3.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính sách phát triển giáo dục của chính quyền đô hộ chỉ theo chiều “nằm”, tức là hệ Tiểu học 6 năm chỉ có từ lớp 1 đến lớp 3; những thành phố lớn như: Hà Nội, Nam Định, Vinh, Huế, Quy Nhơn, Sài Gòn, Mỹ Tho mới có trường cấp 2; trường cấp 3 chỉ có 3 trường ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Do đó, dân số nước ta với khoảng 20 triệu người, nhưng 95% dân cư rơi vào cảnh “mù chữ”, chỉ có 5% biết chữ, người có trình độ đại học đếm trên đầu ngón tay. Cách mạng Tháng Tám thành công, đưa nhân dân lên vị trí người làm chủ đất nước. Dựa trên tư tưởng đặc biệt chú ý tới giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ chưa đầy một tuần sau khi tuyên bố Việt Nam độc lập, ngày 8-9-1945, Chính phủ đã ra 3 sắc lệnh về phát triển bình dân học vụ, nhằm giúp cho dân ta thoát nạn mù chữ.