LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trinh bày rõ phân vịnh Bắc bộ và chủ quyền của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và biển phía Nam

1 trả lời
Hỏi chi tiết
964
0
0
Phương Dung
31/10/2017 19:54:33

Ở vịnh Bắc Bộ, tình hình tranh chấp chấp chủ quyền và tình trạng ngư dân của hai nước Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên vi phạm đánh bắt hải sản trái phép diễn ra trong một thời gian dài trước khi hai bên ký kết hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, đã làm ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa hai nước và môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực. Do đó, trên thực tế hai nước đều có nhu cầu tiến hành hợp tác đàm phán để phân định vịnh Bắc Bộ nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản và lâu dài như sau: Một là xác định đường phân giới rõ ràng, phân chia vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước. Hai là việc giải quyết vấn đề này sẽ tạo cơ sở và động lực thúc đẩy quá trình xây dựng lòng tin, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Đồng thời, qua đó làm cơ sở cho việc tiếp tục phân định biển giữa hai nước ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.

Từ năm 1982 đến năm 2015, Việt Nam đã giải quyết được 2 trong 3 vấn đề biên giới với Trung Quốc đó là: hoàn thành việc cắm mốc biên giới trên bộ, phân định vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở vịnh Bắc Bộ và hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ, chỉ còn lại vấn đề đàm phán phân định biển khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ là chưa giải quyết xong.

Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991, ngày 19/10/1993, hai nước đã tiến hành ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Nội dung của thỏa thuận đã quy định hai bên sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công bằng và tính đến những đặc điểm cấu tạo địa lý trong vịnh Bắc Bộ để đi đến một giải pháp công bằng. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã đề nghị phía Trung Quốc vận dụng những quy định của UNCLOS làm cơ sở pháp lý để phân định vịnh Bắc Bộ. Việt Nam phê chuẩn UNCLOS vào ngày 23/6/1994 và Trung Quốc phê chuẩn vào ngày 15/6/1996, được xem là điều kiện thuận lợi để hai nước tiến hành đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ. Như vậy, cho đến năm 1996 khi cả hai nước đã là thành viên chính thức của UNCLOS, thì UNCLOS mới thực sự trở thành cơ sở pháp lý chung, để hai nước vận dụng vào quá trình đàm phán và giải quyết những vấn đề liên quan đến phân định vịnh Bắc Bộ.

Việt Nam đưa ra quan điểm là cần phải căn cứ luật pháp và thực tiễn quốc tế, hoàn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ để phân định nhằm tìm kiếm một giải pháp công bằng. Tỷ lệ diện tích mà hai bên chấp nhận được đã phản ánh quá trình kiên trì đàm phán của hai bên, không phải là tiền đề của việc phân định, công bằng không đồng nghĩa với việc chia đôi. Việt Nam đề nghị dùng phương pháp đường trung tuyến có điều chỉnh. Phương pháp này là phổ biến trong thực tiễn quốc tế, phù hợp với UNCLOS. Theo phương pháp này, một đường trung tuyến ban đầu đã được vạch ra có tính đến hiệu lực của tất cả các đảo, đặc biệt là đảo Bạch Long Vĩ, có sự điều chỉnh cần thiết theo hiệu lực pháp lý và sự quan tâm của mỗi bên. Căn cứ vào những quy định của UNCLOS, các nguyên tắc pháp lý và thực tiễn quốc tế được công nhận, trên cơ sở suy xét đầy đủ mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, trải qua một thời gian dài thương lượng, hai bên đã đi đến thống nhất ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000.

Như vậy, việc Việt Nam ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc đã tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc để quản lý biên giới, lãnh thổ, thực hiện mục tiêu xây dựng biên giới Việt Nam và Trung Quốc thành biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài và tạo động lực thúc đẩy, tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ đã xác định đường biên giới lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực ngoài cửa sông Bắc Luân và phân định rõ ràng phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và phạm vi thềm lục địa của hai nước ở Vịnh. Hai bên đã tiến hành đàm phán về nghề cá song song và độc lập với đàm phán về phân định vịnh Bắc Bộ.

Ý nghĩa của việc ký kết Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ được thể hiện: Sau quá trình đàm phán kéo dài 27 năm từ năm 1974 đến năm 2000, Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký kết. Việc ký kết hai Hiệp định là sự kiện quan trọng đối với Việt Nam cũng như quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, tạo thuận lợi cho việc quản lý và duy trì sự ổn định trong vịnh Bắc Bộ. Qua đó, góp phần tăng cường sự tin cậy giữa hai bên đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai nước Việt – Trung.

Cùng với việc giải quyết các vấn đề khác về biên giới, lãnh thổ, việc ký hai Hiệp định này đã góp phần tích cực vào việc củng cố hoà bình và ổn định xung quanh Việt Nam, tạo điều kiện cho nước ta tập trung sức lực vào việc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Việc ký kết và phê chuẩn hai Hiệp định về vịnh Bắc Bộ đã mở ra một trang mới trong lịch sử xác định biên giới, phạm vi chủ quyền và tạo ra được một khuôn khổ hợp tác nghề cá cho hai nước ven bờ Vịnh. Đó là những nhân tố tích cực và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường và củng cố sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX và cũng là tiền đề quan trọng để hai nước tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác giải quyết những bất đồng trên biển trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Từ năm 2001 đến năm 2004, hai bên đã tiến hành đàm phán Nghị định thư bổ sung Hiệp định hợp tác nghề cá để xác định ranh giới các vùng biển, số lượng tàu thuyền và chế độ pháp lý của các vùng đánh cá chung và vùng dàn xếp quá độ.

Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ngoài cửa vịnh Bắc Bộ vẫn còn tiếp tục đàm phán và vấn đề này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do quan điểm của hai nước có nhiều sự khác biệt, đặc biệt là quan điểm về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển. Tuy nhiên, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của một số công ước quốc tế về biển, đặc biệt là UNCLOS. Chính vì vậy, chúng ta tiếp tục kiên trì đàm phán với Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc cũng phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, luật biển quốc tế, đặc biệt là những quy định của UNCLOS để giải quyết vấn đề phân định biển.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư