Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX như thế nào?

9 trả lời
Hỏi chi tiết
5.141
6
2
Nguyễn Thành Trương
06/03/2018 20:41:19
Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng ; nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt thêm.
Trong bối cảnh đó, các trào lưu cải cách duy tân ra đời.
Trước tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thành Trương
06/03/2018 20:42:48
Nguyên nhân khủng hoảng do lập lại những sai lầm chủ quan duy ý chí trong quan điểm chính trị, trong điều hành kinh tế của Liên Xô. Từ năm 1975 đến 1986, hầu hết các tổ chức xã hội dân sự (CSO) chính thức bị hành chính hóa, được bao cấp và kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Trong cơ chế này các tổ chức CSO hầu như mất đi vai trò năng động và tự chủ của mình trong việc huy động các nguồn lực cho xã hội, cũng như đại diện cho lợi ích của các thành phần trong xã hội. Hơn thế các hộ gia đình cũng thiếu đi tính tự chủ và tự do kinh tế và dân sự, cho nên thiếu đi nền tảng để phát triển các tổ chức CSO như mong đợi gây bất bình và chay ỳ trong dân chúng.
Sau thời gian này, nhận ra những sai lầm trong đường lối chính trị - kinh tế, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế theo định hướng thị trường Việt Nam, đã trở thành một trong những nước có nền kinh tế năng động tăng trưởng cao nhất ở khu vực Đông Nam Á và châu Á. Đổi mới kinh tế thực chất là tự do hóa các hoạt động kinh tế của khu vực ngoài Nhà nước phát triển, bên cạnh đó khu vực quản lý Nhà nước được cải cách một bước, làm giảm sự can thiệp của Nhà nước và tăng quyền tự do kinh tế và dân sự công dân. Trong công cuộc đổi mới, Việt Nam cũng đã tham khảo các quan điểm chính trị - kinh tế của CNXH ở Trung Quốc và áp dụng theo cách riêng của mình đề phù hợp với tình hình đất nước.
0
0
Nguyễn Thành Trương
06/03/2018 20:43:37
* Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì:
- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.
- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.
1
0
Nguyễn Thành Trương
06/03/2018 20:44:33
Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ :
- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
- Đinh Vãn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.Ế.
- Nguyễn Lộ Trạch (1877. 1882) : đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
1
0
Nguyễn Thành Trương
06/03/2018 20:46:37
Do các đề nghị mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết 2 mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. 
Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh nên không chấp nhận các đề nghị cải cách. 
Tác dụng: Gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời
4
0
Nguyễn Diệu Hoài
06/03/2018 20:48:27
Câu 1:  Nửa cuối thế kỉ XIX, tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục rỗng
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ
- Tài chính cạn kiệt
- Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn
- Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt
Chúc bạn học tốt
3
0
Nguyễn Diệu Hoài
06/03/2018 20:52:03
Câu 2: Nguyên nhân
Vào những năm của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế , xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
Chúc bạn học tốt
 
4
0
Nguyễn Diệu Hoài
06/03/2018 20:55:40
Câu 3: Các quan lại, sĩ phu đưa ra đề nghị cải cách vì
- Đất nước đang trong tình trạng nguy khốn
- Muốn nhà nước giàu mạnh để chống lại sự xâm lược của kẻ thù
- Vì lòng yêu nước thương dân
=> Các sĩ phu yêu nước thức thời đã đưa ra những đề nghị cải cách, yêu cầu đổi mới ngoại trị, ngoại giao. kinh tế, văn hóa
Chúc bạn học tốt
3
0
Nguyễn Diệu Hoài
06/03/2018 21:05:30
Câu 6:
- Các đề nghị cái cách của nước ta không được thực hiện vì': triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng của đất nước. Tuy bất lực những trước khó khăn của đất nước nhưng họ vẫn từ chối mọi cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có thể thực hiện được, gây trở ngại cho việc thực hiện những nhân tố mới của xã hội. Vì vậy làm cho đất nước luẩn quẩn trong vòng lạc hậu, bế tắc của chế độ phong kiến đương thời
Ý NGHĨA
- Các đề nghị cải cách không được thực hiện nhưng đã gây được tiếng vang lớn - dám tấn công tư tưởng phong kiến bảo thủ, lỗi thời, đồng thời nó cũng phản ánh nhận thức mới của những người Việt Namyêu nước có tri thức và thức thời
- Những tư tưởng cải cách này đã gớp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX
Chúc bạn học tốt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo