A. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt (thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Bằng Việt hấp dẫn ng` đọc bởi sự trong trẻo, mượt mà và chiều sâu triết lí); về bài thơ Bếp lửa (chú ý hoàn cảnh sáng tác)
- Nổi bật trong bài thơ là tình bà cháu.
B. Thân bài: Suy nghĩ, cảm nhận of bản thân về tình bà cháu trong bài thơ:
Tình bà cháu thắm thiết, cảm động được khơi gợi wa hình ảnh bếp lửa.
- Hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm / Một bếp lửa ấp iu nồng đượm khơi gợi kỷ niệm thời thơ ấu bên ng` bà. Bếp lửa hiện lên trong kí ức như tình bà ấm áp, như sự đùm bọc of bà.
- Những suy ngẫm về ng` bà: đó là những suy ngẫm về cuộc đời nhiều gian khổ nhưng giàu hi sinh, tần tảo of ng` bà. Bà là ng` nhóm lửa, cũng là ng` giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình: Mấy chục năm r, đến tận bây giờ / Bà vẫn giữ thói wen dậy sớm / Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm... Bà ko chỉ là ng` nhóm lửa, giữ lửa mà còn là ng` truyền lửa - ngọn lửa of sự sống, of niềm tin cho các thế hệ mau sau: R sớm r chìu lại bếp lửa bà nhen / 1 ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn / 1 ngọn lửa chứa niềm tyn dai dẳng... - Đứa cháu dù ik xa, vẫn ko thể quên bếp lửa of bà, ko quên tấm lòng thương yêu đùm bọc of bà. Bếp lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tyn, nâng bước cháu trên chặng đường dài. Kỳ diệu hơn, ng` cháu nhờ hiểu và yêu bà mà thêm hiểu nhân dân, dân tộc mình. Bếp lửa và bà đã trở thành biểu tượng cho hình ảnhquê hương xứ xở.
C. Kết bài: Đánh giá chung:
- Bài thơ khiến ng` đọc xúc động bởi tình cảm bà cháu chân thành, thắm thiết. Nhà thơ đã khéo sử dụng hình ảnh bếp lửa. Đây là 1 sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có giá trị thẩm mĩ cao: vừa cụ thể, chân thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện chiều sâu triết lý of bài thơ.
- Tình cảm yêu quý, biết ơn of ng` cháu đối vs bà trong bài thơ chính là biểu hiện cụ thể of tình yêu thương, sự gắn bó vs gia đình, quê hương, điểm khởi đầu of tình yêu đất nc.