tế- Ninh Thuận 2014, tác giả Thái Sơn Ngọc đã viết:

“Ơi, thành phố Phan Rang
Nồng nàn hương nho vang.
Ngất ngây hồn lữ khách
Bờ biển xanh nắng vàng.”

(Hội Nho vang)

Tác giả Lương Sơn có cách so sánh rất duyên dáng, chùm nho chín đỏ như mặt trời nho nhỏ thắp lên niềm vui tươi đẹp cho cuộc sống:

“Đong đưa đong đưa
Chùm nho chín đỏ
Mặt trời nho nhỏ
Thắp lên niềm vui.”

(Mặt trời chín đỏ)

Tác giả Hữu Lợi có lời mời gọi bè bạn gần xa qua miền Trung nhớ ghé về thăm Ninh Thuận, mảnh đất thiếu mưa thừa nắng đã nuôi lớn loài cây cho hương thơm vị ngọt gởi nhớ khắp trăm miền:

“Qua miền Trung, bạn ghé về Ninh Thuận
Nơi có những vườn nho mọng ngọt
Tình quê tôi gởi khắp mọi miền”

(Ninh Thuận quê tôi)

Tác giả Minh Châu có cách viết dung dị đã liên tưởng chùm nho chín mọng như môi thơm cô gái đang độ xuân thì, cách so sánh khá thi vị làm xao xuyến lòng người:

”Nhớ chùm nho quả mọng
Như môi gái xuân thì
Níu lòng bao du khách
Đến rồi chẳng muốn đi”

(Nhớ Phan Rang)

Với Kiều Đình Minh, tuy vùng đất nắng gió quê mình không có mùa đông nhưng cái nắng và gió dư dã đã làm cho hoa trái Phan Rang trở nên ngọt ngào hơn. Để rồi đôi khi đi tận phương trời nào, ta vẫn da diết nhớ quê:

“Không có mùa đông hoa trái ngọt ngào hơn
Cây tỏi, cây hành cũng cay nồng sắc lửa
Quả mận chín hồng, chùm nho mọng đỏ
Cứ đong đưa mời mọc mắt ta nhìn”

(Thị xã mình không có mùa đông)

Lê Tấn Nghĩa có cái nhìn phơi phới về những vườn nho chín đỏ căng đầy nhịp sống mùa xuân tuổi hai mươi:

“Em đã có mùa xuân hai mươi
Vườn nho chín đỏ gió reo vui
Em giấu tình ai trong mắt thắm
Tròn căng nhựa sống nhịp xuân tươi”

(Phan Rang chiều vào xuân)

Tác giả Ánh Hồng cảm thông chia sẻ sâu sắc với những người nông dân lam lũ một nắng hai sương trên cánh đồng dâng cho đời mùa trái ngọt đưa hương:

“Vườn nho chín mọng đưa hương
Mồ hôi em lẫn giọt sương cuối mùa”

(Quê em)

Vi Thị Phan có cảm nhận trong trẻo ân tình khi viết về cánh đồng nho Phan Rang. Chị đã có những nét chấm phá khá duyên dáng tạo thành bức tranh quê tươi thắm sắc màu:

“Hàng hàng nụ cười lung linh trong nắng
Đỏ màu môi em chín mọng trĩu cành
Đen màu mắt em rợp giàn sai quả
Nho vào mùa, tít tắp một màu xanh”

(Phan Rang)

Một vài trích dẫn nêu trên của chúng tôi mang tính khơi gợi giữa rất nhiều bài thơ viết về nho Phan Rang. Nắng sớm tháng bảy lung linh trên những vườn nho căng đầy trái ngọt. Những người nông dân vẫn cần mẫn một nắng hai sương với ước vọng làm nên mùa vàng no ấm. Viết về nho Phan Rang là đề tài văn học luôn mới mẻ đầy sức hấp dẫn đối với những người cầm bút. Lễ hội Nho và Vang Quốc tế- Ninh Thuận 2014 đang đến rất gần tạo tâm lý phấn khởi cho văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm mới đặc sắc về cây nho quê hương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư