Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh di tích lịch sử nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.296
0
3
Nguyễn Trần Thành ...
23/02/2017 14:19:04
Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là ngôi nhà gỗ 3 gian, 2 chái nằm giữa một khu vườn nhiều cây xanh. Một cảm giác yên bình, ấm áp níu giữ bước chân người. 5 cuốn sổ lưu bút khổ 30 x 45 dày khoảng 100 mm chật cứng những dòng chữ chứa chan tình cảm kính yêu, trân trọng của đồng bào, chiến sĩ khắp cả nước.

Ngôi nhà nhỏ, bên bờ sông Kiến Giang thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình từ nhiều năm nay đã trở thành một địa chỉ vô cùng gần gũi và thân thiết với đồng bào, chiến sỹ cả nước.

Trong ngôi nhà ấy, có 3 thế hệ đã hy sinh quên mình cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đó cũng là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời và có những kỷ niệm tuổi thơ. Đại tướng từng nói: “Quê hương, gia đình chính là nơi hun đúc ý chí, nhân cách và quyết định con đường đi của tôi”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Nguyễn Trần Thành ...
23/02/2017 14:19:29
Từ khi còn sống, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là thần tượng là anh hùng của biết bao người, đến khi Ông không còn, những dấu ấn về Ông trở thành kỷ niệm vô giá mà nhiều người trân trọng giữ lại như món quà quý không gì thay thế được, dẫu là những kỷ niệm giản dị và rất đỗi mộc mạc chân thành. Có dịp đi tour du lịch Quảng Bình, ghé lại thăm Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mọi kỷ niệm giản dị nhưng quý giá về Ông lại như những thước phim sống động ùa về gần gũi.

Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những điểm tham quan du lịch Quảng Bình, hiện rất hiếm du khách nào bỏ qua khi có dịp đặt chân đến tỉnh này. Thuộc làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình, Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một điểm tham quan, mà còn là một bảo tàng quý lưu giữ hiện vật lẫn giá trị tinh thần của một đại tướng của lòng dân. Nhà lưu niệm là căn nhà cấp 4, 3 gian, xây dựng lại trên nền ngôi nhà cổ cả 100 năm tuổi của nhà Đại tướng. Với chất liệu gỗ ở chính quê hương Lệ Thủy, căn nhà như ấm áp và thấm đẫm cái tình hơn, cái tình của quê hương với Đại tướng và cái tình của chính Ông với mảnh đất này. Điều ấy đã thổi hồn cho không gian Nhà lưu niệm, một giá trị đáng trân quý, mà không có gì có thể thay thế hay làm đổi khác và mọi du khách xa gần ngưỡng vọng Ông khi đến thăm đều có thể cảm nhận được. Trong căn nhà đơn sơ, các vật dụng trong nhà cũng rất đơn sơ từ bàn ghế, chiếc giường chiếu cói đến bàn thờ, di ảnh,…đều thể hiện tính cách và tư tưởng sống rất giản dị của Đại tướng. Những hiện vật và hình ảnh này, khiến cho du khách không khỏi bồi hồi xúc động, về một anh hùng quân sự thời chiến và một tấm gương sáng của Đại tướng trong cuộc sống đời thường.

Có thể nói, Quảng Bình là vùng đất lưu giữ rất nhiều điều thiên về lịch sử. Âm hưởng lịch sử này nhuộm đầy các góc quê, những mảnh đất, con sông, những nếp nhà và cả phong cách sống rất bình dị của con người. Thăm Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, du khách không chỉ nhớ đến Ông, nhớ về tinh thần sống đầy gương mẫu và rất cương nghị của ông, mà cảnh vật ở đây như thêm hun đúc nơi mọi người lòng yêu kính, tấm gương để noi theo về một tinh thần cương trực, một cuộc sống giản dị, một cuộc đời thật khiêm tốn cho đến khắc cuối cùng.
3
1
Nguyễn Trần Thành ...
23/02/2017 14:20:57
Ngôi nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xây dựng bằng gỗ 3 gian, 2 chái nằm giữa một khu vườn nhiều cây xanh. Khi ở đây, bạn sẽ có cảm giác yên bình, ấm áp tựa quê hương của chính bạn. Với 5 cuốn sổ lưu bút khổ 30 x 45 dày khoảng 100 mm chật cứng những dòng chữ chứa chan tình cảm kính yêu, trân trọng của đồng bào, chiến sĩ khắp cả nước.

Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ là ngôi nhà nhỏ, bên bờ sông Kiến Giang thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình từ nhiều năm nay đã trở thành một địa chỉ vô cùng gần gũi và thân thiết với đồng bào, chiến sỹ cả nước.

Lúc làm nhà, địa phương muốn dùng gỗ lim để xây dựng nhưng Đại tướng kiên quyết không đồng ý vì theo Người làm thế sẽ trở thành tiền lệ cho mọi người phá rừng. Và ngôi nhà được làm bằng gỗ vườn. Nhà được lợp mái đơn sơ, dưới mái lợp thêm chái tranh làm cửa chống lên che mưa, che nắng. 

Trong ngôi nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có 3 thế hệ đã hy sinh quên mình cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đó cũng là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời và tuổi thơ gắn với nhiều kỷ niệm nơi đây. Đại tướng từng nói: "Quê hương, gia đình chính là nơi hun đúc ý chí, nhân cách và quyết định con đường đi của tôi"

Gian chính giữa của ngôi nhà đặt bàn thờ tổ tiên, treo di ảnh hai cụ thân sinh của Đại tướng. Phía ngoài đặt chiếc bàn tiếp khách đơn sơ và gian bên cạnh là phòng ngủ có chiếc giường trải chiếu cói. Xung quanh kèo nhà treo một số ảnh Đại tướng chụp chung với Bác Hồ và với nhiều chiến sĩ. Những vật dụng ở vùng lúa Lệ Thuỷ như cày, bừa, cuốc, xẻng, chum, vại... được sắp đặt ngăn nắp.

Phía sau nhà Đại tướng có cây khế ngọt trĩu quả đã hơn 100 năm tuổi. Và cũng nhờ cây khế cổ thụ này mới xác định được vị trí chính xác để phục dựng ngôi nhà Đại tướng trên nền đất cũ.
1
1
Nguyễn Trần Thành ...
23/02/2017 14:21:57
Ngày 21/5, tại hội nghị bàn và thống nhất các nội dung của Dự án đầu tư xây dựng Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa, đại diện Ban Quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa, chủ đầu tư dự án cho biết Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xây dựng tại đồi Pụ Đồn, thuộc thôn Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa.

Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Lễ phong quân hàm Đại tướng, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1948.

Công trình gồm các hạng mục Nhà lưu niệm (kiểu nhà sàn truyền thống), khung bêtông cốt thép và các hạng mục phụ trợ khác. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, gồm: giai đoạn xây dựng Nhà lưu niệm và giai đoạn xây dựng bia tôn vinh sự kiện, phục hồi tôn tạo cảnh quan.

Ý kiến của đại biểu tại hội nghị nhất trí cho rằng việc xây dựng Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa sẽ làm sâu sắc hơn nội dung và ý nghĩa lịch sử của di tích tại đồi Pụ Đồn nói riêng và toàn Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nói chung.

Đồng thời, tôn vinh những công lao to lớn cho sự nghiệp cách mạng dân tộc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau.

Tại hội nghị, tỉnh Thái Nguyên yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị tư vấn nghiên cứu lại mặt bằng, xác định rõ vị trí xây dựng công trình trên cơ sở không di chuyển các hộ dân trong vùng Dự án để phát triển du lịch cộng đồng.

Tỉnh cũng đề nghị Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng chi tiết đề cương trưng bày tại Nhà lưu niệm, trong đó quan tâm đến việc sưu tầm hiện vật về Đại tướng; bổ sung phương án khai thác sử dụng công trình sau khi hoàn thành, nên phát huy sự tham gia của người dân địa phương; xác định rõ khung thời gian khởi công và khánh thành trong điều kiện thực tế…

Đặc biệt, theo ý kiến của gia đình Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, việc xây dựng Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải thực sự tiết kiệm, đơn giản và nhất thiết phải gần với đồng bào như phong cách sống của Đại tướng trước đây.
1
1
Nguyễn Trần Thành ...
23/02/2017 14:22:51
Dịp sinh nhật lần thứ 102 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dọc các đường làng ở quê nhà Đại tướng, người dân Lệ Thuỷ (Quảng Bình) đang tất bật chuẩn bị cho sự kiện lễ hội đua thuyền truyền thống mừng Quốc khánh 2/9 và sinh nhật ông.

Con đường làng vào nhà lưu niệm Đại tướng ở làng An Xá (Lộc Thủy, Lệ Thủy) được người làng thường xuyên quét dọn sạch sẽ, tinh tươm. Tự hào về người con quê hương, có lẽ mỗi người dân An Xá đều mong muốn được làm một việc gì đó để biết ơn Đại tướng.

Ngôi nhà cấp 4, với 3 gian nếp xưa nằm nép mình dưới những tán cây xanh. Hơn 30 năm qua, ngày ngày ông Võ Đại Hàm (người gọi Đại tướng bằng ông thúc bá) vẫn đều đặn thức khuya, dậy sớm nâng niu từng kỷ vật dưới ngôi nhà này. Bộ bàn ghế, chiếc giường, những bức ảnh… sau hàng chục năm vẫn vẹn nguyên bởi bàn tay chăm sóc tỉ mẩn của ông Hàm.

Bên chiếc bàn đơn sơ ở nhà lưu niệm, ông Hàm kể: “Năm 1947, giặc Pháp đốt cháy trụi ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của gia đình Đại tướng. Năm 1977, ngôi nhà này được gia đình Đại tướng và chính quyền địa phương phục dựng nguyên trạng trên nền đất cũ. Lúc đầu, địa phương có ý kiến xây dựng ngôi nhà khang trang nhưng gia đình không đồng ý. Sau đó, ngôi nhà gỗ 3 gian, 2 chái, lợp ngói theo nếp nhà truyền thống của vùng quê lúa Lệ Thủy kiểu xưa được phục dựng”.

Lúc làm nhà, địa phương muốn dùng gỗ lim nhưng Đại tướng kiên quyết không đồng ý vì theo ông làm thế sẽ trở thành tiền lệ cho mọi người phá rừng. Và ngôi nhà được làm bằng gỗ vườn trồng ở Lệ Thuỷ. Nhà được lợp mái đơn sơ, dưới mái lợp thêm chái tranh làm cửa chống lên che mưa, che nắng.

Gian chính giữa nhà đặt bàn thờ tổ tiên, treo di ảnh hai cụ thân sinh của Đại tướng. Phía ngoài đặt chiếc bàn tiếp khách đơn sơ và gian bên cạnh là phòng ngủ có chiếc giường trải chiếu cói. Xung quanh kèo nhà treo một số ảnh Đại tướng chụp chung với Bác Hồ và ảnh Đại tướng chụp chung với nhiều chiến sĩ. Những vật dụng ở vùng lúa Lệ Thuỷ như cày, bừa, cuốc, xẻng, chum, vại… được sắp đặt ngăn nắp.

Phía sau nhà Đại tướng có cây khế ngọt trĩu quả đã hơn 100 năm tuổi. Nhờ cây khế cổ thụ này mới xác định được vị trí chính xác để phục dựng ngôi nhà Đại tướng trên nền đất cũ.

​Con đường làng vào nhà lưu niệm Đại tướng ở làng An Xá (Lộc Thủy, Lệ Thủy) được người làng thường xuyên quét dọn sạch sẽ, tinh tươm. Tự hào về người con quê hương, có lẽ mỗi người dân An Xá đều mong muốn được làm một việc gì đó để biết ơn Đại tướng.

Ngôi nhà cấp 4, với 3 gian nếp xưa nằm nép mình dưới những tán cây xanh. Hơn 30 năm qua, ngày ngày ông Võ Đại Hàm (người gọi Đại tướng bằng ông thúc bá) vẫn đều đặn thức khuya, dậy sớm nâng niu từng kỷ vật dưới ngôi nhà này. Bộ bàn ghế, chiếc giường, những bức ảnh… sau hàng chục năm vẫn vẹn nguyên bởi bàn tay chăm sóc tỉ mẩn của ông Hàm.

Bên chiếc bàn đơn sơ ở nhà lưu niệm, ông Hàm kể: “Năm 1947, giặc Pháp đốt cháy trụi ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của gia đình Đại tướng. Năm 1977, ngôi nhà này được gia đình Đại tướng và chính quyền địa phương phục dựng nguyên trạng trên nền đất cũ. Lúc đầu, địa phương có ý kiến xây dựng ngôi nhà khang trang nhưng gia đình không đồng ý. Sau đó, ngôi nhà gỗ 3 gian, 2 chái, lợp ngói theo nếp nhà truyền thống của vùng quê lúa Lệ Thủy kiểu xưa được phục dựng”.

Lúc làm nhà, địa phương muốn dùng gỗ lim nhưng Đại tướng kiên quyết không đồng ý vì theo ông làm thế sẽ trở thành tiền lệ cho mọi người phá rừng. Và ngôi nhà được làm bằng gỗ vườn trồng ở Lệ Thuỷ. Nhà được lợp mái đơn sơ, dưới mái lợp thêm chái tranh làm cửa chống lên che mưa, che nắng.

Gian chính giữa nhà đặt bàn thờ tổ tiên, treo di ảnh hai cụ thân sinh của Đại tướng. Phía ngoài đặt chiếc bàn tiếp khách đơn sơ và gian bên cạnh là phòng ngủ có chiếc giường trải chiếu cói. Xung quanh kèo nhà treo một số ảnh Đại tướng chụp chung với Bác Hồ và ảnh Đại tướng chụp chung với nhiều chiến sĩ. Những vật dụng ở vùng lúa Lệ Thuỷ như cày, bừa, cuốc, xẻng, chum, vại… được sắp đặt ngăn nắp.

Phía sau nhà Đại tướng có cây khế ngọt trĩu quả đã hơn 100 năm tuổi. Nhờ cây khế cổ thụ này mới xác định được vị trí chính xác để phục dựng ngôi nhà Đại tướng trên nền đất cũ.

2
1
Thiênn Dii
23/02/2017 21:57:03
Từ khi còn sống, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là thần tượng là anh hùng của biết bao người, đến khi Ông không còn, những dấu ấn về Ông trở thành kỷ niệm vô giá mà nhiều người trân trọng giữ lại như món quà quý không gì thay thế được, dẫu là những kỷ niệm giản dị và rất đỗi mộc mạc chân thành. Có dịp đi tour du lịch Quảng Bình, ghé lại thăm Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mọi kỷ niệm giản dị nhưng quý giá về Ông lại như những thước phim sống động ùa về gần gũi.

Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những điểm tham quan du lịch Quảng Bình, hiện rất hiếm du khách nào bỏ qua khi có dịp đặt chân đến tỉnh này. Thuộc làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình, Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một điểm tham quan, mà còn là một bảo tàng quý lưu giữ hiện vật lẫn giá trị tinh thần của một đại tướng của lòng dân. Nhà lưu niệm là căn nhà cấp 4, 3 gian, xây dựng lại trên nền ngôi nhà cổ cả 100 năm tuổi của nhà Đại tướng. Với chất liệu gỗ ở chính quê hương Lệ Thủy, căn nhà như ấm áp và thấm đẫm cái tình hơn, cái tình của quê hương với Đại tướng và cái tình của chính Ông với mảnh đất này. Điều ấy đã thổi hồn cho không gian Nhà lưu niệm, một giá trị đáng trân quý, mà không có gì có thể thay thế hay làm đổi khác và mọi du khách xa gần ngưỡng vọng Ông khi đến thăm đều có thể cảm nhận được. Trong căn nhà đơn sơ, các vật dụng trong nhà cũng rất đơn sơ từ bàn ghế, chiếc giường chiếu cói đến bàn thờ, di ảnh,…đều thể hiện tính cách và tư tưởng sống rất giản dị của Đại tướng. Những hiện vật và hình ảnh này, khiến cho du khách không khỏi bồi hồi xúc động, về một anh hùng quân sự thời chiến và một tấm gương sáng của Đại tướng trong cuộc sống đời thường.

Có thể nói, Quảng Bình là vùng đất lưu giữ rất nhiều điều thiên về lịch sử. Âm hưởng lịch sử này nhuộm đầy các góc quê, những mảnh đất, con sông, những nếp nhà và cả phong cách sống rất bình dị của con người. Thăm Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, du khách không chỉ nhớ đến Ông, nhớ về tinh thần sống đầy gương mẫu và rất cương nghị của ông, mà cảnh vật ở đây như thêm hun đúc nơi mọi người lòng yêu kính, tấm gương để noi theo về một tinh thần cương trực, một cuộc sống giản dị, một cuộc đời thật khiêm tốn cho đến khắc cuối cùng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×