Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày sự hiểu biết của em về Phạn Duy Tốn

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
346
1
1
Phương Như
20/03/2019 19:26:12
Phạm Duy Tốn (1881 – 25 tháng 2 năm 1924) là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở toà Thống sứ Bắc Kỳ. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối tây phương của văn học Việt Nam. Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An. Một trong những người con của Phạm Duy Tốn là nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy.
Phạm Duy Tốn sinh tại nhà số 54 đường Felloneau (nay là phố Hàng Dầu), Hà Nội. Nguyên quán của ông ở làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Phú Xuyên, thành phố Hà Nội). Cha Phạm Duy Tốn là ông Phạm Duy Đạt và mẹ là bà Nguyễn Thị Huệ.
Sau khi tốt nghiệp, Phạm Duy Tốn được bổ làm thông ngôn ngạch tòa sứ Ninh Bình rồi sang Thị Cầu (tòa sứ Bắc Ninh). Lúc ấy ông nổi tiếng là một thông ngôn có bản sắc riêng. Tuy nhiên, ông nhanh chóng bỏ công việc đúng theo sở học của mình mà không rõ lý do.
Sau khi bỏ việc thông ngôn, Phạm Duy Tốn đi dạy học ở trường Trí Tri, phố Hàng Quạt, Hà Nội. Là một trong số những người Việt Nam đầu tiên húi tóc ngắn và mặc trang phục châu Âu, Phạm Duy Tốn cùng Nguyễn Văn Vĩnh là hai trong số những người sáng lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội năm 1907. Sau khi thôi dạy học, ông làm đủ các nghề khác nhau. Đầu tiên là mở một tiệm cao lâu ở phố Cầu Gỗ, Hà Nội. Theo Phạm Duy, nghề mở tiệm ăn lúc đó nằm trong tay Hoa kiều, tiệm cao lâu của ông Phạm Duy Tốn là tiệm đầu tiên của người Việt Nam. Tuy nhiên, tiệm không cạnh tranh được và phải đóng cửa. Ông lại vay tiền để mở một tiệm vàng tên là Nam Bảo. Chính vì việc vay mượn này mà sau khi Phạm Duy Tốn mất, vợ ông, bà Nguyễn Thị Hòa, đã phải làm lụng suốt đời để trả món nợ cũ của chồng. Tiệm vàng thất bại, Phạm Duy Tốn lại cùng một số bạn bè đi tìm mỏ ở Quảng Yên, nhưng theo lời Phạm Duy, "việc tìm mỏ chắc không đem lại cho bố tôi những thích thú về tiền bạc hay tinh thần".
Sau khi thất bại liên tục trên đường tìm sinh kế, Phạm Duy Tốn được một người bạn Pháp giúp đỡ bằng cách giới thiệu vào làm việc cho chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương(Banque d'Indochine) ở Mông Tự, Trung Quốc. Ông ở Trung Quốc không lâu, lại bỏ việc trở về và quyết định theo đuổi nghề mà xưa nay ông vẫn cho là nghề phụ: viết văn, làm báo.
Phạm Duy Tốn còn là một chính trị gia. Năm 1919, ông được bầu vào Hội đồng dân biểu thành phố Hà Nội. Từ năm 1920 đến 1923, ông là nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ, đại biểu của khu vực ba, Hà Nội. Năm 1922, ông cùng một số trí thức và quan chức của chính quyền thuộc địa như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Vũ Huy Quang tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế (tức Đấu xảo) ở Marseilles, Pháp.
Thời gian này sức khỏe ông đã kém đi nhiều và theo Phạm Duy, chuyến đi khiến ông càng yếu hơn. Phạm Duy Tốn bắt đầu hút thuốc phiện khi biết ông mắc bệnh lao và sẽ không còn sống được bao lâu. Lúc những bạn bè ở tờ Thực nghiệp dân báo đến thăm ông bên giường bệnh, Phạm Duy Tốn nói: "Người ta chỉ chết một lần. Tôi đã biết mình sẽ chết vài năm trước. Bệnh này không chữa được. Với tôi chết thì chẳng đáng hy vọng gì, nhưng cũng chẳng đáng sợ gì".
Ông qua đời ngày 25 tháng 2 năm 1924 tại nhà riêng ở số 54, đường Felloneau, Hà Nội.
Vợ Phạm Duy Tốn, bà Nguyễn Thị Hòa, theo lời Phạm Duy, là con gái một ông đồ ở phố Hàng Gai. Chị gái của bà Nguyễn Thị Hòa - tức bà Nguyễn Thị Nghi là mẹ đẻ ông Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nổi tiếng. Bà Nguyễn Thị Hòa và ông Phạm Duy Tốn có với nhau năm người con, ba trai, hai gái.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phuong
20/03/2019 19:35:47
Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó có tác phẩm “ Sống chết mặc bay”. Tác phẩm đã thể hiện rõ nét nỗi khổ của người dân trong thời kỳ xã hội thối nát, bọn quan lại cường hào thì ăn chơi phè phỡn, không quan tâm tới vận mệnh của người dân. Tác phẩm đã đem lại sự tò mò của người đọc ở ngay tiêu đề. Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những người con người mà mình phải có trách nhiệm. Tác giả chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu bởi ông muốn tạo ra sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Bởi trong câu chuyện này thì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Và như ý kiến nhận xét trên đây đã đề cập, “Sống chết mặc bay” không phải để “tiền thầy bỏ túi” mà để các quan thoái thác trách nhiệm, “tự do” với cuộc ăn chơi của mình. Xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã lấy bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng XX… giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hối hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm. Không gian truyện quả thực rất hẹp nhưng hai đối tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến. Và qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, trời tối đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, thế mà hàng trăm con người đang phải đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê. Ngược lại hoàn toàn với cảnh đó cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuộc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh: sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”. Sự tài tình khéo léo trong ngòi bút của tác giả thể hiện ở chỗ, hai hình ảnh hoàn toàn đối ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh. Chính điều này càng gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc. Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sụt lở nhiều, dân càng lúc càng đuối sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài! Với ngòi bút sắc sảo khi nhà văn miêu tả cảnh dân – quan, ta thấy cuộc sống nhân dân khổ đến cùng cực, sự sống mong manh, bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đối với dân. Trong xã hội lúc bấy giờ, không phải chỉ có một mình tên quan phụ mẫu sống vô trách nhiệm với dân mà còn rất nhiều tên quan cũng thờ ơ với số phận của nhân dân giống tên quan phụ mẫu này. Xây dựng hình ảnh một tên quan phụ mẫu nhưng tác giả đã thay lời nhân dân tố cáo những tên quan lại vô lại làm hại dân hại nước đang tồn tại trong xã hội mà tác giả đang sống. “Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. Ý kiến nhận xét đó đã khái quát được thành công về mặt nội dung tư tưởng của truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học nước nhà. Trong cuộc sống xã hội phong kiến xưa có rất nhiều những kẻ vô lương tâm, lòng lang dạ thú như tên quan phụ mẫu. Trong xã hội nay thì khác, nhà nước đã rất chú trọng đến đời sống nhân dân nhưng vẫn không ít kẻ vì lợi riêng mà mặc cho số phận, sinh mang của nhân dân. Và bởi vậy, có thể khẳng định rằng, giá trị hiện thực của truyện ngắn này vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa tới ngày nay. Có thể nói tác phẩm Sống chết mặc bay là lời tố cáo của nhân dân với xã hội phong kiến thối nát, tạo điều kiện cho những kẻ mất nhân tính tồn tại và gieo rắc nỗi khổ cho nhân dân. Tác giả đã thương cảm cho số phận của nhân dân phải chịu nhiều áp bức bóc lột.
0
1
Phan Ngọc Ánh
20/03/2019 19:39:26
Phạm Duy Tốn (chữ Hán: 范維遜; 1881 – 25 tháng 2 năm 1924) là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở toà Thống sứ Bắc Kỳ. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối tây phương của văn học Việt Nam. Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An. Một trong những người con của Phạm Duy Tốn là nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy.
Phạm Duy Tốn sinh tại nhà số 54 đường Felloneau (nay là phố Hàng Dầu), Hà Nội. Nguyên quán của ông ở làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Phú Xuyên, thành phố Hà Nội). Cha Phạm Duy Tốn là ông Phạm Duy Đạt và mẹ là bà Nguyễn Thị Huệ.
Trong bài Nói chuyện với Phạm Duy về Phạm Duy Tốn (báo Văn số 169), nhà văn, nhà báo Vũ Bằng dẫn lời Phạm Duy cho biết ông Phạm Duy Đạt là một ông chánh tổng, còn bà Nguyễn Thị Huệ là "một người ả đầu cũ kỹ nổi tiếng hát hay một thời". Sau khi lấy nhau, bà Huệ bỏ nghề hát về bán dầu. Cũng theo lời Phạm Duy, nhờ nghề buôn bán của gia đình ông nội nên "chắc bố tôi cũng được lớn lên trong một hoàn cảnh dễ chịu, không bị thôi thúc vì đồng tiền" (Phạm Duy, Viết về bố, báo Văn số 169). Thuở nhỏ Phạm Duy Tốn học chữ Nho. Sau ông cùng với các ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim học trường Thông ngôn Hà Nội (Quai de Commerce) ở Yên Phụ và tốt nghiệp năm 1901.
Sau khi tốt nghiệp, Phạm Duy Tốn được bổ làm thông ngôn ngạch tòa sứ Ninh Bình rồi sang Thị Cầu (tòa sứ Bắc Ninh). Lúc ấy ông nổi tiếng là một thông ngôn có bản sắc riêng. Tuy nhiên, ông nhanh chóng bỏ công việc đúng theo sở học của mình mà không rõ lý do.
Mặc dù có tài liệu nói ông bỏ việc vì chống đối người Pháp, nhưng theo lời Phạm Duy, có thể lý do là ở máu phiêu lưu và sự hiếu động của ông. Phạm Duy viết trong bài Viết về bố:
"Theo lời mẹ tôi nói trong lúc răn dạy tôi khi còn bé thì bố tôi là một người rất đam mê, nhưng chóng chán. Làm đủ mọi việc nhưng không bao giờ làm hết một việc. Tính tình đó đã cắt nghĩa được sự hành nghề lung tung của bố tôi trong một quãng đời ngắn ngủi".
Sau khi bỏ việc thông ngôn, Phạm Duy Tốn đi dạy học ở trường Trí Tri, phố Hàng Quạt, Hà Nội. Là một trong số những người Việt Nam đầu tiên húi tóc ngắn và mặc trang phục châu Âu, Phạm Duy Tốn cùng Nguyễn Văn Vĩnh là hai trong số những người sáng lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội năm 1907.
Tiểu luận Phạm Duy Tốn, Journalist, Short Story Writer, Collector of Humorous Stories (Phạm Duy Tốn, nhà báo, tác giả truyện ngắn, nhà sưu tập truyện cười) của giáo sư John C. Schafer, đại học Huboldt State cho biết thêm Phạm Duy Tốn cùng Nguyễn Văn Vĩnh là hai người đã đệ đơn lên chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương xin thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Tuy nhiên, trường này bị nhà chức trách đóng cửa vào năm 1908 vì là nơi tập hợp các trí thức yêu nước, có khuynh hướng độc lập dân tộc và chống lại thực dân Pháp.
Sau khi thôi dạy học, ông làm đủ các nghề khác nhau. Đầu tiên là mở một tiệm cao lâu ở phố Cầu Gỗ, Hà Nội. Theo Phạm Duy, nghề mở tiệm ăn lúc đó nằm trong tay Hoa kiều, tiệm cao lâu của ông Phạm Duy Tốn là tiệm đầu tiên của người Việt Nam. Tuy nhiên, tiệm không cạnh tranh được và phải đóng cửa. Ông lại vay tiền để mở một tiệm vàng tên là Nam Bảo. Chính vì việc vay mượn này mà sau khi Phạm Duy Tốn mất, vợ ông, bà Nguyễn Thị Hòa, đã phải làm lụng suốt đời để trả món nợ cũ của chồng. Tiệm vàng thất bại, Phạm Duy Tốn lại cùng một số bạn bè đi tìm mỏ ở Quảng Yên, nhưng theo lời Phạm Duy, "việc tìm mỏ chắc không đem lại cho bố tôi những thích thú về tiền bạc hay tinh thần".
Sau khi thất bại liên tục trên đường tìm sinh kế, Phạm Duy Tốn được một người bạn Pháp giúp đỡ bằng cách giới thiệu vào làm việc cho chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương (Banque d'Indochine) ở Mông Tự, Trung Quốc. Ông ở Trung Quốc không lâu, lại bỏ việc trở về và quyết định theo đuổi nghề mà xưa nay ông vẫn cho là nghề phụ: viết văn, làm báo.
Giáo sư Schafer trong tiểu luận đã dẫn bình luận với nghề báo và viết lách, Phạm Duy Tốn "đã tìm thấy tiếng gọi của ông" và ông theo đuổi các hoạt động này đến khi qua đời. Schafer dẫn một bài trong báo Văn năm 1971 có tựa là Tưởng niệm Phạm Duy Tốn cho biết Phạm Duy Tốn đã viết cho tất cả 11 tờ báo khác nhau.
Hầu hết các tờ báo đó, như Đông Dương tạp chí hay Nam phong có trụ sở tại Hà Nội, nhưng ông cũng có vào Nam Kì để viết giúp các tờ báo của miền nam như Lục tỉnh tân văn hay Nông cổ mín đàm. Giáo sư Schafer viết khó xác định chính xác Phạm Duy Tốn đóng vai trò cụ thể gì trong nhiều tờ báo khác nhau, nhưng những tài liệu từ báo Văn cho thấy Phạm Duy Tốn đã làm biên tập và trợ lý biên tập cho một số tờ báo, ông cũng viết xã luận và truyện ngắn. Ông còn làm thư ký tòa soạn cho tờ Học báo trước khi nghỉ hưu vì sức khỏe.
Phạm Duy Tốn còn là một chính trị gia. Năm 1919, ông được bầu vào Hội đồng dân biểu thành phố Hà Nội. Từ năm 1920 đến 1923, ông là nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ, đại biểu của khu vực ba, Hà Nội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×