Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày các mối quan hệ đối địch. Lấy ví dụ minh họa

1.Trình bày các mối quan hệ đối địch Lấy ví dụ minh họa
2. Quần xã  là gì Lấy ví dụ rồi chỉ ra 3 thành phần trong quần xã đó đó
3.Vẽ sơ đồ giới hạn nhiệt độ của cá chép biết rằng giới hạn chịu đựng là 2 độ C đến 44 độ C điểm cực thuận là 30 độ C
4 .hệ sinh thái là gì Lấy ví dụ rồi chị ra 4 thành phần trong hệ sinh thái đó
2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.319
5
0
Trịnh Quang Đức
04/03/2018 21:58:49
Câu 2:
Đặc trưng về thành phần loài
Độ nhiều:
Ứng với số lượng cá thể của loài sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
Thay đổi theo thời gian ( biến động theo mùa, năm hay do đột xuất)
Độ thường gặp hay chỉ số có mặt:
Là tỉ số % số địa điểm lấy mẫu có loài được xét so với tổng số địa điểm lấy mẫu trong vùng nghiên cứu.
Tần số:
Là tỉ lệ % số cá thể một loài đối với tòan bộ cá thể của quần xã trong một lần thu mẫu hay trong toàn bộ các lần thu mẫu của quần xã.
Loài ưu thế:
là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng.
Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã.
Ví dụ: Bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ
Độ ưa thích:
Độ ưa thích cho thấy cường độ gắn bó của một loài đối với quần xã và được phân thành các mức độ:
+ Loài đặc trưng:là loài thường gặp và có độ nhiều cao hơn với các loài khác.Chỉ có mặt ở một quần xã
+ Loài ưa thích: có mặt ở nhiều quần xã, nhưng ưa thích nhất một quần xã trong số đó.
+ Loài lạc lõng: ngẫu nhiên có mặt trong quần xã
+ Loài ngẫu nhiên: có mặt ở nhiều quần xã. Là loài phổ biến có giới hạn sinh thái rộng
Độ đa dạng:
Chỉ mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
Ví dụ: Khi di chuyển từ miền địa cực xuống vùng xích đạo thường có sự thay đổi số lượng loài và theo chiều hướng gia tăng.
[sửa] Đặc trưng về cấu trúc phân tầng
Bất cứ quần xã nào cũng có một cấu trúc đặc trưng ứng với sự phân bố cá thể các loài khác nhau theo chiều ngang và theo chiều thẳng đứng.
Phân tầng theo chiều thẳng đứng:sự phân tầng theo chiều thẳng đứng thể hiện rõ nhất ở các quần xã ở rừng, ở vườn, ở trong nước.
Ví dụ:
+ Rừng nhiệt đới thường có năm tầng, trong đó có 2 - 3 tầng cây gỗ lớn, 1 tầng cây bụi thấp, 1 tầng cỏ và dương xỉ
+ Vườn cây thường có 4 tầng:
Tầng A ( tầng vượt tán, tầng cao nhất): > 10m
Tầng B (tầng trung bình): 5 - 10m
Tầng C (tầng thấp): 1 - 5m
Tầng D (tầng sát mặt đất): 0 - 1m
Sự phân tầng theo chiều ngang:sự phân tầng theo chiều ngang có thể gặp trong các quần xã ở biển, sông, hồ, vườn nhà..
Ví dụ:
+ Ở biển: sinh vật nổi vùng khơi có những đặc trưng về thành phần loài và số lượng cá thể các loài nghèo hơn so với vùng ven bờ.
[sửa] Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng
Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã sinh vật.
Chuỗi thức ăn :
–Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
–Ví dụ : Cây cỏ → Sâu → Chuột.
Lưới thức ăn :
–Trong tự nhiên, một loài sinh vật không chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
–Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu : sinh vật sản xuất (thực vật), sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt) và sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm...).
[sửa] Đặc trưng về diễn thế sinh thái
Hệ sinh thái trẻ → Hệ sinh thái già → Hệ sinh thái cao đỉnh, khi đó cân bằng sinh thái tự nhiên được thiết lập. Con người là nhân tố quan trọng trong diễn thế sinh thái, có thể làm đảo ngược quá trình này

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
Trịnh Quang Đức
04/03/2018 21:59:20
Câu 4:
  • Ví dụ hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
    • Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục,…
    • Sinh vật sản xuất: các cây gỗ to, vừa, nhỏ, cây bụi, cây leo,…
    • Sinh vật tiêu thụ: chim, khỉ, trâu, bò, hươu, nai, hổ, báo,…
    • Sinh vật phân giải: Giun đất, sâu bọ, vi khuẩn, nấm, địa y
  • Hệ sinh thái dưới nước: Hệ sinh thái đầm nước nông
    • Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, các chât lắng đọng, nhiệt độ, ánh sáng,…
    • Sinh vật sản xuất: Tảo, rong, bèo sen, cây cỏ, cây bụi mọc ven bờ
    • Sinh vật tiêu thụ: Cua, ốc, tôm, cá, ếch nhái, rắn, ba ba, chim…
    • Sinh vật phân huỷ: giun, các vi sinh vật

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo