Đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Bài làm
Trường Đại học đầu tiên của Đại Việt: Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Năm 1010, vua Lý Thánh Tông lập ra Văn Miếu làm nơi học tập cho các thái tử. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông chính thức thành lập Quốc Tử Giám - có thể coi đó là trường Đại học đầu tiên của Đại Việt.
Đến đời Trần, năm 1236, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Tử VIện để dạy các hoàng tử, thái tử, con cháu các hoàng thân và con cháu các quan lại. Năm 1243 lại đổi về tên Quốc Tử Giám, nhưng phải đến 1252, con em các thường dân - những thư sinh tuấn tú - mới được chọn và đặc cách vào học ở đây cùng với con cái vua quan. Năm 1257, nơi này mang tên mới - Quốc Học Viện. Đến thời Lê, thập niên 30 của thế kỉ XV gọi là nhà Thái Học.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích văn hóa - lịch sử có quy mô hoành tráng của Kinh kì Thăng Long, là một nét son chói lọi của nền văn hiến Đại Việt. Trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các Khuê Văn, nhà Bái Đường và Hậu Cung, tuy trải qua nhiều loạn lạc, bình lửa nhưng vẫn giữ được nhiều bộ phận kiến trúc và các bức chạm thời Lê. Đặc biệt là 82 tấm bia Tiến Sĩ khắc tên họ 1306 người đỗ đại khoa trong 82 khoa thi thì 1442 đến 1779. Trong đó có một số nhà chính trị và văn học lỗi lạc như Ngỗ Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Lương Thế Vinh, Lương Nhữ Hộc, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm...
Lễ khắc tên các vị khoa danh Tiến Sĩ từ khoa thì năm 1442 trờ đi chỉ được tiến hành vào năm 1482, niên hiệu Hồng Đức của vua Lê Thánh Tông.
Nhắc đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội,không thể không nhắc đến ông Nguyễn Quý Đức ( 1646 - 1720 ), quê ở Từ Liêm, đỗ Thám hoa năm 1676. Ông từng làm Thượng thự bộ Lại, kiêm Đông Các đại học sĩ, được vua Lê Hi Tông giao phó dựng 21 tấm bia Tiến sĩ, khắc tên những vị đại khoa trong 21 khoa thi, từ khoa Bính Thân ( 1656) đến khoa thi Ất Mùi ( 1715).
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là ánh sao Khuê 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, là niềm tự hào của con cháu muôn đời mai sau.