Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày thành tựu kinh tế Mỹ, Nhật bản và nguyên nhân dẫn tới những thành tựu đó

MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ!
Câu 1: Trình bày tình hình chung của của các nước châu á, đông nam á sau CTTG II
Câu 2:Trình bày Thành tựu kinh tế Mỹ, Nhật bản, và nguyên nhân dẫn tới những thành tựu đó
Câu 3:Trình bày Sự thành lập, mục tiêu và nguyên tá hoạt động của ASEAN
Câu 4:Trình bày Sự thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc
Câu 5: Trình bày Các xu thế phát triển thế giới ngày nay? Vì sao nói hòa bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thứ của các dân tộc trên thế giới
9 trả lời
Hỏi chi tiết
2.280
3
1
Dương Anh Anh
17/12/2017 18:32:27
câu 1:
-Những nét chung về châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai :Với diện tích rộng lớn, dân số đông nhất thế giới. Trước chiến tranh thế giới hai, hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của các nước đế quốc thực dân. Từ sau chiến tranh thế thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a.Sau đó, gần như suốt cả thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á. Các nước đế quốc cố duy trì ách thống trị của chúng, chiếm giữ các vị trí chiến lược quan trọng và ra sức ngăn cản phong trào cách mạng trong khu vực. Sau “ chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với hành động khủng bố dã man. Tuy nhiên cũng từ nhiều thập niên qua, một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Từ sự phát triển nhanh chóng đó, nhiều người dự đoán rằng “ Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Dương Anh Anh
17/12/2017 18:35:08
câu 1:
-các nước đông nam á sau ctr tg thứ 2:
+Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, đến nay Đông Nam Á trở thành các nước độc lập và xây dựng đất nước theo mô hình kinh tế –xã hội khác nhau
+Là biến đổi từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trở thành nước độc lập. +Nhờ đó các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
2
0
Dương Anh Anh
17/12/2017 18:37:05
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ trở thành nước giàu nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế tài chính trên toàn thế giới.
- Sản lượng công nghiệp Mỹ luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn cầu (Hơn 56% vào năm 1948 ).
- Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần tổng sản lượng của Anh, Pháp,CHLB Đức, Ý, Nhật cộng lại( 1949).
- Mỹ nắm trong tay gần ¾ dữ trữ vàng của thế giới (khoảng 24.6 tỷ đôla, năm 1949).
- Trên 50% tàu bè đi lại trên các biển.
- Trong nửa sau những năm 40 tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 6%.
- Nền kinh tế Mỹ trong những thập niên 50, 60 chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
- GDP năm 2000 là 9 765 tỉ USD, thu nhập đầu người là 34 600USD, tạo ra 25% tổng sản phẩm của toàn thế giới.
- Trong khoảng 2 thập niên đầu chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
2. Nguyên nhân kinh tế phát triển .
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu khá thuận lợi.
- Mỹ có nguồn nhân công dồi dào, có trình độ kỹ thuật cao, năng động ,sáng tạo.
- Quân sự hóa nền kinh tế, thu lợi từ buôn bán vũ khí. Trong thế chiến II, Mỹ thu 114 đô la lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí.
- Áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất ở Mỹ cao, các tập đoàn tư bản Mỹ có sức sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.
- Chính sách điều tiết nền kinh tế của chính phủ có hiệu quả.
1
1
Trần Thị Huyền Trang
17/12/2017 18:38:27
Đông Nam Á gồm 11 nước, trước 1945 đều là thị trường và thuộc địa của tư bản Phương Tây, sau năm 1945 ( sau CTTH lần II ) có nhiều biến đổi.
+ Biến đổi thứ nhất:
Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, đến nay Đông Nam Á trở thành các nước độc lập và xây dựng đất nước theo mô hình kinh tế –xã hội khác nhau:
Việt Nam: Là thuộc địa của Pháp, 1945 phải tiến hành hai cuộc k/c đến 30/4/1975 mới thắng lợi hoàn toàn.
Lào: thuộc Pháp, Mỹ đến ngày 02/12/1975 mới giành thắng lợi.
Campuchia; thuộc Pháp, Mỹ, Nhật, sau năm 1975 phải chống Pônpốt đến 07/01/1979 mới thắng lợi.
Inđônêsia; thuộc Hà Lan, sau1945 Hà Lan tái chiếm, nhân dân đấu tranh đến 1965 mới độc lập hoàn toàn.
Malaysia: thuộc Anh, nd đấu tranh đến 8/1957 mới độc lập.
Philippin: thuộc Mỹ đến tháng 7/1946 Mỹ mới công nhận độc lập.
Singapore: thuộc Anh, nhân dân đấu tranh đến 1957 Anh mới công nhận độc lập.
Thái Lan: Sau 1945 Mỹ hất chân Anh kiểm soát Thái Lan.
Myanma: Thuộc Anh, tháng10/1947 Anh công nhận độc lập.
Brunây: thuộc Anh, nd đấu tranh đến tháng 01/1984 độc lập (trong khối liên hiệp Anh)
Đôngtimo: thuộc Inđônêsia đến tháng 4/2002 tách khỏi Inđônêsia, trở thành quốc gia độc lập
+ Biến đổi thứ 2: Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ xây dựng nền kinh tế vững mạnh, phát triển nhất là Sigapore, Thái Lan… được xếp vào các nước phát triển trên thế giới (NIC)
+ Biến đổi thứ 3: Đến 30/4/1999 các quốc gia ĐNÁ có một tổ chức chung (ASEAN), đây là một liên minh kinh tế, chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một ĐNÁ vững mạnh, tự lực tự cường.
+ Biến đổi quan trọng nhất:
- Là biến đổi từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trở thành nước độc lập.
- Nhờ đó các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
2
0
Dương Anh Anh
17/12/2017 18:43:48
2.*SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KT NHẬT BẢN : Từ một nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã tập trung sức mạnh để phát triển kinh tế và đạt những thành tựu to lớn được thế giới đánh giá là “thần kì”:
+ Từ 1952–1973: kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960–1969 là 10,8%).
+ Năm 1968, NB vươn lên cường quốc kinh tế tư bản, đứng thứ II sau Mĩ, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế–tài chính lớn của thế giới (cùng Mĩ và LM châu Âu).
+ NB rất coi trọng giáo dục và KH–KT, mua các bằng phát minh, sáng chế; tập trung vào sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt thành tựu lớn (tivi, tủ lạnh, ô tô...), các tàu chở dầu có trọng tải lớn (1 triệu tấn), cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo Honshu và Xicocu.
* Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo: có ý thức tổ chức kỉ luật, được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý thức cộng đồng… con người được xem là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước và các công ty Nhật Bản (như thông tin và dự báo về tình hình kinh tế thế giới; áp dụng các tiến bộ khoa học–kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của hàng hóa, tín dụng…).
+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để làm giàu (nguồn viện trợ của Mĩ, chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), chiến tranh Việt Nam (1954–1975)); chi phí quốc phòng thấp.
1
0
Dương Anh Anh
17/12/2017 18:46:04
3
-Sự thành lập:
+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm:
Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với
khu vực.
+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập ( viết tắt ASEAN) tại Băng
Cốc (Thái Lan ) gồm 5 nước thành viên : Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
- Mục tiêu họat động :
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước
thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong k.tế, vhóa, xh.
1
0
Dương Anh Anh
17/12/2017 18:48:45
4.
* Sự thành lập:
- Từ 25/4 đến ngày 26/6/1945, hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mỹ) với sự tham gia của đại diện 50 nước đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc.
- Ngày 24/10/1945, Hiến chương chính thức có hiệu lực

* Mục đích:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới,
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới
* Nguyên tắc hoạt động: (5 nguyên tắc)
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc)
* Vai trò Liên Hợp Quốc:
- Giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới
- Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột nhiều khu vực
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế
- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế...
- Năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc.
0
0
Dương Anh Anh
17/12/2017 18:53:11
5.

Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay :

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đOạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh với các xu thế phát triển.

– Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.

– Hai là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ gữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột, trầm trọng hơn ở nhiều nơi bộc lộ chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa khủng bố.

– Bốn là, từ thập kỷ 90 cuả thế kỷ XX, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ…

hòa bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thứ của các dân tộc trên thế giới​ vì:

- Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

-Thách thức:Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.

- Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.

- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

1
0
NguyễnNhư
30/12/2023 23:53:52
câu 1:
về chính trị 
- sau CTTGII, một cao trào giải phóng dân tộc lan rộng khắp châu Á
- tới cuối những năm 50 phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập
- suốt nuẩ sau Tk XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. sau chiến tranh lạnh lại xảy ra xung đột,li khai, khủng bố ở một số nước như Phi-lip-pin, thái lan,..
về kinh tế
- từ nhiều thập niên qua, một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung quốc, hàn quốc
- Ấn độ sau cuộc "cách mạng xanh" đã tự túc được lương thực cho hơn 1 tỷ người. Các sản phẩm công nghiệp chính của Ấn độ là xe hơi, dệt, hàng điện tử,.. Ấn độ đang cố gắng trở thành cường quốc trong các lĩnh vực như công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ nguyên tử
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo