Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong chọn giống cây trồng có mấy phương pháp tạo ưu thế lai, phương pháp nào sử dụng phổ biến? Viết sơ đồ chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường? Liên hệ với địa phương em. Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.754
1
0
Ho Thi Thuy
20/04/2017 21:01:24
1. Phương pháp tạo ưu thế lai ờ cây trồng
Để tạo ưu thế lai ờ thực vật, chù yếu người ta dùng phương pháp lai khác dònq : tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở ngô, đã tạo được nhiều giốne ngô lai (Fị) có năng suất cao hơn từ 25 - 30% so với các giông naô tốt nhất đang được sử dụng trong sản xuất (xem bài 37).

Phương pháp lai khác dòng cũng được áp dụng thành côna ở lúa đê tạo ra các giống lúa lai Fj cho năns suất tăng từ 20 - 40% so với các giống lúa thuần tốt nhất, thành tựu này được đánh aiá là một trong những phát minh lởn nhất của thế ki XX.

Người ta dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. Đây là nhữne tổ hợp lai eiừa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.

Ví dụ: Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ họp lai giữa giống lúa DT10 với giống lúa Omg80, có khả năng cho năng suất cao cùa DT10 và cho chất lượng oạo cao của OM80.

2. Phương pháp tạo ưu thẻ lai ở vật nuôi
Đê tạo ưu thế lai ờ vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế. Trong phép lai này, neuời ta cho giao phôi siừa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nỏ làm giống.

Phổ biến ờ nước ta hiện nay là dùna con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sàn thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu. chăn nuôi của siống mẹ và cỏ sức tăng sản cùa giống bổ.

Ví dụ: Lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái X Đại bạch có sức sống cao lợn con mới đẻ đã nặng từ 0.7 đến 0,8 kg. tăng trọnơ nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 - 100 kg), tỉ lệ thịt nạc cao hơn.

Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kich thích nhiều trứng cùng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế đối với bò và lợn có nhiều thuận lợi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 10:42:11
Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.:

a) Tài nguyên rừng

Rừng của nước ta đang được phục hồi

+ Năm 1943 là 14,3 triệu ha ( 70%  diện tích là rừng giàu )

+ Năm 1983 là diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm 0,18 triệu ha.

+ Năm 2005: 12,7 triệu ha ( chiếm 38%), hiện nay có xu hướng tăng trở lại.

  • Tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 40% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).
  • Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

b) Các biện pháp bảo vệ

  • Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
  • Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
  • Đối với rừng sản xuất: Phát triễn diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
  • Nhà nước có chính sách giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010.

 c) Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng

Về kinh tế: cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triễn du lịch sinh thái…

Về môi trường: chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hòa khí hậu…

2. Nêu biểu hiện và nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?

a) Suy giảm đa dạng sinh học

  • Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh vật cao.
  • Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng.

+ Thực vật giảm 500 loài trên tổng số 15.500 loài đã biết, trong đó có 62 loài có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Thú giảm 96 loài trên tổng số 300 loài đã biết, trong đó có 62 loài có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Chim giảm 57 loài trên tổng số 830 loài đã biết, trong đó có 29 loài bị tuyệt chủng

b) Nguyên nhân

  • Khai thác quá mức làm giảm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.
  • Ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước làm cho nguồn thủy sản bị giảm sút.

c) Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

– Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

– Ban hành sách đỏ Việt Nam

–Quy định khai thác về gỗ, động vật, thủy sản.

3. Trình bày hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và tình trạng suy thoái tài nguyên đất ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng.

a) Hiện trạng sử dụng đất

  • Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp ( chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên), 5,3 triệu ha đất bị đoe dọa hoang mạc hóa ( chiếm khoảng 28%).

b) Suy thoái tài nguyên đất

  • Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn.
  • Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đoe dọa hoang mạc hóa ( chiếm khoảng 28%).

c) Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất

  • Đối với đất vùng đồi núi:

+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trồng cây theo bang.

+Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông- lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư.

  • Đối với đất nông nghiệp

+ Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích

+ Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu.

+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, thoái hóa đất.

4.  Nêu tình hình sử dụng và các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta.

a) Tình hình sử dụng

  • Chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả sử dụng thấp. Nhiều nơi khai thác nước ngầm quá mức.
  • Tình trạng thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô.
  • Mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng, thiếu nước ngọt.

b) Biện pháp bảo vệ

  • Xây các công trình thủy lợi để cấp nước, thoát nước…
  • Trồng cây nâng độ che phủ, canh tác đúng kỹ thuật trên đất dốc.
  • Quy hoạch và sử dụng nguồn nước có hiệu quả.
  • Xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.
  • Giáo dục ý thức người dân bảo vệ môi trường.

5. Nêu tình hình sử dụng và các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở nước ta.

a) Tình hình sử dụng:

  • Nước ta có nhiều mỏ khoáng sản nhưng nhiều là mỏ nhỏ, phân tán nên khó khăn trong quản lý khai thác gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường nguyên nhân là khai  thác bừa bãi, không quy hoạch…

b) Biện pháp bảo vệ

  • Quản lý chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến khoáng sản.
  • Xử lý các trường hợp khai thác không giấu phép, gây ô nhiễm.

6. Nêu tình hình sử dụng và các biện pháp bảo vệ tài nguyên du lịch ở nước ta

a)Tình hình sử dụng

  • Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái.

b) Biện pháp bảo vệ

  • Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm sinh thái
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 10:43:49
C: Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường? Liên hệ với địa phương em
Nguyên nhân và giải pháp cho nạn ô nhiễm môi trường
Việc không phân tích môi trường đúng đắn, không nắm rõ quy trình xử lý môi trường dễ làm cho ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng. Bài viết sẽ điểm qua một vài nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường cơ bản để có thể hiểu rõ hơn về việc ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay

Tình trạng ô nhiễm môi trường có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.

Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.

Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.

Một số giải pháp khắc phục cần làm nhanh chóng:

Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH hiện nay là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường... Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp quy này đi vào cuộc sống đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường, song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.

Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải , phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.

Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 10:45:58
C: Viết sơ đồ chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
– Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt.
Ví dụ: cỏ —> thỏ—»cáo

– Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn.

Có hai loại chuỗi thức ăn:

Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 10:47:53
C: Trong chọn giống cây trồng có mấy phương pháp tạo ưu thế lai, phương pháp nào sử dụng phổ biến
- để tạo ưu thế lai trong chọn giống cây trồng người ta dùng 2 phuơng pháp ; 
+ lai khác dòng: tạo hai dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. 
+ lai khác thứ : là những tổ hợp lai giữa 2 hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng 1 loài . 
- phuơng pháp đc dùng phổ biến là lai khác dòng (trong chọn giống cây trồng) vì ; phuơng pháp này tạo ra đc các giống cây trồng cho năng suất cao hơn so với các giống cây trồng trước đó .( các giống thuần).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×