Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
25/12/2017 20:36:25

Thuyết minh về đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.456
4
3
Trà Đặng
25/12/2017 20:37:18
Nhắc đến Nguyên Hồng là ta không khỏi nhắc đến một giọng văn chứa chan bao cảm xúc, nỗi đắng cay, khổ cực của một tuổi thơ khát khao tình mẹ. Nỗi buồn đó như được Nguyên Hồng in khắc sâu đậm vào cuốn hồi kí "Những ngày thơ ấu". Tác phẩm gồm có 9 chương và đoạn trích "Trong lòng mẹ" nằm ở chương IV. Đoạn trích kể về những ngày đơn độc của bé Hồng trong những ngày xa mẹ. Bé Hồng được sinh ra trong 1 gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết dần chết mòn bên đèn thuốc, người mẹ quá túng quẫn phải đi tha phương cầu thực, bỏ mặc cậu với bà cô cay nghiệt, luôn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Nhưng càng như vậy, nỗi nhớ mẹ và khát khao được gặp mẹ lại càng cháy bỏng trong tâm hồn non nớt của cậu bé. Hồng càng thương mẹ, tin tưởng vào mẹ hơn. Giữa bao cái cay nghiệt quá lớn đối với 1 đứa trẻ, tác giả đã giúp bạn đọc nhận ra 1 sự thật tự nhiên: Mẹ chỉ có một trên đời, tình mẹ con trong lòng bé Hồng là 1 mối giao cảm bền chặt không thể nào chia cắt. Chỉ qua 1 đoạn trích ngắn nhưng bạn đọc không thể không xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt ấy. Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng, đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng. Đó là bài ca về tình mẫu tử. .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
25/12/2017 20:37:20

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".


3
0
Linh's Chồn's
25/12/2017 20:42:15

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em"

2
0
Linh's Chồn's
25/12/2017 20:44:44
Mỗi lần ngồi lật dở và đọc từng trang “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng tôi không đọc bằng mắt nữa mà để cho trái tim tự đọc, tự cảm nhận và tự rung động. Văn của ông rất sâu, rất sắc bởi nó cứa vào lòng người niềm thương cảm chân thành nhất. Đoạn“Trong lòng mẹ” trích trong “Những ngày thơ ấu” có lẽ là trích đoạn có sức lay động và ám ảnh người đọc nhất về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Bằng ngòi bút tinh tế và tình cảm sâu đậm Nguyên Hồng đã dẫn người đọc khám phá văn chương của mình bằng trái tim.
Nguyên Hồng không thêu dệt một câu chuyện bi lụy ở đâu đó quanh chúng ta mà ông trải lòng lên trang giấy bằng chính cuộc đời, bằng chính tuổi thơ cùng cực, cay đắng và nước mắt của mình.
“Trong lòng mẹ” nằm ở chương IV của “Những ngày thơ ấu” kể về cuộc sống cơ cực, thiếu thốn tình yêu thương của bé Hồng. Hằng ngày Hồng chịu sự ghẻ lạnh, đay nghiến và mỉa mai của người cô bên nhà “thầy”. Bên cạnh đó còn là hình ảnh người mẹ nghèo tiều tụy với một tình yêu thương con vô bờ bế.
Bé Hồng sinh ra là kết quả của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Bố là một kẻ nghiện ngập, chết mòn trên bàn thuốc phiện để lại cho mẹ con Hồng một cuộc sống tù túng cực độ cùng những cay nghiệt bên nhà nội, cuối cùng mẹ Hồng phải tha hương cầu thực, bỏ lại Hồng một mình sống với bà cô.
Nguyên Hồng mở đầu bằng cách kể nhẹ nhàng, nhiều chua xót “Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen. Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về”. Một chuỗi tuổi thơ cay đắng mở đầu bằng “chiếc khăn tang” trắng, gợi lên trong lòng người đọc nhiều chua xót. Bé Hồng vẫn luôn mong ngóng người mẹ phương xa trở về trong ngày dỗ đầu của thầy. Tác giả được biết mẹ đang “bán bóng đèn và bán vàng hương ở chợ”, mẹ làm tất cả để mưu sinh để kiếm sống và để trở về.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo