Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày diễn biến và kết quả khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi dành lại được độc lập? Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I -> VI?

C1: Trình bày diễn biến và kết pảu khởi nghĩa 2 bà Trưng? Hai Bà Trưng đã làm j sau khi dành lại đc độc lập
C2: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I -> VI
C3: Theo em, sau hơn 1000 năm đô hộ tổ tiên ta vẫn giữ đc phong tục tập quán j?
C4: Em hãy cho biết những chi tiết nào chứng tỏ nên nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển?
C5: Kể tên những cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc
C6:Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN -> Thế kỉ 10 là thời kì Bắc thuộc
C7: Nước Chăm-pa độc lập ra đời ntn?
C8; Tình hình kinh tế Chăm-pa ntn?
14 trả lời
Hỏi chi tiết
688
2
0
doan man
25/03/2019 21:55:05
C1: Trình bày diễn biến và kết quả khởi nghĩa 2 bà Trưng?
__________
Diễn biễn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần:
Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên
  • Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
  • Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.
Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên
Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.
Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:
  • Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.
  • Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.
Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).
Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.
Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
doan man
25/03/2019 21:56:11
c1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.
3
0
doan man
25/03/2019 21:58:09
c2. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung, nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao.
Đầu thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu. Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô (Tam quốc). Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Àu Lạc cũ).
Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh trực tiếp cai quản các huyện.
Trong thời gian này, nhân dán Giao Cháu vẫn phải chịu nhiều thứ thuế (nhất là thuế muối, thuế sắt), lao dịch và nộp cống (các sản vật quý, sản phẩm thủ công và cả thợ khéo).
Thứ sử Tôn Tư bắt hàng nghìn thợ thủ công sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh).
Thế lực phong kiến phương Bắc tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán.
4
0
Nguyễn Trần Thành ...
25/03/2019 21:59:13
Câu 7: Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) gồm năm huyện. Huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.
Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa (sử sách Trung Quốc gọi là nước Hoàn Vương), đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).
 
4
0
Nguyễn Trần Thành ...
25/03/2019 22:00:11
Câu 8:
Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông, gai...). Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê...), làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá.
Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.
 
2
0
doan man
25/03/2019 22:00:43
C3: Theo em, sau hơn 1000 năm đô hộ tổ tiên ta vẫn giữ đc phong tục tập quán gì?
________________
tổ tiên ta vẫn giữ được phong tục tập quán:
- Giữ được tiếng nói của tổ tiên
- Ăn trầu
-Ở nhà sàn
- Nhuộm răng
- Xăm mình
- Làm bánh trưng, bánh giầy
- Thờ cúng tổ tiên và các anh hùng có công với dân tộc...
ý nghĩa:
- chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta không có gì có thể tiêu diệt được nền văn hóa của dân tộc, cho dù có bị chia cắt, bóc lột, đô hộ... đây chính là nền tảng cho việc đấu tranh giành độc lập của dân tộc
4
0
Nguyễn Trần Thành ...
25/03/2019 22:00:52
Câu 5: * Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.
- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
5
0
1
0
doan man
25/03/2019 22:03:55
C4: Em hãy cho biết những chi tiết nào chứng tỏ nên nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển?
__________________
Những chi tiết chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển :
– Nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển, các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao… ; vũ khí như kiếm, giáo, mác… ; đồ dùng như nồi gang, chân đèn… làm bằng sắt được dùng phổ biến.
– Biết đắp đê phòng lụt và trồng lúa một năm hai vụ.
– Trồng trọt và chăn nuôi phát triển.
1
0
doan man
25/03/2019 22:06:17
C5: Kể tên những cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc
________________
Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa :
- cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
- cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248
- cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602
- cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII
- cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791
- cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905
- Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.
1
0
doan man
25/03/2019 22:07:55
C6:Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN -> Thế kỉ 10 là thời kì Bắc thuộc
________________
Vì thời kì này, dân ta bị mất nước phải chịu ách đô hộ hà khắc của phong kiến Trung Quốc.
Thời kì này ở Trung Quốc cũng nội chiến liên miên, các triều đại lên thay nhau. Nên sử cũ gọi đây là thời kì Bắc thuộc tức là thuộc địa của chế độ phong kiến phương Bắc ( Trung Quốc ).
1
0
doan man
25/03/2019 22:09:17
c7. Nước Chăm Pa độc lập ra đời như thế nào ?
________________
Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.
Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa , đóng đô ở Sin-ha-pu-ra ( Quảng Nam).
1
0
doan man
25/03/2019 22:10:26
c8. Tình hình kinh tế Cham-pa như thế nào
________________
Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông, gai...). Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê...), làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá.
Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.
Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
Người Chăm có tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.
Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...
Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
0
0
tiểu băng băng BĂNG
29/03/2019 20:53:24
Em cảm ơn ạ nick kia e quên mk rồi hi!!!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư