Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tóm tắt văn bản Chiếu dời đô

4 trả lời
Hỏi chi tiết
3.310
11
1
Nguyễn Duy Mạnh
01/06/2018 22:02:31
Lí Thái Tổ sau thời gian ngắn lên ngôi đã đưa ra quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, về sau đổi tên là Thăng Long .“Chiếu dời đô” tác phẩm đã nêu lên một số viện dẫn từ sử sách Trung Quốc về cuộc dời đô: “Bàn Canh năm lần dời đô”, “Thành Vương cũng ba lần dời đô”. Cuộc dời đô lần này phù hợp với mệnh trời, lòng dân đồng thuận, việc đời đô đã được tính toán cho con cháu đời sau. Nhà vua phê phán các đời trước đó là nhà Đinh và nhà Lê không goi gương nhà Thương mà cứ để kinh đô ở Hoa Lư.Nhà vua ca ngợi Đại La là nơi thích hợp để làm kinh đô của Đại Việt. Đại La “ở vào nơi trung tâm trời đất… “được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”, “Địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng”. Tác giả còn ca ngợi Đại La là “Chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Thiên thời địa lợi nhân hòa mọi yếu tố đều thuận lợi để đóng đô tại đây.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
5
Huyền Thu
01/06/2018 22:02:59

Lí Thái Tổ sau thời gian ngắn lên ngôi đã đưa ra quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, về sau đổi tên là Thăng Long .“Chiếu dời đô” tác phẩm đã nêu lên một số viện dẫn từ sử sách Trung Quốc về cuộc dời đô: “Bàn Canh năm lần dời đô”, “Thành Vương cũng ba lần dời đô”. Cuộc dời đô lần này phù hợp với mệnh trời, lòng dân đồng thuận, việc đời đô đã được tính toán cho con cháu đời sau. Nhà vua phê phán các đời trước đó là nhà Đinh và nhà Lê không goi gương nhà Thương mà cứ để kinh đô ở Hoa Lư.Nhà vua ca ngợi Đại La là nơi thích hợp để làm kinh đô của Đại Việt. Đại La “ở vào nơi trung tâm trời đất… “được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”, “Địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng”. Tác giả còn ca ngợi Đại La là “Chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Thiên thời địa lợi nhân hòa mọi yếu tố đều thuận lợi để đóng đô tại đây.Việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La là quyết định đúng đắn, hợp lý, thuận với lòng dân và thể hiện tầm nhìn sâu rộng của Lí Thái Tổ.

4
3
Huyền Thu
01/06/2018 22:06:30
Chiếu dời đô" sự bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội ngày nay) khi Lý Công Uẩn mới được tôn lên làm hoàng đế → Một triều đại hưng thịnh ghi dấu ấn những chiến công và những thành tựu quan trọng về văn hóa phật giáo cho dân tộc.Kinh đô là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước . Nhìn vào kinh đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc. Kinh đô có ý nghĩa rất lớn. Việc lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào đến tương lai đất nước.Nói tới việc dời đô → Lý Công Uẩn có một quyết tâm lớn, có tầm nhìn xa đến tương lai.Chiếu dời đô không phải là hành động, ý chí của một người. Nó còn thể hiện xu thế tất yếu của lịch sử. Lý Công Uẩn hiểu thấu khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử.Để bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng Đại Việt thành một quốc gia vững mạnh → Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường → Tìm nơi "Trung tâm trời đất ", nơi có địa thế thuận lợi để lập đô.Lý Công Uẩn đã nhìn thấy những thuận lợi ấy của Đại La. Thể hiện được tầm nhìn chiến lược của Lý Công Uẩn, một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt: vị trí địa lý, địa thế, nhân văn của thành Đại La.Ông quan tâm tói nhân dân, tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân hạnh phúc, đất nước vững bền.Dời đô về Thăng Long là một bước ngoặc lớn, đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt.Một ngàn năm sau, Thăng Long trở thành Hà Nội, thủ đô hòa bình, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc vọng của nhân dân ta
3
1
mỹ hoa
01/06/2018 22:15:17
Sau một năm lên ngôi, Lí Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, sau đổi tên là Thăng Long do có hiện tượng thấy “Rồng bay lên” khi thuyền nhà vua ra tới Đại La.Mở đầu “Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn đã viện dẫn sử sách Trung Quốc về những cuộc dời đô: “Bàn Canh năm lần dời đô”, “Thành Vương cũng ba lần dời đô”. Những cuộc dời đô này đâu phải là tùy tiện mà phù hợp với mệnh trời, với lòng dân để tính kế muôn đời cho con cháu.Nói tóm lại là nhà vua ổn định tư tưởng cho các tướng sĩ trước khi dời đô. Từ đó, nhà vua có ý phê phán nhà Đinh và nhà Lê không noi theo dấu cũ của nhà Thương mà cứ yên đô ở Hoa Lư.Tiếp theo, nhà vua khẳng định và ca ngợi Đại La là “thắng địa” của đất nước Việt. Lí Thái Tổ nêu cao vị trí địa lí của Đại La “ở vào nơi trung tâm trời đất... đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây”. Địa thế của Đại La rất hùng vĩ bao la: “Được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”, “Địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng”.Từ ca ngợi, miêu tả đất Đại La, tác giả “Chiếu dời đô” đánh giá Đại La là “Chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.Như vậy Lí Thái Tổ có một tầm nhìn rất đúng đắn, sâu sắc về đất Đại La-Thăng Long.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư