Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết trình về đặc sản Ninh Bình

3 trả lời
Hỏi chi tiết
534
2
0
mỹ hoa
21/03/2018 19:46:23
Từ hơn 100 năm nay, món cơm cháy đã được lưu truyền và trở thành đặc sản ẩm thực vùng đất Cố Đô. Cơm cháy đi vào lòng người qua những câu thơ:

"Rượu ngon cơm cháy thịt dê
Ninh Bình chào đón khách về tham quan”...

Theo tương truyền, thời Pháp thuộc cuối thể kỷ 19, ở Ninh Bình có người thanh niên trẻ tuổi tên Đinh Hoàng Thăng ra Hà Nội làm công cho một hiệu ăn lớn của người Hoa. Hoàng Thăng đem lòng yêu con gái ông chủ nhưng bị nhà chủ phản đối. Do không lấy được con gái ông chủ, Hoàng Thăng bỏ việc, trở về quê nhà. Trong thời gian làm việc tại hiệu ăn, Hoàng Thăng đã học được không ít bí quyết chế biến các món ngon, ông đã sáng tạo xây dựng một nhà hàng ăn chuyên về cơm cháy. Sau này, Đinh Hoàng Thăng lại được ông chủ cũ mời cộng tác mở nhiều nhà hàng mới và gả con gái cho. Từ đó, món cơm cháy thơm ngon do ông làm ra luôn gắn liền với câu chuyện tình yêu cảm động. Sau thành công của ông, nhiều cửa hàng khác dần mọc lên với món đặc sản - cơm cháy Ninh Bình.
Món cơm cháy bao gồm cơm cháy, thịt bò hoặc tim, cật lợn xào với hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua. Công đoạn nấu cơm để làm cơm cháy cũng đòi hỏi cầu kì, tỉ mỉ. Để có món cơm cháy thơm ngon thì người ta thường dùng gạo nếp Hương, hạt gạo tròn và trong. Gạo phải được nấu lên sao cho thật vừa nước, đủ độ dẻo. Nấu bằng than củi là tốt nhất và phải giữ cho lửa thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi, không chỗ dày, chỗ mỏng. Người ta thường dùng nồi gang dày để nấu cơm. Khi cơm chín tới phải nhanh lấy hết ra chỉ để lại phần cháy dưới đáy nồi. Rồi tiếp tục đun, lúc này vừa đun phải vừa xoay tròn nồi cho cơm chín đều, lớp cơm cháy mỏng, trắng đều sẽ được hình thành và tự bong ra khỏi thành nồi
Tiếp đó, những miếng cháy được lấy ra khỏi nồi bẻ vừa vặn và đem phơi (hoặc sấy) cho thật khô để dễ bảo quản, cơm cháy thường được đem bọc kín trong túi nilon dùng dần. Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo. Khi ăn mới cho những miếng cháy vào chảo dầu sôi chiên lên. Nếu chiên để qua buổi, qua ngày, cơm sẽ bị hôi dầu và bã, không ngon. Thưởng thức cơm cháy Ninh Bình, thực khách cảm nhận được cả vị nắng xen kẽ trong từng hạt cơm và chất chứa cả những tinh hoa trong hạt “ngọc thực” chắt chiu những tần tảo của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ.
Những miếng cơm cháy giòn tan còn trở nên hấp dẫn hơn bởi các loại nước chấm ăn kèm. Nước sốt sóng sánh vị của nước mắm mỡ hành, ruốc… cũng có khi là tương nếp luôn là sự lựa chọn hàng đầu khi thưởng thức cùng cơm cháy. Tại nhiều nhà hàng ở Ninh Bình, nước sốt được làm từ chính thịt dê tạo nên sự kết hợp độc đáo cho hai món ăn đặc sản nơi đây. Nước sốt ăn kèm cơm cháy thường có vị cay, thơm, đủ độ sánh để ngấm vào miếng cháy.
Cơm cháy được người dân nơi đây chế biến và bày bán quanh năm, bất kể mùa đông hay mùa hè. Ngày lạnh người ta thưởng thức món cơm cháy chà bông (ruốc), còn mùa nóng là cơm cháy kèm nước sốt thơm ngon.
Ngày nay, ở Ninh Bình có nhiều nơi kinh doanh món cơm cháy, nhưng món cơm cháy gia truyền của ông Hoàng Thăng thường được dân gian coi là nổi tiếng nhất. Đó là món cơm cháy mang theo dự vị ngọt ngào, thiết tha của những người yêu nhau trong sự đợi chờ mà còn lưu giữ và gửi gắm vào đó một thông điệp ngọt ngào: “hãy vươn lên trong cuộc sống, luôn mở rộng vòng tay, hạnh phúc sẽ đến”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
21/03/2018 20:07:17

Nếu đặc sản dê núi đá đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, thường xuất hiện tại những trung tâm ẩm thực lớn của đất nước như Hà Nội, Sài Gòn, Hạ Long…Rượu Kim Sơn nổi tiếng với hương vị đặc trưng và “sức mạnh” có thể làm gục ngã bất cứ “tay chơi” sành sỏi nào. Thì cơm cháy, thứ đặc sản hàng trăm năm của mảnh đất Cố đô lại là món quà độc đáo cho du khách thập phương khi tới đây thăm quan.

Vựa lúa châu thổ sông Hồng, nơi có đất đai màu mỡ phì nhiêu hàng năm, cho sức cung dồi dào các loại lúa gạo ngon như: gạo tám Hải Hậu, gạo dự, nếp hương… Nét độc đáo của cơm cháy Ninh Bình là được chế biến từ nguyên liệu quê hương phong phú như vậy.

Tương truyền, cơm cháy Ninh Bình được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19), do một chàng thanh niên người Ninh Bình tên là Hoàng Thăng học được và phát triển từ một món ăn của người Hoa, sau đó mở rất nhiều tiệm ăn ở Hà Nội lẫn Ninh Bình. Từ đó món cơm cháy được lưu truyền, phát triển và trở thành một đặc sản của vùng đất Cố đô. Ngày nay, còn có riêng một dòng cơm cháy gia truyền nổi tiếng và thơm ngon mang tên Hoàng Thăng.

Cơm cháy hẳn là món ăn được nhiều người ưa chuộng khi đến vùng đất Cố đô. Địa bàn phát triển loại hình ẩm thực này chủ yếu là ở ven đường quốc lộ 1, thành phố Ninh Bình và các khu du lịch. Từ khi Ninh Bình phát triển mạnh các khu du lịch, đặc sản thịt dê núi cũng góp phần giúp cơm cháy Ninh Bình phát triển vì nước sốt chan cơm cũng sử dụng thịt dê, thịt dê ít béo nên có thể ăn với cơm cháy mà không ngán. Hầu như các nhà hàng ăn ở đây đều cung cấp thịt dê núi đi kèm với cơm cháy. Cơm cháy không chỉ là món ăn truyền thống của mỗi gia đình ở Cố đô Hoa Lư… mà còn được bày bán như món quà du lịch cho khách thập phương.

Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, vị thơm cốm mới mà vẫn nặng nghĩa tình phù sa. Cơm cháy ngon, đúng tiêu chuẩn phải chọn gạo rất cầu kỳ, thường là gạo tẻ thơm dẻo, pha thêm tỷ lệ thích hợp với gạo nếp hương hoặc tám thơm. Để tạo xém, người ta thường dùng nồi gang dày để nấu cơm. Khi cơm chín thì lấy ra, chỉ để lại phần dính đáy nồi và tiếp tục cấp nhiệt. Thời gian tạo xém khoảng vài chục phút là vừa. Trong khi nấu, cần xoay tròn nồi cho nóng đều, lớp cơm cháy mỏng, trắng đều sẽ được hình thành và tự bong ra khỏi thành nồi. Người ta lấy ra phơi hoặc sấy khô rồi đem bọc kín trong túi nilon dùng dần. Khi ăn mới cho những miếng xém vào chảo dầu sôi chưng lên.

Cơm cháy được người dân nơi đây chế biến và bày bán quanh năm, bất kể mùa đông hay mùa hè. Ngày lạnh người ta thưởng thức món cơm cháy chà bông, còn mùa nóng là cơm cháy kèm nước xốt dẻo thơm. Hương vị đặc biệt của nó còn nằm ở sự kết hợp giữa miếng cơm và các loại thức ăn kèm. Cầu kỳ hơn, người ta khéo léo khi dùng nước sốt, nước mắm mỡ hành, tôm băm hoặc thịt chà bông… làm thức ăn kèm cho món đặc sản này. Thông thường có thịt hoặc tim, cật lợn làm súp với một số loại rau như hành tây, nấm rơm và cà chua. Nước xốt ăn kèm cơm cháy thường có vị cay, thơm, đủ độ sánh để ngấm vào miếng cháy

0
0
Aikatsu
25/03/2018 16:16:11
có ai làm bài dê núi cho mk được hông??

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo