Câu 1:
- Thị trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thông qua đó người mua và người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau.
- Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vi trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng ; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới.
Thương mại được chia làm hai ngành lớn là nội thương và ngoại thương.
Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn. làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế đất nước tìm được động lực mạnh mẽ để phát triển, tham gia vào thị trường thế giới, các lợi thế của đất nước được khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn.
- Nhập siêu là một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế và giới doanh nhân từ hàng chục năm nay. Điều này xuất phát từ thực tế là theo thống kê chính thức, trong suốt 20 năm qua (trừ năm 1992 là năm duy nhất chúng ta có một khoản xuất siêu nhỏ), Việt Nam luôn luôn nhập siêu, và nhập siêu ngày càng nhiều. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã tham gia vào cuộc tranh luận, nhưng nhìn chung có có hai quan điểm trái ngược nhau. Một số người cho rằng nhập siêu của Việt Nam nằm ở mức bình thường, hợp quy luật, không có gì đáng lo ngại. Những người này viện dẫn kinh nghiệm các nước láng giềng cũng như sự thành công kinh tế của Việt Nam 20 năm qua để chứng minh rằng nhập siêu không phải bao giờ cũng bất lợi. Theo họ, ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nhập siêu gần như là không thể tránh khỏi, vấn đề chỉ là làm sao giữ cho nhập siêu ở một mức và với một cơ cấu hợp lý. Họ cho rằng nếu đối tượng nhập siêu là máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, chứ không phải hàng hoá tiêu dùng, thì không có gì đáng ngại. Những người khác, ngược lại, cho rằng tình hình nhập siêu của Việt Nam là bất thường, trái quy luật và hết sức nguy hiểm. Theo họ, nhập siêu đồng nghĩa với mất cân đối cán cân ngoại thương, dẫn đến mất khả năng thanh toán quốc tế, điều cuối cùng sẽ làm mất cân đối toàn bộ nền kinh tế, làm giảm tăng trưởng GDP, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước