LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về một bài mà em yêu thích

1 trả lời
Hỏi chi tiết
4.299
0
4
trần lan
11/12/2016 09:39:33
Ca trù là một trong những loại hình âm nhạc truyền thống của Việt Nam. Xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, trải qua những biến cố thăng trầm lịch sử, có lúc tưởng chừng như không thể tồn tại được, nhưng với những đặc trưng về loại hình nghệ thuật độc đáo, sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ và giọng hát hoà cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu…

Ca trù là một trong những loại hình âm nhạc truyền thống của Việt Nam. Xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, trải qua những biến cố thăng trầm lịch sử, có lúc tưởng chừng như không thể tồn tại được, nhưng với những đặc trưng về loại hình nghệ thuật độc đáo, sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ và giọng hát hoà cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu

Cho tới ngày nay, ca trù đã khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại. Đây là môn nghệ thuật dân gian đang được Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Tên gọi và nguồn gốc Ca trù còn có rất nhiều tên gọi.Tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu, hay hát nhà tơ…tuy nhiên dù có tồn tại ở dạng tên gọi nào thì sự tồn tại của ca trù luôn gắn liền với các đào nương “ không có đào nương bất thành ca trù, khi nói đến ca trù không thể không nói tới đào nương”.

Để trở thành một đào nương cũng không phải là chuyện dễ, phải hội được nhiều tiêu chuẩn khắt khe như giọng hát, năng khiếu âm nhạc (thẩm âm, gõ phách), tri thức âm nhạc và văn thơ, lòng đam mê và kiên trì...sự tồn tại của ca trù được quyết định bởi chính các đào nương. Các đào nương chính là những người chuyền tải và thể hiện những cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của ca trù, giúp ca trù tồn tại cho đến ngày nay. Ca trù được tổ chức chặt chẽ thành phường, giáo phường, do trùm phường và quản giáp cai quản.

Ca trù có qui chế về sự truyền nghề, cách học đàn học hát, có những phong tục trong sự nhìn nhận đào nương rành nghề, như lễ mở xiêm áo (thầy cho phép mặc áo đào nương để biểu diễn chánh thức lần đầu tiên trong đình làng gọi là Hát cửa đình), có nhũng qui chế về việc chọn đào nương đi hát thi (ngoài tài năng và sắc diện cần phải có đức hạnh tốt).

Các cuộc Hát thi và phát giải được tổ chức rành rẽ, các lễ hội được cử hành rất nghiêm chỉnh. Ca trù được bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cộng với một số trò diễn và múa dân gian. Ca trù lúc khởi thủy cũng như trong một thời gian khá dài là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, bao gồm nhạc, thơ, múa và trò diễn. Chính vì vậy độc đáo của ca trù chính là sự phối hợp đa dạng, tinh vi, nhuần chuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả múa. Loại hình Hầu hết các loại hình nhạc cổ Việt Nam đều có sự phối hợp giữa thơ và nhạc như: vè, đồng dao có thơ 3, 4 chữ, các bài hát ru, hò, lý, các làn điệu chèo thường là thơ lục bát, lục bát biến thể hay song thất lục bát.

Không chỉ có vậy, ca trù là một loại nhạc thính phòng, như ca Huế miền Trung, ca Tài tử miền Nam. Nhưng trong các loại nhạc thính phòng này, bài ca có những nét nhạc cố định, nếu đặt lời mới cũng phải tuân theo nét nhạc đó, còn ca trù giai điệu không cố định mà tùy theo thanh giọng của lời thơ, vì vậy mà trong các bài Gửi thư, Hát ru, Bắc phản, Mưỡu… có những giai điệu khác nhau, cùng một thể hát nói nhưng có rất nhiều bài. Mỗi loại thơ đều có nét nhạc và tiết tấu đặc biệt tạo ra nhiều thể trong ca trù. Đặc biệt trong ca trù thanh nhạc và khí nhạc đi song song với nhau và mỗi loại đều có nét đặc thù. Về thanh nhạc, ngoài hát tuồng có những kỹ thuật phong phú và độc đáo còn các bộ môn ca nhạc cổ truyền khác đều không có kỹ thuật thanh nhạc phức tạp, tinh vi như ca trù.

Thể hiện rõ nhất là khi đào nương cất tiếng hát, kỹ thuật hát rất điêu luyện, không cần há to miệng, không đẩy mạnh hơi từ buồng phổi mà ém hơi trong cổ, ậm ự mà lời ca vẫn rõ ràng, tròn vành rõ chữ. Hát trong cửa đình không cần ngân nga. Hát chơi có cách đổ hột, đổ con kiến làm cho tiếng hát thêm duyên, có khi như tiếng nức nở, thở than quyện vào lòng người. Nhạc cụ Đàn đáy, nhạc cụ đặc trưng của ca trù Trong ca trù bên cạnh thanh nhạc thì khí nhạc cũng hết sức quan trọng và đặc biệt. Khí nhạc gồm: cỗ phách, đàn đáy, và trống chầu.

Cỗ phách chỉ là một thanh tre hay một mảnh gỗ gọi là bàn phách và hai chiếc dùi gỗ là phách cái và phách con. Gõ hai dùi vào cỗ phách tạo nên tiếng trầm tiếng bổng, tiếng mạnh, tiếng nhẹ, tiếng thấp, tiếng cao, tiếng trong, tiếng đục, tiếng dương, tiếng âm...Người biểu diễn cũng hết sức nhịp nhàng, tay cầm phách cái, phách con, tay đưa lên cao, tay đưa xuống thấp uyển chuyển như múa. Không thể không nói đến một loại nhạc cụ quan trọng, đó là đàn đáy được dùng trong ca trù.

Thùng đàn hình chữ nhật hay hình thang, mặt đàn bằng cây ngô đồng, có mặt mà không có đáy, cần rất dài, gắn 10 hay 11 phím bằng tre rất cao, phím đầu ở ngay giữa bề dài của dây đàn. Đàn mắc 3 dây tơ, có cách nhấn khác thường, tiếng vê, tiếng vẩy, tiếng lia, lúc chân phương khi dìu dặt, dễ đi vào lòng người. Góp thêm âm hưởng là trống chầu: trống chầu trong ca trù cũng khác với trống chầu trong Tuồng, Hát bội...cả ở kích thước lẫn cách đánh. Kích thước và hình thức của trống chầu rất gần với trống đế của chèo nhưng cách đánh và chức năng hoàn toàn khác. Dùi trống không gọi là “dùi” mà gọi là “roi chầu”.

Roi chầu bằng gỗ, dài hơn dùi trống khách. Người gõ trống (quan viên) phải là người sành về ca trù phải là người am hiểu thấu đáo âm luật Ca trù mới có thể cầm roi được. Người đánh trống ít nhất phải biết 5 phép trống dục, 6 phép trống chầu và nhiều cách biến hóa khác nữa. Khi đã cùng hòa trong một canh hát thì tiếng trống sẽ trở thành nhạc cụ thứ ba sau phách và đàn nhằm tôn vinh tiếng hát với lời thơ. Tất cả trở thành một bản hòa tấu vô cùng phong phú của nhiều âm sắc, nhiều tính nǎng khác nhau và luôn có sự thay đổi, biến hóa không ngừng.

Ca trù được thế giới biết đến Ca trù đã được cơ quan, tổ chức quốc tế tôn vinh và xuất bản dưới dạng đĩa hát. Tổng thư ký Hội đồng quốc tế Âm nhạc thuộc Unesco Jack Bornoff, Giám đốc Viện quốc tế nghiên cứu Âm nhạc với phương pháp đối chiếu tại Tây Bá Linh (Đức), GS Alain Danielou đã tặng Bản danh dự cho NSND Quách Thị Hồ, người đã tham gia vào việc thực hiện đĩa hát Ca trù và Quan họ do Unesco phát hành. Đĩa hát nầy được Unesco gởi tặng trên 400 trường Đại học và Nhà Văn hoá của nhiều nước Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi. Năm 1994 tại Paris, đĩa Ca trù do Nhà Văn hoá Thế giới phát hành với sự tham gia của nhóm Ca trù Thái Hà được Laurent Aubert, nhà phê bình báo Thế giới Âm nhạc (Le Monde de la Musique) xếp hạng “Choc” (chấn động), hạng cao nhất.

Năm 1985, Ca trù là 1 trong 9 tiết mục được tuyển lựa vào Diễn đàn âm nhạc châu Á do Unesco tổ chức tại Bình Nhưỡng (CHDCND Triều Tiên). Ngoài ra, ca trù còn được nhiều nhạc sĩ, nhạc học gia nước ngoài theo học, tìm hiểu, nghiên cứu: TS Barley Norton (Anh) Thạc sĩ Alienor Anisensel (Pháp) GS Stephen Addiss (Mỹ)... Ca trù được giới thiệu tại Đại học Sorbonne Paris, Đại học Hawaii at Manoa Honolulu (GS Trần Văn Khê thuyết giảng).

Nghệ thuật ca trù của Việt Nam đã bộc lộ được sự quyến rũ, thanh tao và độc đáo. Những đặc trưng riêng biệt của nó đã tạo nên sự độc nhất vô nhị không có ở bất kỳ loại hình nghệ thuật nào. Hơn nữa, ca trù còn có bề dầy lịch sử, chiều sâu nghệ thuật, được sự đón nhận nồng hậu của người trong nước và nước ngoài, sự tôn vinh và tài trợ của các tổ chức quốc tế, rất xứng đáng được Unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại trong tương lai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư