Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về món Chả lụi - Lagi

THUYẾT MINH VỀ MÓN CHẢ LỤI - LAGI CÔ GÁI MỘC MẠC ĐẸP HÚT HỒN
THPT LÝ THƯỜNG KIỆT - LAGI
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.272
3
1
Tiểu Khả Ái
11/02/2018 18:51:18

Ở xứ biển, nơi mà thực đơn hải sản dường như rải đều cả năm thì những miếng chả lụi, nướng đều trên lửa than hoa, với đủ thứ rau, chấm nước mắm ngon được xem như một trong những món xen kẽ thú vị.

Ngoài chả nướng, tùy nơi mà mâm chả lụi sẽ có thêm trứng gà luộc, nem chua, chả chiên...

“Lụi” được hiểu đơn giản là xiên những que tre nhỏ, nhọn qua những miếng chả rồi đem nướng trên bếp than. Bánh tráng, tôm, thịt ba rọi là những nguyên liệu chính yếu để làm thành những xiên lụi nhỏ xinh.

Để phần nhân bánh được đậm vị, tôm biển tươi, thịt ba rọi sau khi được xay vừa, ướp gia vị sẽ được giữ lạnh, sau đó trút vào cối lớn quết thêm lần nữa cho quyện vào nhau thật mịn trước khi cuốn lớp bánh tráng mỏng.

Bánh tráng mỏng để cuốn chả lụi là loại bánh tráng gạo địa phương, khá mềm dẻo. Sau khi tỉ mẩn gói từng cuốn chả nho nhỏ, người bán sẽ xiên chúng qua chiếc que nhọn. Trước khi nướng, để tăng thêm hương vị cho món ăn, họ thường quết sơ qua một lớp dầu hoặc chiên sơ qua dầu một lượt.

Khi ăn, dùng đũa tuốt chả ra khỏi xiên, cuốn với bánh tráng, rau sống, chấm nước mắm đậu phộng

Lửa nướng chả không quá lớn để đảm bảo những cuốn chả được nướng chín đều từ trong ra ngoài, vừa giữ vị ngọt ngon của tôm thịt vừa để phần nhân có đủ thời gian túa đều lớp mỡ trong thịt ba chỉ ra khắp cuốn chả.

Ngoài những cuốn chả nướng, nước chấm là thứ không thể thiếu. Chả lụi có nước chấm ăn kèm tương tự như nước mắm ăn bánh xèo Phan Thiết. Tùy từng nơi có kiểu pha chế nước chấm riêng, nhưng thường gồm những nguyên liệu cơ bản như ớt sừng, tỏi, đường, đậu phộng rang và nước mắm ngon.

Nhiều hàng quán còn thêm chút cà chua, me vắt để nước chấm có vị cay, chua, mặn, ngọt, lẫn béo của đậu phộng rang. Nước chấm sánh, dẻo cũng là một ưu thế, khi chấm rất dễ bắt vị với những cuốn chả thơm lựng.

Để món chả lụi nướng trọn vị không thể thiếu đĩa rau to với nhiều loại rau: húng quế, húng thơm, xà lách, rau xá xị, vạn thọ... Ngoài rau, chả lụi còn được ăn kèm xoài xanh, khế, dưa leo thái mỏng và cả ớt xanh.

Nếu bạn đã từng nếm thử chắc chắn sẽ nhận ra những thành phần này không chỉ góp hương, góp sắc mà còn giúp cân bằng vị, làm cho món ăn thêm ngon mà không ngấy. Bên cạnh những thành phần trên, nhiều nơi còn đa dạng thực đơn bằng việc kết hợp thêm nem chua, chả chiên Huế...

Trước khi nướng, người bán thường quết sơ qua một lớp dầu vừa nóng hoặc chiên sơ qua dầu một lượt

Sau khi mâm chả lụi với những xiên chả nướng, chả chiên, rau sống, nước chấm, bánh tráng mỏng được bày ra, bạn chỉ việc đặt miếng bánh tráng mỏng vuông vức lên tay, cho lên đó vài món rau sống yêu thích, lát dưa leo, khế, xoài và sau cùng là cuốn chả nhỏ kẹp giữa, cuộn tròn rồi chấm ngập nước chấm và thưởng thức.

Cũng như hầu hết các món nướng khác, chả lụi ngon nhất là khi được ăn tại lò. Chính vì thế mà muốn ăn ngon, người ăn thường kiên nhẫn đợi từ 5-10 phút để từng mẻ chả mới được nướng chín, nóng hổi phục vụ tận bàn.

Có hai cách thưởng thức món chả Lagi, bạn có thể ăn từng xiên với nước chấm, ngon đơn giản, nướng vừa tới còn nóng giòn thì ăn ngay. Cách thứ hai thì cuốn với bánh tráng, thêm rau sống, dưa chuột, xoài bào mỏng, cuộn lại với nhau, chấm với nước chấm, có nơi còn cho thêm trứng để cuốn vào, cho thêm nem thịt để tăng vị, kiểu nào cũng hấp dẫn, cũng nhanh chóng làm thực khách say mê.

Từ thị trấn Lagi, món chả lụi nhanh chóng lan ra nhiều nơi khắp miền Trung, Nam. Có thể mỗi nơi sẽ nêm nếm khác nhau, thay đổi khẩu vị đôi chút nhưng chung quy vẫn ngon, vẫn giữ cái nét đẹp của món chả lụi. Dù biết như thế, nhưng cảm giác ngồi trong một quán sang trọng ồn ã giữa Sài Gòn mà ăn chả lụi thì cảm giác ngon lại vơi vơi đi, chẳng giống không gian có cái bếp than của một chiều heo hắt nắng nơi thị trấn vốn dĩ là buồn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Cô Pé Thiên Yết
11/02/2018 19:56:13
Hãy ăn chả lụi trước khi nếm qua thứ nước chấm cầu kì của nó, đây sẽ là một trải nghiệm đặc biệt về hai hương vị khác nhau. Hương vị thơm ngon của miếng chả lụi như cô gái đẹp mộc mạc chân phương, không cần trang điểm cũng khiến người ta mê mệt, thêm nước chấm thì như thoa một lớp phấn, vẽ thêm đôi lông mày, tô thêm một nét son môi, càng sâu sắc càng thành thục.

Mỗi vùng miền trên khắp đất nước Việt Nam đều có những đặc sản riêng gắn liền với tên tuổi của vùng miền đó, nhắc tới phở thì Hà Nội, Nam Định, nhắc bún bò thì mặc định thêm chữ Huế, nhắc tới mì thì nhớ tới xứ Quảng chân chất, còn nhắc tới món chả lụi thì chắc chắn không nơi nào khác ngoài Lagi, Phan Thiết.

Lagi là một thị xã nằm cách thành Phan Thiết 63km, cách TP.HCM khoảng 170km về phía Tây. Có hôm rong ruổi xe máy tới với nơi này vào lúc chiều chạng vạng, ghé ngang một quán nhỏ nằm bên lề đường. Đó là lần đầu người viết bài này làm quen với chả lụi. Trên đời thứ ngẫu nhiên tìm đến với nhau, người ta hay gọi là duyên phận, vừa viết vừa nhớ vừa thòm thèm, duyên phận của mình với chả lụi chắc bắt đầu từ buổi chiều nắng nhẹ đó. Quán không to lắm, chỉ có cái bàn kê ngang, đựng nguyên liệu chế biến, những cây chả được xiên mà tiếng địa phương người ta gọi là lụi, từng cây xếp ngay ngắn, mỗi xiên chả lụi thường có từ 3 đến 5 cuốn tùy độ to nhỏ, mà vừa ngon thì thường là 5. Ngồi nhìn cô bán hàng quạt lửa nướng, nghe tiếng xèo xèo nho nhỏ, thiết nghĩ nên làm hẳn một buổi hòa nhạc về âm thanh ẩm thực, tất nhiên không thể thiếu tiếng xèo xèo nho nhỏ của chả lụi nướng bếp than, trong buổi hòa nhạc đó thực khách sẽ không nghiêm trang như nghe giao hưởng, không gào thét như nghe rock, mà nhắm mắt liên tưởng rồi nuốt trôi cơn thèm ừng ực. Lang thang tâm hồn cho lắm rồi cũng quay về với xiên chả lụi, với bếp than hồng. Nói thật, món ăn đôi khi ngon còn vì phải chờ đợi, bởi nó giúp cho 5 giác quan có đủ thời gian cảm nhận món ăn đầy đủ nhất. Bởi thế mà dường như việc chờ đợi cũng khiến món ăn thêm phần giá trị, đợi món khoái khẩu mà cứ như đợi người yêu trang điểm, món ăn thêm ngon, người yêu thêm đẹp.

Trong lúc ngồi rảnh chờ khâu chế biến, nấu nướng, thực khách còn có thể lân la trò chuyện với cô bán hàng xem nguyên liệu chế biến món chả ra sao: Nhân chả bao gồm tôm, thịt ba rọi được xay nhuyễn cắt nhỏ và ướp với các gia vị theo một công thức mà chắc ít chỗ nào chịu chia sẻ. Nhân chả đo đỏ, nhìn vào cứ liên tưởng tới những miếng tôm, ngon lành tươi rói được mua từ cảng gần đó, Lagi nổi tiếng vì còn có một cảng cá biển lớn, nên chất lượng hải sản luôn được bảo đảm. Chắc vì vậy mà nhân bánh luôn ngon.

Bánh tráng được cắt miếng hình chữ nhật, rồi dưới đôi tay khéo léo của các cô bán hàng mà xếp thành hình giống như nem, với lớp nhân thơm ngon ở giữa, lớp nhân dẻo, kết dính sẽ giúp bánh không bị rời ra. Sau đó sẽ xiên thành một hàng, đem nướng trên bếp than, lửa nhỏ, người bán sẽ trở đều tay như một điệu múa dân gian thành thục. Khi nhân bánh chín, lớp bánh tráng bên ngoài giòn đều là lúc thực khách có thể thưởng thức một cách ngon lành nhất.

Cắn miếng bánh tráng giòn rụm, lớp nhân ngon lành bên trong như tan ra trên đầu lưỡi. Hãy ăn chả lụi trước khi nếm qua thứ nước chấm cầu kì của nó, đây sẽ là một trải nghiệm đặc biệt về hai hương vị khác nhau. Hương vị thơm ngon của miếng chả lụi như cô gái đẹp mộc mạc chân phương, không cần trang điểm cũng khiến người ta mê mệt, thêm vào thứ nước chấm thì như thoa thêm một lớp phấn, vẽ thêm đôi lông mày, tô thêm một nét son môi, càng sâu sắc càng thành thục. Nước chấm được làm từ nước mắm ngọt, pha thêm cà chua xay, nước cốt me, đậu phộng xay nhuyễn, chua ngọt kích thích vị giác, ai muốn ăn cay thì có thể cho thêm ớt vào để hoàn thiện khẩu vị ưa thích của mình.

Có hai cách thưởng thức món chả Lagi, bạn có thể ăn từng xiên với nước chấm, ngon đơn giản, nướng vừa tới còn nóng giòn thì ăn ngay. Cách thứ hai thì cuốn với bánh tráng, thêm rau sống, dưa chuột, xoài bào mỏng, cuộn lại với nhau, chấm với nước chấm, có nơi còn cho thêm trứng để cuốn vào, cho thêm nem thịt để tăng vị, kiểu nào cũng hấp dẫn, cũng nhanh chóng làm thực khách say mê.

Từ thị trấn Lagi, món chả lụi nhanh chóng lan ra nhiều nơi khắp miền Trung, Nam. Có thể mỗi nơi sẽ nêm nếm khác nhau, thay đổi khẩu vị đôi chút nhưng chung quy vẫn ngon, vẫn giữ cái nét đẹp của món chả lụi. Dù biết như thế, nhưng cảm giác ngồi trong một quán sang trọng ồn ã giữa Sài Gòn mà ăn chả lụi thì cảm giác ngon lại vơi vơi đi, chẳng giống không gian có cái bếp than của một chiều heo hắt nắng nơi thị trấn vốn dĩ là buồn.

0
2
Cô Pé Thiên Yết
11/02/2018 20:01:09
Nếu Phan Thiết có món mì quảng vịt được dân Nam bộ khá ưa chuộng, thì tại thị xã La Gi (Bình Thuận), người dân cũng “sáng chế” ra món chả lụi, ăn một lần rồi sẽ khó quên.

Thoạt đầu, chả lụi do chị Căn người khu phố 3, phường Phước Lộc, mày mò chế biến nên. Nguyên liệu tạo ra chả lụi, chủ yếu tôm tươi, thịt ba rọi. Hai món này sau khi ướp đủ các loại gia vị thì cho vào cối xay nhuyễn. Xay xong lại cho vào cối lớn quết thêm lần nữa, để thịt và tôm quyện vào nhau, thật mịn.

Bánh tráng mỏng cắt thành miếng nhỏ đều nhau, cho nhân vào giữa, quết thịt và tôm (giã mịn) chung quanh, rồi gói như kiểu gói nem, cũng có thể gói thành cuốn như cuốn ram.

Công đoạn cuối là dùng que nhọn đâm xuyên qua gói chả đã gói, rồi đặt lên vĩ (bên dưới có lò lửa than) để nướng. Khi nguyên liệu bên trong đã chín, bánh tráng cuốn bên ngoài đạt độ vừa giòn thì lấy xuống. Cần nhớ, lửa than không được lớn quá, vì như thế dễ cháy và không giữ được vị ngọt béo tự nhiên.

Rau sống và nước chấm là hai món phụ nhưng đặc biệt quan trọng với món chả lụi. Rau sống phải là rau xanh thật tươi, cộng với xoài xanh thái nhỏ, khế, dưa leo. Nước chấm phải đầy đủ: ớt, me, đậu phộng giã nhuyễn… Nói chung, chén nước chấm phải đạt đủ các yếu tố vừa cay, vừa chua, vừa ngọt, vừa bùi. Đây là món ăn rất hợp với giới trẻ, một phần chả chỉ 10.000 đồng, hai người muốn ăn no chừng 50.000 đồng là đủ.

Khi ăn, chỉ việc cho chả, rau nếu cần thêm nem, trứng vào miếng bánh tráng cuốn, dùng tay cuộn thật gọn vậy là xong, chấm mắm và ăn.

Xuất xứ từ La Gi khoảng chừng mươi năm trở lại, nhưng món chả lụi đã nhanh chóng có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tất cả đều cùng mang thương hiệu: “Chả lụi La Gi”. Tại thành phố Hồ Chí Minh, chả lụi La Gi được bán ở số 385 Quang Trung, phường 10, Gò Vấp. Tại Biên Hòa, chả lụi La Gi bán đường Huỳnh Văn Nghệ, khu vực Bửu Long. Ngoài những điểm nổi tiếng ở hai thành phố lớn trên, ở các tỉnh thành khác như: Huế, Phan Thiết, Vũng Tàu... đều có món chả lụi La Gi.

Ngay tại La Gi có rất nhiều điểm bán chả lụi, thời gian bán vào giờ chiều và tối. Điểm bán được các bạn trẻ khen ngon là điểm bán nằm chéo góc Trung tâm dạy nghề ở phường Tân An. Hiện nay trên các trang mạng facebook, Zing News, Yume, diendannaunuong, foody, youtube... có rất nhiều bạn trẻ tham gia quảng bá món ăn lạ miệng và ngon này, một đặc sản chính hiệu La Gi.
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
12/02/2018 09:06:52
Chả lụi là món ăn có xuất xứ từ thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. "Lụi" là từ dùng để chỉ việc xiên những que tre nhỏ được vót nhọn qua miếng chả và được nướng trên bếp than.[1] Chả lụi thường được dùng kèm với bánh tráng, rau sống và nước chấm. Chúng khá phổ biến ở một số tỉnh thành tại Việt Nam như Phan Thiết, Huế, Vũng Tàu, Biên Hòa.[2], Bình Thạnh - Hồ Chí Minh.

Nguyên liệu
Các nguyên liệu chính để chế biến món chả lụi bao gồm: bánh tráng, tôm, thịt ba rọi. Tuy nhiên để tăng phần hấp dẫn cho món ăn, chả lụi thường được dùng kèm với các loại rau sống như dưa chuột, xà lách, xoài và các loại rau thơm. Nước chấm bao gồm nước mắm ngọt, cà chua xay, nước cốt me, ớt, đậu phộng xay nhuyễn.

Chế biến
Nhân: tôm, thịt ba rọi được cắt nhỏ, xay nhuyễn và ướp đầy đủ các gia vị cần thiết.
Gói: Bánh tráng cắt thành từng miếng nhỏ hình chữ nhật, cho nhân vào chính giữ bánh tráng và gói lại như cách gói nem.
Nướng: Dùng que tre nhỏ được vót nhọn đâm xuyên qua gói chả. Sau đó quết sơ qua một lớp dầu vừa nóng và đặt lên vỉ nướng. Lưu ý khi nướng phải trở đều tay và không nên để lửa than quá lớn. Khi nhân chín, bánh tráng bên ngoài giòn đều thì nên lấy xuống để giữ được vị ngọt béo tự nhiên. (Có thể nướng ở lò vi sóng).
Nước chấm: được làm từ nước mắm ngọt pha với cà chua xay, nước cốt me, đậu phộng xay nhuyễn. Nếu muốn dùng cay thì có thể cho thêm ớt.
Rau sống:gồm xà lách, rau thơm, rau răm, xoài và dưa chuột rửa kỹ, dưa chuột và xoài được bào mỏng.
Chả lụi có thể ăn riêng hoặc ăn kèm với bánh tráng và rau sống hoặc cuốn tất cả lại với nhau tùy theo sở thích của mỗi người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×