Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu hai tác giả Phạm Tiến Duật và Chính Hữu

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.417
2
0
Deano
29/10/2017 08:25:35
Phạm Tiến Duật

Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941 — 2007), quê Thanh Ba – Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ vãn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1964), Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội là phóng viên mặt trận, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chông Mĩ cứu nước.

Thd Phạm Tiến Duật tập trung vào đề tài người lính và cô thanh n:~n xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Giọng điệu sôi nổi. trẻ trum. h n nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

Tác phẩm chính: vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), Thơ một . há đường (1971), Ở hai đầu núi (1981), vầng trăng và những quầng lưa H9i ì). Nhóm lửa (1996),…
______________________________________________________________
Chính Hữu
Chính Hữu (15 tháng 12 năm 1926[1] - 27 tháng 11 năm 2007), tên thật là Trần Đình Đắc, là một nhà thơ Việt Nam, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật đợt hai (năm 2000).
Ông sinh tại Vinh (Nghệ An). Nguyên quán của ông là huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước cách mạng tháng Tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Ông còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ.

Ông mất ngày 27 tháng 11 năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội.
Tác phẩm chính
 

  • Đầu súng trăng treo (tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1966)
  • Thơ Chính Hữu (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1997)
  • Tuyển tập Chính Hữu (Nhà xuất bản Văn học, 1998)
________________________________________

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bông
29/10/2017 15:19:48
Phạm Tiến Duật
Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và tiếng Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt nam. Ông sống ở Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng là người dẫn chương trình của một chương trình dành cho người cao tuổi của kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam.

Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001và được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.

Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký lệnh tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì cho nhà thơ Phạm Tiến Duật

Ngày 4 tháng 12 năm 2007, vào khoảng 8:50, ông mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi

Chính Hữu
Chính Hữu (15 tháng 12 năm 1926 - 27 tháng 11 năm 2007), tên thật là Trần Đình Đắc, là một nhà thơ Việt Nam, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuậtđợt hai (năm 2000).

Tiểu sử hoạt động
Ông sinh tại Vinh (Nghệ An). Nguyên quán của ông là huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước cách mạng tháng Tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Ông còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo(1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ.

Ông mất ngày 27 tháng 11 năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội.

Tác phẩm
Đầu súng trăng treo (tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1966)
Thơ Chính Hữu (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1997)
Tuyển tập Chính Hữu (Nhà xuất bản Văn học, 1998)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×