Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (Quê Hương)

Ở khổ thơ thứ hai bài Quê hương (Tế Hanh)hãy:
-Gạch chân từ khoá và giải nghĩa
-Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
-Viết đoạn văn diễn dịch phân tích khổ thơ
1 trả lời
Hỏi chi tiết
354
2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
11/04/2019 20:04:33
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
-Gạch chân từ khoá và giải nghĩa
+ tuấn mã : con ngựa
+ Trường giang : đồi núi
-Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
+ "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" từ 'hăng'' trong câu thơ này có nghỉa là hăng hái, gợi lên khí thế mạnh mẽ khi ra khơi của người làm nghề chài lưới. Chiếc thuyền nhẹ được so sánh "hăng" như con tuấn mã (loài ngựa tơ, khỏe, đẹp và chạy rất nhanh) cho thấy cảnh những con thuyền lướt sóng đầy tự tin, mạnh mẽ của người dân chài lưới như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường.
+ "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang." câu thơ này sử dụng những động từ mạnh như "phăng", "mạnh mẽ" làm cho người đọc, người nghe cảm nhận được cảnh ra khơi đầy quyết tâm, oai hùng, mạnh mẽ của người dân chài lưới.
-Viết đoạn văn diễn dịch phân tích khổ thơ "Hăng" nghĩa là hăng hái, hăng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt trường giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". Trước đây, nhà thơ viết: "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang", nhưng sau này, tác giả thay chữ "mạnh mẽ" bằng chữ "vội vã". Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khẩn trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng bạc, thành "chiếc buồm vôi":"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ"."Trương" là "giương" lên cao to, được gió thổi căng phồng đê "bao la thâu góp gio". Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng". Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ "rướn" là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo