Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày về tổ chức Trung Quốc đồng minh hội? Vai trò của Tôn Trung Sơn đối với cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn đầu thế kỉ XX?

Câu 1: Trình bày về tổ chức Trung Quốc đồng minh hội. Vai trò của Tôn Trung Sơn đối với cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn đầu thế kỉ XX ?
Câu 2: So sánh nền giáo dục của Nhật Bản thời Minh Trị và nền giáo dục Việt Nam thời Nguyễn theo những nội dung sau:
- Mô hình
- Nội dung
- Phương pháp
- Đối tượng
- Mục tiêu
Câu 3: Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của Campuchia chống Pháp trong giai đoạn cuối TK XIX đầu TK XX. Nhật xét.
Câu 4: Cuối TK XIX, chủ nghĩa đế quốc Nhật có đặc điểm gì ? Em hãy lí giải nguyên nhân.
Câu 5: Từ phong trào cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ, em hãy rút ra : Mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả và nhạn xét về phong trào.
Giúp mình với mai mình kiểm tra rồi huhu.
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
9.657
2
0
doan man
05/11/2018 19:08:15
câu 4.
Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đặc biệt từ sau cuộc Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản. Công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng), ngành đường sắt, ngoại thương, hàng hải có những chuyển biến quan trọng. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mít-xưi, Mít-su-bi-si…Các công ti làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tài biển…và có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX đã tạo nên sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.
Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tooch, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hóa của quần chúng nhân dân lao động. Công nhân Nhật Bản phải làm việc mỗi ngày từ 12 đến 14 giờ, trong những điều kiện rất tồi tệ mà tiền lương lại thấp hơn rất nhiều so với ở các nước châu Âu và châu Mĩ. Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương, cải thiện đời sống, đòi quyền tụ do, dân chủ.
Sự phát triển của phong trào công nhân là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn.
Năm 1901, Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập, dưới sự lãnh đọa của Ca-tai-a-ma Xen.
Ca-tai-a-ma Xen xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 23 tuổi, ông làm công nhân in ở Tô-ki-ô, tham gia hoạt động tích cực trong phong trào công nhân. Năm 1898, ông lãnh đạo công nhân đường sắt bãi công giành thắng lợi sau hàng tháng đấu tranh. Ông là một lãnh tụ nổi tiếng của phong trào công nhân Nhật Bản; sau này là bạn của Nguyễn Ái Quốc trong Quốc tế cộng sản.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
doan man
05/11/2018 19:10:47
câu 3. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào chống Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX:
- Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc (1901-1903). Phong trào phát triển nhanh chóng, giải phóng Xa-van-na-khét, mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Lào - Việt.
- Cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo, Com-ma-đam chỉ huy (1901-1937), diễn ra trên cao nguyên Bô-lô-ven.
- Khởi nghĩa của Châu Pa-chay (1918-1922), diễn ra ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.
⟹ Các cuộc khởi nghĩa trên đều diễn ra rất sôi nổi và quyết liệt, thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc, song kết quả đều thất bại.
5
2
doan man
05/11/2018 19:12:34
câu 1. Trung Quốc Đồng minh Hội, còn gọi là Trung Quốc Cách mạng Đồng minh Hội , hay ngắn gọn Đồng minh Hội hoặc Tongmenghui trong tiếng Anh, là tổ chức chính trị - xã hội chống nhà Thanh đầu thế kỷ XX. Tổ chức này là một trong những tổ chức tiền thân của chính đảng sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc: Trung Quốc Quốc dân Đảng.
Hội được thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1905 tại Tokyo, Nhật Bản, hình thành từ cuộc vận động hợp nhất các tổ chức hội kín cách mạng trong phong trào kháng Thanh, với các tổ chức nòng cốt là Hưng Trung Hội, Hoa hưng Hội và Quang phục Hội. Hội chủ trương xây dựng cơ sở và phát động khởi nghĩa vũ trang lật đổ vương triều nhà Thanh, kiến lập chính thể Cộng hòa. Các lãnh đạo chủ chốt của Hội gồm Tôn Trung Sơn, Tống Giáo Nhân, Hoàng Hưng, Hoàng Nguyên Tú, Chương Thái Viêm. Hội phát triển mạnh tại Trung Quốc và cả ở các cộng đồng người Hoa ở hải ngoại.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau, nội bộ lãnh đạo của Hội phát sinh nhiều bất đồng cả về lý luận cũng như phương lược cách mạng, đặc biệt mâu thuẫn ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của những thất bại trong các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Sau Cách mạng Tân Hợi, Tôn Văn cùng với các đồng chí đã cải tổ lại Đồng minh Hội, thành lập Quốc dân Đảng, tổ chức tiền thân của Trung Hoa Cách mệnh Đảng và Trung Quốc Quốc dân Đảng.
1
0
nguyễn trà my
05/11/2018 19:15:02
câu 3
Phong trào Cần Vương
Khởi nghĩa Yên Thế
Khởi nghĩa của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên....
0
0
Loan Bùi
28/10/2019 21:16:27
Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. Cao trào cách mạng có tính chất tiêu biểu và ý nghĩa to lớn.
→ Tính chất: Đây là cao trào đấu tranh do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo,mang đậm ý thức dân tộc là một cuộc Cách mạng dân tộc tư sản.
→ Ý nghĩa
- Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.
-Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỷ XX, góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu Á tiến hành đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×