LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở tỉnh Bắc Giang

9 trả lời
Hỏi chi tiết
9.330
35
3
Mr_Cu
07/03/2017 11:48:28
Lễ hội Yên Thế được bắt nguồn từ lễ hội cầu mùa ở Phồn Xương. Từ xa xưa, cư dân làng Trung, xóm Trung, xóm Chẽ và thôn Đồng Nhân thường tổ chức lễ hội này tại đình và đền Phồn Xương, thuộc thị trấn Cầu Gồ và xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 (Âm lịch). Trong thời kỳ khởi nghĩa Yên Thế, Hoàng Hoa Thám (tức Đề Thám) - lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa, đã đổi lịch tổ chức hội này sang trung tuần tháng Giêng.

Sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại, lễ hội Phồn Xương không còn được tổ chức với quy mô và diễn trình như trước. Thay vào đó, nhân dân Phồn Xương thường tổ chức hội vào ngày 5 tháng Giêng (ngày giỗ của Hoàng Hoa Thám) để tưởng nhớ vị anh hùng của dân tộc. Năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế, tỉnh Hà Bắc đã quyết định tổ chức Lễ hội Phồn Xương vào 3 ngày 15, 16 và 17 tháng 3 Dương lịch hàng năm và lấy tên là Lễ hội Yên Thế.

Diễn trình của lễ hội như sau:

Sáng 16 tháng 3 là chính hội, chính quyền và nhân dân tổ chức khai hội, rước đón đội ngựa từ làng Hả lên Phồn Xương, sau đó là lễ diễu hành của các lực lượng trong toàn huyện và tổ chức dâng hương tưởng niệm người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám cùng những nghĩa sỹ tham gia khởi nghĩa. Đoàn rước của xã Phồn Xương rước nồi hương từ chùa Lèo về khu vực tổ chức lễ hội. Đi đầu là đoàn múa lân, sư tung cờ ngũ hành, phía sau là kiệu, trên kiệu đặt một mâm xôi gấc và thủ lợn đã luộc chín. Kiệu do bốn trai đinh khiêng, hai bên có hai người che tàn và lọng, phía sau là các cụ trong hội người cao tuổi, với trang phục truyền thống, sau cùng là nhân dân trong xã, ăn mặc chỉnh tề cùng tiến vào lễ đài. Những người tham gia khiêng kiệu, vác cờ, tàn, lọng đều mặc áo đỏ, đầu chít khăn đỏ, cả đoàn rước khí thế, trang nghiêm tiến vào lễ đài, kiệu được đặt phía trước bên trái tượng đài.

Tham gia rước kiệu bát cống của thị trấn Cầu Gồ gồm 8 trai tân được nhân dân thị trấn tuyển chọn, mặc quần áo nậu, đầu chít khăn đỏ. Mâm ngũ quả, xôi oản được đặt trên kiệu. Khi giờ lành đến, cả đoàn bắt đầu tiến về hội trường trung tâm. Đi đầu đoàn rước là đội múa lân, sư, có các anh hề, chú tễu nhảy múa theo nhịp trống, đi sau là cờ ngũ hành, tiếp đó là 10 trai đinh, trang phục áo nậu, đầu chít khăn đỏ, tay cầm bát bửu đi thành hai hàng, phía sau là kiệu. Đi hai bên kiệu là hai người cầm lộng che, tiếp sau là các cụ ông trong trang phục quần áo tế, chân đi hia, sau nữa là các cụ bà trong trang phục quần áo màu vàng, sau cùng là các ban, ngành, đoàn thể và bà con nhân dân trong thị trấn. Kiệu của thị trấn Cầu Gồ đặt ở phía bên phải tượng đài. Hai kiệu của thị trấn Cầu Gồ và xã Phồn Xương đứng uy nghiêm hai bên tượng đài, bên dưới là đoàn đại biểu, khách thập phương cùng về dự hội xếp thành hàng, trang nghiêm, trước tượng đài Hoàng Hoa Thám.

Đúng 8 giờ, buổi lễ được bắt đầu, Lãnh đạo (tỉnh/huyện) thay mặt Ban tổ chức lên đọc diễn văn khai Hội, ôn lại truyền thống hào hùng của nghĩa quân Yên Thế. Sau diễn văn khai hội là ba hồi chiêng trống. Tiếp đó, Đoàn Nghệ thuật chèo Bắc Giang diễn lại buổi lễ tế cờ năm xưa của nghĩa quân Đề Thám. Sau lễ tế cờ long trọng, đoàn đại biểu của tỉnh, huyện, các xã, nhân dân và khách thập phương lần lượt lên dâng hương trước tượng đài. Khi lễ khai hội kết thúc, tại đồn Phồn Xương (trong đền thờ Bà Ba), nhân dân chẩn bị lễ vật để tế linh hồn các nghĩa quân. Lễ vật cúng tế bao gồm 5 mâm lễ có đầy đủ gà, bánh dầy, cơm nắm, bánh gio, chè lam, xôi, thịt lợn ba chỉ luộc, rau diếp, 6 chiếc bát con, 6 đôi đũa, rượu, bánh chưng vuông, muối trắng, muối vừng.

Sau những nghi lễ trang trọng, các trò diễn dân gian trong hội rất sôi nổi, sinh động và thu hút được đông đảo cộng đồng và du khách tham gia: thanh thiếu niên, học sinh tham gia cắm trại, biểu diễn võ thuật, thi bắn súng, bắn cung nỏ, thi đấu cờ người, đu, vật, bóng chuyền, bóng đá, thi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Yên Thế,… các đoàn nghệ thuật quần chúng biểu diễn, chiếu phim về Đề Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Lễ hội Yên Thế đã khích lệ tinh thần nhân dân Yên Thế nói riêng, nhân dân Bắc Giang nói chung, cùng hướng về người anh hùng dân tộc và các nghĩa sĩ, để cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình, xã hội,… Lễ hội đã trở thành một món ăn tinh thần, không thể thiếu đối với cư dân nơi đây và là di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng các dân tộc huyện Yên Thế, đó là: tinh thần đoàn kết, thượng võ, bất khuất, yêu nước, yêu chuộng hòa bình,... Lễ hội Yên Thế cũng phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, thể hiện ở các nghi lễ của người Việt, các trò chơi dân gian độc đáo của người Tày, Nùng,… liên tục được kế thừa và phát huy trong đời sống. Hiện nay Lễ hội Yên Thế đã trở thành một lễ hội lớn, quen thuộc với nhân dân huyện Yên Thế nói riêng, nhân dân Bắc Giang nói chung.

Lễ hội Yên Thế là một lễ hội lớn, gắn liền với Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế - di tích quốc gia đặc biệt. Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ hội Yên Thế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Lễ hội truyền thống./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
3
Giang Hương
07/03/2017 12:10:22
Lễ hội Y Sơn xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hoà:

“Vui nhất là hội chùa Thày
Vui thì vui vậy, chẳng tày hội IA”

Hội đền Y Sơn hay còn gọi là IA được tổ chức vào ba ngày 15, 16, 17 tháng giêng âm lịch hàng năm tại đền Y Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hoà. Đây là một lễ hội cổ truyền có từ lâu đời.

Núi Y Sơn từ thời Lê đã nổi tiếng là “danh lam thắng địa” lung linh huyền thoại và đầy chất thi ca. Đây cũng là “hành cung nhà Lê’ như sử cũ đã biên soạn. Đền IA, tên thường gọi là Y Sơn nằm ở phía đông núi Y Sơn nên còn có tên chữ là Y Sơn Đông từ, vốn là một công trình kiến trúc cổ, kiểu “nội công ngoại quốc’ khá hoành tráng. Nơi đây thờ đức thánh Hùng Linh Công- người có công giúp vua Hùng dẹp giặc Ân, mang lại bình yên cho đất nước.

Trong lễ hội, ngoài những cuộc tế lễ, dẫn rước theo nghi thức cổ truyền độc đáo, hội còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đánh đu, bịt mắt bắt dê, nhảy phỗng, đánh cờ người, diễn tuồng, hát chèo và nhiều trò chơi khác hấp dẫn du khách thập phương.
5
6
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
07/03/2017 14:09:36
Lễ hội Từ Hả xã Hồng Giang- huyện Lục Ngạn:

Lễ hội Từ Hả được tổ chức vào ngày mồng 7, 8 tháng giêng âm lịch hàng năm tại đền Từ Hả xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn. Lễ hội đã hội tụ được hầu hết các dân tộc anh em trong vùng. Ngoài nghi lễ tế Vũ Thành còn có diễn tích trận mạc tượng trưng cho chiến thắng do Vũ Thành chỉ huy. Vũ Thành là người có công giúp nhà Trần chống quân  Mông- Nguyên  vào thế kỷ XIII. Trong trận quyết chiến cuối cùng Vũ thành bị thương nặng về đến Hả Hộ thì mất tại đây năm 1288.

Sau tế lễ là các trò hội như múa sư tử, hát soong hao, Sli, Lượn, Schắng côộ, Sịnh ca... của đồng bào các dân tộc ít người. Tất cả những nghi lễ, diễn xướng, trò hội ở lễ hội Từ Hả đều mang đậm bản sắc dân tộc vùng cao trên đất Bắc Giang. Những hoạt động này nhằm thoả mãn như cầu về tâm linh, nhu cầu văn hoá và qua đó giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào và tình đoàn kết dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
4
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
07/03/2017 14:09:54
Hội đình Thổ Hà xã Vân Hà- huyện Việt Yên:

Thổ Hà là một trong ba thôn của xã Vân Hà- nơi có không gian văn hoá đậm đặc của toàn vùng Kinh Bắc. Ở Thổ Hà đã sớm có đầy đủ các thiết chế văn hoá tiêu biểu, làm cơ sở cho việc duy trì đời sống văn hoá tâm linh của cộng đồng dân cư nơi đây. Đó chính là các công trình văn hoá tiêu biểu: đình, chùa và đền Thổ Hà.

Là một làng nhỏ với địa bàn không rộng nhưng từ xưa ở Thổ Hà có tới 4 ngày hội lớn trong năm: hội Xuân, hội Thượng Nguyên ở chùa Đoan Minh, hội Thu, hội Đình. Nhưng những năm gần đây do điều kiện kinh tế, làng đã nhập 4 ngày hội này thành một lễ hội lớn được tổ chức trong 2 ngày 21, 22 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Cùng với việc tế lễ ở đình, ở chùa Đoan Minh, lễ hội còn tổ chức rước kiệu, các trò vui chơ giải trí: bơi chải, chèo thuyềt bắt vịt, buổi tối có diễn Tuồng cổ, hát Quan họ,...

Lễ hội Thổ Hà- một lễ hội dân gian cổ truyền từ bao đời nay đã nổi tiếng bởi quy mô lớn, nội dung phong phú, đặc sắc và hình thức vô cùng sinh động của nó sẽ mãi mãi trường tồn cùng thời gian và là niềm tự hào của người dân Kinh Bắc.
2
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
07/03/2017 14:10:18
Hội Suối Mỡ xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam:

Suối Mỡ là tên một con suối bắt ngồn từ khu vực Đá Vách và hồ Chuối chảy xuôi dòng len lỏi theo núi Huyền Đinh- Yên Tử tạo ra nhiều thác và những bồn tắm thiên nhiên kỳ thú thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam.

Dọc theo ven suối cây cối rủ bóng la đà soi hình xuống khe suối trong vắt có đền Thượng, đền Trung, đền Hạ được xây dựng từ thời nhà Lê (thế kỷ 16-17), phụng thờ công chúa Quế Mỵ Nương con gái vua Hùng Định Vương, bà được phong là Thượng Ngàn Thánh Mẫu vì có công khai khẩn vùng đất này. Hàng năm để tưởng nhớ công ơn bà, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội đền Suối Mỡ vào hai ngày 30/3 và mùng 1/4 âm lịch.

Vào ngày chính hội 1/4, ngoài cuộc rước đông vui nhộn nhịp, tại đền Hạ dân làng còn mở các trò vui, các môn thể thao dân tộc như vật, cờ bỏi, đu, chọi gà, bắn cung, võ dân tộc, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng, ... trong đó bắn cung và võ dân tộc do người bản địa biểu diễn. Tối đến lại có hát chầu văn làm cho cuộc vui hội tưng bừng cả đêm.

Hội suối Mỡ là một lễ hội có tiếng của Lục Nam, thu hút rất đông du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, dâng hương và dự lễ hội.
5
5
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
07/03/2017 14:10:38
Hội Tiên Lục xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang:

Hàng năm, cứ đến mùng 9 tháng giêng âm lịch, nhân dân Tiên Lục- Lạng Giang lại mở hội vui xuân. Hội Tiên Lục diễn ra chủ yếu ở khu vực đình Viễn Sơn, đình Thuận Hoà và chùa Phúc Quang tạo không gian rộng lớn cho lễ hội.

Đến hội Tiên Lục trong cảnh sắc mùa xuân, núi đồi xanh thắm nên thơ bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi hình ảnh cây Dã Hương ngàn năm tuổi bên mái đình Viễn Sơn (còn gọi là đình Cây Dã) vẫn sừng sững theo năm tháng.

Vào ngày hội, không những nhân dân trong vùng, du khách thập phương, mà con cháu của địa phương đi làm ăn xa từ khắp các nơi cũng về trảy hội tạo nên không khí vô cùng náo nhiệt. Sau khi cuộc rước đông vui là lễ tế thánh Cao Sơn uy nghiêm- người được thờ ở đây, tiếp đến là hàng loạt các trò vui được tổ chức như cuộc thi cướp cầu, thi kéo chữ, đánh đu, kéo co, vật, chọi gà,... và thi cỗ , dự cỗ hương ẩm gồm các món xôi, thịt lợn, lòng lợn, rau, sắn nấu, củ mỡ nấu xương, canh,... thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Hội Tiên Lục là hội có tiếng trong vùng từ lâu, hàng năm vẫn luôn được UBND huyện Lạng Giang quan tâm và chỉ đạo tổ chức.
6
11
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
07/03/2017 14:25:11
Lễ hội Yên Thế thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế:

Năm 1984- lễ kỷ niệm 100 năm khởi nghĩa Yên Thế được tổ chức tại đồn Phồn Xương, thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế. Từ lễ kỷ niệm đã trở thành một lễ hội mới- hội Yên Thế đã gây được tiếng vang lớn trong và ngoài tỉnh, và được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ. Lễ hội được tổ chức vào ngày 16/3 dương lịch hàng năm.

Lễ hội bắt đầu là bài diễn văn khai hội nói về ý nghĩa của phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế và khẳng định tinh thần của cuộc khởi nghĩa đời đời bất diệt. Tiếp theo là lễ diễu hành biểu dương sức mạnh, sự uy nghi và đẹp đẽ- đây cũng là lúc làm cho không khí ngày hội trở nên sôi động nhất bằng các trò diễn, đóng vai Hoàng Hoa Thám và các đoàn quân của ông... khơi lại một thời lịch sử hào hùng của ông cha ta.

Ngay sau lễ diễu hành, các trò vui lần lượt được tổ chức ở nhiều địa điểm: vật, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đu,... hay thi cắm trại của học sinh các trường bên sườn đồi đối diện,... cứ như thế, nơi nào trong khu vực lễ hội cũng chật kín người xem và tham dự.

Hội Yên Thế như đã thấm vào lòng dân nơi đây tự lúc nào, hàng năm cứ vào ngày này, nhân dân trong vùng lại tưng bừng về đây trảy hội. Đồng thời thu hút rất nhiều khách thập phương, khách tham quan du lịch.

Lễ hội ở Bắc Giang nói riêng hay lễ hội ở khắp các vùng miền trong cả nước nói chung là một dịp để mọi người gặp gỡ, trao đổi, thăm hỏi, giao duyên. Trẻ già, trai gái, ai ai cũng vui vẻ thảnh thơi. Đó chính là hạnh phúc, là tinh thần đoàn kết thân ái, là niềm vui và đó cũng là sự giao hoà của một làng quê trong một năm trời. Thông qua các tín ngưỡng, nghi thức thờ cúng các danh nhân lịch sử văn hoá, đồng thời thông qua các hình thức diễn xướng, các trò chơi dân gian truyền thống, không chỉ góp phần tạo nên và phát triển không ngừng truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam, mà còn thấy được lịch sử phát triển của một miền quê từ xa xưa đến hiện tại, qua đó khơi dậy tình cảm quê hương, giáo dục truyền thống và tinh thần cộng đồng làng xã. Như vậy, với đặc trưng cơ bản của mình, lễ hội đã khẳng định giá trị văn hoá, nhân văn của con người, hướng con người vươn tới những ước mơ tốt đẹp. Vì thế nên nó sẽ mãi trường tồn và thu hút được đông đảo nhân dân tham gia.
5
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
07/03/2017 14:25:32
Lễ hội Xương Giang xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang:

Lễ hội Xương Giang bắt đầu mở ra trên đất Bắc Giang vào năm 1998 và được duy trì liên tục từ đó đến nay. Đây là lễ hội được xây dựng trên cơ sở chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang năm 1427 của quân dân Đại Việt chống lại và đập tan gần 10 vạn quân xâm lược Minh trong gần một tháng tại địa bàn Lạng Sơn và Bắc Giang ngày nay. Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang chính là chiến thắng quyết định cho nền độc lập dân tôc ta ở thế kỷ XV. Vì thế lễ hội Xương Giang là một lễ hội phản ánh lịch sử hào hùng chống xâm lăng của dân tộc, thông qua các hình tượng văn hoá ngay trên mảnh đất Xương Giang lịch sử. Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 6, 7 tháng giêng âm lịch hàng năm tại khu vực tượng đài xã Xương Giang- được xây dựng nền thành Xương Giang xưa thuộc thành phố Bắc Giang.

Trong ngày chính hội mùng 6 tháng giêng, cùng với cuộc rước hoành tráng là lễ dâng hương được tổ chức long trọng. Các lễ chào cờ, đọc diễn văn, đọc “Đại Cáo Bình Ngô”, lễ múa ra quân được tiến hành trang nghiêm trong nhạc hiệu trầm hùng và thúc giục lòng người. Ngay sau đó hàng loạt các trò chơi dân gian được tổ chức: cờ người, vật, bóng đá, chọi gà, đu,... và các hoạt động văn nghệ hát chèo, tuồng, giao lưu văn nghệ diễn ra đến hết hội.

Cùng ngày đó, hội làng Thành xã Xương Giang và hội làng Vẽ phường Thọ Xương diễn ra ở đình, chùa hai làng cũng được tổ chức tạo nên không gian rộng lớn cho lễ hội Xương Giang thu thút đông đảo nhân dân trong vùng về trảy hội.
0
0
Quế Nguyễn
11/01 21:31:27

Lễ hội Yên Thế được bắt nguồn từ lễ hội cầu mùa ở Phồn Xương. Từ xa xưa, cư dân làng Trung, xóm Trung, xóm Chẽ và thôn Đồng Nhân thường tổ chức lễ hội này tại đình và đền Phồn Xương, thuộc thị trấn Cầu Gồ và xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 (Âm lịch). Trong thời kỳ khởi nghĩa Yên Thế, Hoàng Hoa Thám (tức Đề Thám) - lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa, đã đổi lịch tổ chức hội này sang trung tuần tháng Giêng.

Sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại, lễ hội Phồn Xương không còn được tổ chức với quy mô và diễn trình như trước. Thay vào đó, nhân dân Phồn Xương thường tổ chức hội vào ngày 5 tháng Giêng (ngày giỗ của Hoàng Hoa Thám) để tưởng nhớ vị anh hùng của dân tộc. Năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế, tỉnh Hà Bắc đã quyết định tổ chức Lễ hội Phồn Xương vào 3 ngày 15, 16 và 17 tháng 3 Dương lịch hàng năm và lấy tên là Lễ hội Yên Thế.

Diễn trình của lễ hội như sau:

Sáng 16 tháng 3 là chính hội, chính quyền và nhân dân tổ chức khai hội, rước đón đội ngựa từ làng Hả lên Phồn Xương, sau đó là lễ diễu hành của các lực lượng trong toàn huyện và tổ chức dâng hương tưởng niệm người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám cùng những nghĩa sỹ tham gia khởi nghĩa. Đoàn rước của xã Phồn Xương rước nồi hương từ chùa Lèo về khu vực tổ chức lễ hội. Đi đầu là đoàn múa lân, sư tung cờ ngũ hành, phía sau là kiệu, trên kiệu đặt một mâm xôi gấc và thủ lợn đã luộc chín. Kiệu do bốn trai đinh khiêng, hai bên có hai người che tàn và lọng, phía sau là các cụ trong hội người cao tuổi, với trang phục truyền thống, sau cùng là nhân dân trong xã, ăn mặc chỉnh tề cùng tiến vào lễ đài. Những người tham gia khiêng kiệu, vác cờ, tàn, lọng đều mặc áo đỏ, đầu chít khăn đỏ, cả đoàn rước khí thế, trang nghiêm tiến vào lễ đài, kiệu được đặt phía trước bên trái tượng đài.

Tham gia rước kiệu bát cống của thị trấn Cầu Gồ gồm 8 trai tân được nhân dân thị trấn tuyển chọn, mặc quần áo nậu, đầu chít khăn đỏ. Mâm ngũ quả, xôi oản được đặt trên kiệu. Khi giờ lành đến, cả đoàn bắt đầu tiến về hội trường trung tâm. Đi đầu đoàn rước là đội múa lân, sư, có các anh hề, chú tễu nhảy múa theo nhịp trống, đi sau là cờ ngũ hành, tiếp đó là 10 trai đinh, trang phục áo nậu, đầu chít khăn đỏ, tay cầm bát bửu đi thành hai hàng, phía sau là kiệu. Đi hai bên kiệu là hai người cầm lộng che, tiếp sau là các cụ ông trong trang phục quần áo tế, chân đi hia, sau nữa là các cụ bà trong trang phục quần áo màu vàng, sau cùng là các ban, ngành, đoàn thể và bà con nhân dân trong thị trấn. Kiệu của thị trấn Cầu Gồ đặt ở phía bên phải tượng đài. Hai kiệu của thị trấn Cầu Gồ và xã Phồn Xương đứng uy nghiêm hai bên tượng đài, bên dưới là đoàn đại biểu, khách thập phương cùng về dự hội xếp thành hàng, trang nghiêm, trước tượng đài Hoàng Hoa Thám.

Đúng 8 giờ, buổi lễ được bắt đầu, Lãnh đạo (tỉnh/huyện) thay mặt Ban tổ chức lên đọc diễn văn khai Hội, ôn lại truyền thống hào hùng của nghĩa quân Yên Thế. Sau diễn văn khai hội là ba hồi chiêng trống. Tiếp đó, Đoàn Nghệ thuật chèo Bắc Giang diễn lại buổi lễ tế cờ năm xưa của nghĩa quân Đề Thám. Sau lễ tế cờ long trọng, đoàn đại biểu của tỉnh, huyện, các xã, nhân dân và khách thập phương lần lượt lên dâng hương trước tượng đài. Khi lễ khai hội kết thúc, tại đồn Phồn Xương (trong đền thờ Bà Ba), nhân dân chẩn bị lễ vật để tế linh hồn các nghĩa quân. Lễ vật cúng tế bao gồm 5 mâm lễ có đầy đủ gà, bánh dầy, cơm nắm, bánh gio, chè lam, xôi, thịt lợn ba chỉ luộc, rau diếp, 6 chiếc bát con, 6 đôi đũa, rượu, bánh chưng vuông, muối trắng, muối vừng.

Sau những nghi lễ trang trọng, các trò diễn dân gian trong hội rất sôi nổi, sinh động và thu hút được đông đảo cộng đồng và du khách tham gia: thanh thiếu niên, học sinh tham gia cắm trại, biểu diễn võ thuật, thi bắn súng, bắn cung nỏ, thi đấu cờ người, đu, vật, bóng chuyền, bóng đá, thi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Yên Thế,… các đoàn nghệ thuật quần chúng biểu diễn, chiếu phim về Đề Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Lễ hội Yên Thế đã khích lệ tinh thần nhân dân Yên Thế nói riêng, nhân dân Bắc Giang nói chung, cùng hướng về người anh hùng dân tộc và các nghĩa sĩ, để cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình, xã hội,… Lễ hội đã trở thành một món ăn tinh thần, không thể thiếu đối với cư dân nơi đây và là di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng các dân tộc huyện Yên Thế, đó là: tinh thần đoàn kết, thượng võ, bất khuất, yêu nước, yêu chuộng hòa bình,... Lễ hội Yên Thế cũng phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, thể hiện ở các nghi lễ của người Việt, các trò chơi dân gian độc đáo của người Tày, Nùng,… liên tục được kế thừa và phát huy trong đời sống. Hiện nay Lễ hội Yên Thế đã trở thành một lễ hội lớn, quen thuộc với nhân dân huyện Yên Thế nói riêng, nhân dân Bắc Giang nói chung.

Lễ hội Yên Thế là một lễ hội lớn, gắn liền với Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế - di tích quốc gia đặc biệt. Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ hội Yên Thế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Lễ hội truyền thống./.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư