Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày diễn biến chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang? Vì sao Lê Lợi cho người đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh?

Câu 1. Trình bày diễn biến chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang? Vì sao Lê Lợi cho người đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh?
Câu 2. Em hãy đánh giá công lao của Quang Trung - Nguyễn Huệ đối với sự nghiệp thống nhất đất nước
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
533
1
0
Nguyễn Trần Thành ...
27/03/2019 21:24:01
Câu 1:
* DIỄN BIẾN:
Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.
* Lê Lợi cho người đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh để đánh vào tâm lý của giặc, đánh giặc bằng tâm lí, khiến quân giặc hoang mang, hoảng loạn, từ đó thừa cơ đánh tiếp,.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Trần Thành ...
27/03/2019 21:24:42
Câu 2:
* Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong:
- Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn (Bình Định).
- Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.
* Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh:
- Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.
* Đánh giá:
- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.
- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
1
0
doan man
27/03/2019 21:24:49
Câu 1. Trình bày diễn biến chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang?
______________
Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.
1
0
doan man
27/03/2019 21:26:06
Câu 2. Em hãy đánh giá công lao của Quang Trung - Nguyễn Huệ đối với sự nghiệp thống nhất đất nước
____________________
Phong trào Tây sơn đã có những công lao to lớn trong việc thống nhất đất nước ở nước ta. Đó là:
  • Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.
    • Từ năm 1773 đến năm 1777, quân Tây Sơn đánh chiếm Phủ Quy Nhơn, đánh chiếm Phú Xuân và Gia Định. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
    • Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm – Xoài Mút.
  • Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh
    • Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.
    • Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.
  • Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh hoàn toàn giải phóng đất nước.
=> Công lao của quân Tây Sơn vừa thống nhất đất nước vừa gắn với giành độc lập dân tộc.
0
0
Nhok Phượng Núi
27/03/2019 21:30:43
chờ mãi không thấy thủy quân đến , quân tống nhiều lần tìm cách tấn công quan ta húng bắt cầu phao, dóng bè lớn ào ạc tiến vào pòng tuyến của ta .quân nhà lý kịp thời phản công mãnh liệt mưu trí đẩy lùi chúng về phía bờ bắc
thất vọng quách quỳ ra lệnh :" ai bàng đánh sẽ bị chém" và chuyển sang cũng cố phòng ngự. quân sĩ ngày 1 chán nản , mệt mõi chết dần chết mòn
đêm đêm lý thường kiệt cho người vào 1 ngôi míu ngâm vang bài thơ bất hủ
cuối mùa xuân năm 1077 lý thường kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch . ban đêm , quân ta lặn lẻ vược sông như nguyệt , bất ngờ đánh thẳng vào dinh trại giặc. quân tống thua to, mười phần chết đến năm 6 phần và chúng đã lâm vào tình thế hết sức khó khăn và tuyệt vọng
giữa lúc ấy , lý thường kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biệt pháp giảng hòa quách quỳ chấp nhận ngay và vội vã rút về nước
0
0
Nhok Phượng Núi
27/03/2019 21:31:13
Câu 1 :
chờ mãi không thấy thủy quân đến , quân tống nhiều lần tìm cách tấn công quan ta húng bắt cầu phao, dóng bè lớn ào ạc tiến vào pòng tuyến của ta .quân nhà lý kịp thời phản công mãnh liệt mưu trí đẩy lùi chúng về phía bờ bắc
thất vọng quách quỳ ra lệnh :" ai bàng đánh sẽ bị chém" và chuyển sang cũng cố phòng ngự. quân sĩ ngày 1 chán nản , mệt mõi chết dần chết mòn
đêm đêm lý thường kiệt cho người vào 1 ngôi míu ngâm vang bài thơ bất hủ
cuối mùa xuân năm 1077 lý thường kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch . ban đêm , quân ta lặn lẻ vược sông như nguyệt , bất ngờ đánh thẳng vào dinh trại giặc. quân tống thua to, mười phần chết đến năm 6 phần và chúng đã lâm vào tình thế hết sức khó khăn và tuyệt vọng
giữa lúc ấy , lý thường kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biệt pháp giảng hòa quách quỳ chấp nhận ngay và vội vã rút về nước
0
0
Nhok Phượng Núi
27/03/2019 21:33:19
Câu 2 :
* Nguyễn Huệ - Quang Trung (1753 - 1788)
- Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm.
- Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung.
* Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh:
- Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Vua Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×