Nằm trong mạch nguồn văn học dân tộc, văn chương yêu nước của Nguyễn Trãi cũng mang những dòng chảy chung đó. Song, do yếu tố thời đại, do cách nhìn lịch sử có nhiều tiến bộ nên tư tưởng yêu nước trong văn chương Nguyễn Trãi có thêm những điểm mới mẻ. Với ông, yêu nước còn gắn liền với yêu dân, thương dân.Ngay cả trong những dòng chảy truyền thống, ta vẫn thấy có sự mới mẻ trong tư tưởng của Nguyễn Trãi.1
Yêu nước gắn liền với yêu dân, thương dân. - Việt Nam nằm trong vùng văn hóa phương Đông nên từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng lớn từ các tư tưởng văn hoa phương Đông, nhất là Nho giáo.Sách Khổng Tử dạy vua là thiên tử, bề tôi phải trung thành với vua, không được phép hai lòng. Bởi vậy, tư tưởng yêu nước theo quan điểm Nho giáo là trung quân ái quốc, tôi trung không thờ hai chủ. Ngẫm lại các tác phẩm văn học của các tác giả trước Nguyễn Trãi ta đều thấy nhuần thấm tư tưởng đó.VD. Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt.Bài thơ ra đời như một lời sấm truyền, thánh vọng bên sông Như Nguyệt, khi đội quân nhà Lí do Lí Thường Kiệt làm chủ soái đang tiến đánh giặc Tống xâm lược.Bài thơ ngắn gọn đã thể hiện rõ lòng yêu nước qua niềm tự hào về chủ quyền độc lập dân tộc và quyết tâm đánh đuổi kẻ thù.Lời thơ thể hiện rõ tư tưởng trung quân ái quốc của thời phong kiến:Nam quốc sơn hà Nam Đế cư. ….thiên thưSông núi nước Nam là của Nam Đế. Điều đó đã được ghi rõ ở sách trời. Rõ ràng, khi nói về chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả đã gắn liền với một vị vua cụ thể.Đó là người đứng đầu, là người đại diện cho dân tộc.Cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm là để bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc, cũng là thể hiện sự trung thành đối với vua.VD. Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.Bài Hịch ra đời trong hoàn cảnh nước Đại Việt chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2. Hưng Đạo Đại Vương ra lời hịch kêu gọi tướng sĩ dưới quyền hãy tập trung học tập binh thư yêu lược, rèn luyện võ nghệ để bảo vệ đất nước khi giặc Mông Thát tràn sang.Điều đó trước hết là thể hiện lòng trung đối với chủ tướng, đối với vua. TRần Quốc Tuấn chỉ rõ: Ta cùng các ngươi coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau hoạn nạn, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười… Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn…..Lúc bấy giờ chủ tớ ta sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào. Chẳng những thái ấp của ta không 2 còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất… Nếu đánh đuổi giặc ngoại xâm thì..chẳng những thái ấp của ta vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng… Vị thủ lĩnh đội quân nhà Trần đã kêu gọi tướng sĩ dưới quyền tận trung với chủ tướng, hiểu rộng ra là tận trung với vua, thể hiện bằng việc học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ để đánh giặc cứu nước lúc nguy nan. Đó là yêu nước.Mở đầu bài Hịch, Trần Quốc Tuấn dẫn ra các tấm gương về những vị tướng dưới quyền tận trung với vua (Kỉ Tín đem mình chết thay cho Cao Đế, Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương, Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ…) chính là muốn răn dạy các tưỡng sĩ của mình phải tận trung với vua, với chủ tướng.- Đến Nguyễn Trãi, ông vừa kế thừa vừa phát triển tư tưởng yêu nước trong văn học trước đó. Yêu nước là phải đánh giặc ngoại xâm khi đất nước nguy nan nhưng không phải là trung quân ái quốc, không phải vì trung thành với một ông vua cụ thể nào mà là vì yêu dân, thương dân.+ Lí do: Thời đại của Nguyễn Trãi, nhà Trần đã suy vi, nhà Hồ tiếm quyền khong duoc long dan. Nhà Minh lại mượn cớ phù Trần, diệt Hồ để cướp nước ta, bắt vua nhà Hồ về phương Bắc, lại âm mưu đồng hóa dân tộc ta.Như vậy, thời đại đó đâu có minh quân để trung thành. Tận trung với những kẻ ăn chơi xa đọa, bất tài chẳng phải là ngu trung đó sao? Nguyễn Trãi đã nhận ra bản chất của thời đại để có thái độ ứng xử phù hợp.Quá trình kiên trì đấu tranh, sát cánh cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh của Nguyễn Trãi trước hết là vì yêu dân, thương dân. Quá trình đấu tranh ấy cũng phải dựa vào sức dân là chính vì triều đình đã tan rã, quân đội không còn. (thời trước đó: Triều đình ở buổi hưng thịnh, đánh giặc dựa vào sức mạnh quân đội triều đình là chính)+ Biểu hiện.. Mục đích chính của trừ bạo là để an dân.Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo.. Thương xót nhân dân bị quân giặc đàn áp, bóc lột dã manNướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn….tai vạ