Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
(trang 32 sgk Lịch Sử 7): - Em hãy điểm qua tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê.
Trả lời:
Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê ngày càng ổn định và bước đầu phát triển:
- Ruộng đất nói chung thuộc quyền sở hữu của làng xã, nhân dân trong làng chia ruộng cho nhau để cày cấy.
- Vua Lê, vào mùa xuân thường về địa phương tổ chức lễ cày Tịch điền để khuyến khích nông dân.
- Phát triển khai hoang, mở mang diện tích trồng trọt, đào vét kênh ngòi để tưới tiêu cho đồng ruộng.
- Mùa lúa các năm 987, 989 đều tươi tốt, được mùa liên tục.
- Nghề trồng dâu nuôi tằm được khuyến khích.
(trang 33 sgk Lịch Sử 7): - Hãy trình bày tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đinh – Tiền Lê.
Trả lời:
- Các xưởng thủ công của nhà nước được thành lập, tập trung ở kinh đô Hoa Lư, tập trung những người thợ khéo tay trong nước chuyên rèn, đúc vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền, may quần áo, mũ, giày cho vua, quan và binh sĩ.
- Trong nước nhân dân vẫn tiếp tục các nghề thủ công truyền thống như đúc, rèn sắt, làm giấy, dệt, làm đồ gốm, đồ mộc….
- Thương nghiệp: quan hệ bang giao Việt – Tống được thiết lập, nhân dân miền biên giới hai nước trao đổi hàng hóa với nhau.
(trang 34 sgk Lịch Sử 7): - Tại sao thời Đinh – Tiền Lê các nhà sư lại được trọng dụng ?
Trả lời:
Thời Đinh – Tiền Lê hà sư được trọng dụng vì lúc này đạo Phật có điều kiện được truyền bá rộng rãi hơn trước, giáo dục chưa phát triển nên số người đi học rất ít, mà phần lớn người có học lại là các nhà sư nên họ được nhân dân và nhà nước quý trọng và trọng dụng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |