Câu 3
Axit
1. Khái niệm
- VD: HCl, H2S, H2SO4 , HNO3, H2CO3, H3PO4.
- TPPT: Có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (- Cl, =S, =SO4, -NO3...)
- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
2. Công thức hoá học
- Gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.
Công thức chung: HnA.
Trong đó: - H: là nguyên tử hiđro.
- A: là gốc axit.
II. Bazơ
1. Khái niệm
- VD : NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3...
- TPPT: Có một nguyên tử kim loại và 1 hay nhiều nhóm – OH.
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit(- OH)
2. Công thức hoá học
- Gồm nguyên tử KL và một hay nhiều nhóm - OH.
Công thức chung: M(OH)n
Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.
- A: là nhóm hiđroxit.
III. Muối
1. Khái niệm
- VD: NaCl, CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3...
- TPPT: Có nguyên tử kim loại và gốc axit.
- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit
2. Công thức hoá học
- Gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hiđroxit.
MxAy.
Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.
- A : là gốc axit.
VD : Na2CO3 . NaHCO3.
Gốc axit : = CO3 -HCO3
cho mk dấu (+) nhé