Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong văn bản Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh cho rằng văn chương có khả năng làm giàu tình cảm con người. Em có đồng ý với ý kiến của nhà văn? Hãy viết bài văn nghị luận để giải thích và chứng minh

3 trả lời
Hỏi chi tiết
703
2
0
Nguyễn Tấn Hiếu
06/05/2018 10:09:53
Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn hơn ai hết, Hoài Thanh phải nhận thức sâu săc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương. Chính vì vậy, trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương của mình, ông đã khẳng định chắc chắn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có .
Phải nuôi con mới biết lòng cha mẹ là một câu nói vô cùng ý nghĩa và mang đầy tính triết lí nhân sinh. Chỉ khi nào chúng ta là bậc làm cha, làm mẹ, lúc đó, ta mới cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nhất tình yêu thương của cha mẹ. Thế nhưng, văn chương đã giúp ta biết quý trọng và thấu hiểu phần nào tấm lòng bao la của người mẹ ngay cả khi còn là một đứa trẻ. Với cổng trường mở ra của Lí Lan, chúng ta đã biết rằng mẹ làm gì trước đêm khai trường đầu tiên của cuộc đời con. Lúc con say sưa trong giấc ngủ lại chính là lúc mẹ không ngủ được mà lên giường và trăn trọc. Mẹ đã có bao đêm không ngủ được như thế với những cái đầu tiên của con? Những bước đi chập chững đầu tiên của con làm mẹ vui mừng không ngủ được. Mẹ sung sướng đến không ngủ được ngày con cất tiếng nói đầu tiên gọi Mẹ!… Và đêm nay mẹ không ngủ được vì Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Hôm nay mẹ thức không phải vì lo lắng cho con, bởi mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Trong lòng mẹ có sự xáo trộn lạ kỳ. Phải chăng chính vì cảm giác con mình đã lớn, chuẩn bị bước vào vùng trời rộng lớn của tri thức, chuẩn bị đón nhận tương lai, làm chủ thế giới khiến mẹ vừa vui sướng, vừa háo hức hồi hộp? Và lúc này đây, mẹ trở về với đứa trẻ buổi đáu đi học, nhớ đến bà ngoại giống như mẹ hiện giờ. Cũng có khi mẹ thức vì lo lắng, lo lắng tột bậc. Mẹ đã phải thức suốt đêm cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quần quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… (Mẹ tôi, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi). Mẹ đã thức để cho con có những giấc ngủ yên bình. Biết được những tình cảm và việc làm cao cả ấy, chúng ta càng yêu và biết ơn công lao to lớn trời bể của mẹ, càng quý trọng từng giờ từng phút được sống bên mẹ yêu thương.
Đất nước thanh bình đang trên đà phát triển, chẳng còn họa ngoại xâm, chẳng còn những ngày chiến tranh ác liệt. Nhưng qua bài thơ Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh đã giúp người đọc cảm nhân được những tình cảm, cảm xúc của người chiến sĩ trên đường hành quân. Ai mà chẳng có tuổi thơ và kỉ niệm tuổi thơ lại ùa về tràn ngập cả lòng ta. Đó là hình ảnh người bà yêu quý hiện ra như một bà tiên hết lòng vì con vì cháu. Bà đã chăm lo từng con gà, nâng niu từng quả trứng để cho cháu có quần áo mới: Cứ hàng năm hàng năm – Khi gió mùa đông tới – Bà lo đàn gà toi – Mong trời đừng sương muối – Để cuối năm bán gà – Cháu được quần áo mới. Người chiến sĩ trên đường hành quân mang theo hành trang là lòng căm thù giặc, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng (đất nước đang trong những ngày tháng sôi đọng và ác liệt của cuộc kháng chiến) và tình cảm với bà. Bài thơ mộc mạc giản dị mà thấm đẫm tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước của một người con đang chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ xóm làng và những kỉ niệm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ.
Chắc hẳn, chúng ta đã từng nghe nói đến một thời chữ Quốc ngử không đuợc giảng dạy trong các trường học Viêt Nam, thay vào đó là tiếng Pháp bởi mục đích đô hộ của kẻ thù. Chúng muốn đào tạo ra những con người chỉ biết vâng lệnh và phục tùng người Pháp. Nhung khi đọc Buổi học cuối cùng của An-phông-xô Đô-dê la mới hiểu được phần nào cảm giác nuối tiếc, xót xa khi không còn được dạy và được học tiếng mẹ đẻ của thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng. Phải thực sự ở vào hoàn cảnh trớ trêu đau lòng ấy, ta mới thấy thiêng liêng và đáng trân trọng biết bao khi hàng ngày được sử dụng thứ tiếng nói của dân tộc. Tiếng mẹ đẻ được nâng lên như một thứ vũ khi giải phóng dân tộc: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù… Câu truyện giống như một bức thông điệp nhiều ý nghĩa: chúng ta phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Yêu nước, tự hào dân tộc cũng chính là phát huy sự giàu đẹp và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Khả năng của văn chương thật kì diệu, nó có thể tác động tới nơi sâu kín trong tâm hồn con người – tình cảm. Và một khi đã thấm vào tâm hồn, tình cảm con người thì hiệu quà nó mang lại rất to lớn và lâu bền. Những tác phẩm văn chương đích thực thật sự là những người thầy gây và luyện cho ta thứ tình cảm cao quý.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Trịnh Quang Đức
06/05/2018 10:31:00

Là sản phẩm tinh thần cao quý, văn chương tác động mãnh liệt đến người đọc làm phong phú thêm, sâu sắc thêm thế giới tình cảm của họ. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã am hiểu điều đó thật sâu sắc khi ông nhận xét rằng một trong những “mãnh lực” của văn chương là “luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Vậy “văn chương” là gì? Có đúng là văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn sẵn có”?

“Văn chương” là những tác phẩm văn học do nhà văn, nhà thơ sáng tạo ở mọi thời đại nhằm phục vụ con người, để người đọc thưảng thức và suy ngẫm.

Từ xưa đến này, văn chương viết ra là vì con người, giúp nâng cao giá trị con người. Nói văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có” là nói tác dụng bồi đắp và nâng cao tình cảm của người đọc. Nhờ đọc văn, những trạng thái cảm xúc như vui, buồn, mừng, giận,… mà ta đã từng nếm trải bỗng trở nên rộng mở và sâu sắc.

Văn chương thường viết về con người và cuộc sống của con người. Khi phản ánh niềm vui, nỗi buồn của con người, văn chương không chỉ giúp người đọc nâng cao sự hiểu biết về hiện thực mà còn làm giàu năng lực tình cảm của người đọc.

Những câu ca dao về quê hương đất nước thức dậy trong ta tình yêu sâu nặng với làng quê:

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bèn đình hôm nao

Khơi dậy niềm tự hào về vẻ đẹp tươi trù phú của đất nước:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

từ đó mở rộng tình yêu trong ta đối với quê hương đất nước.

Khi cảm nhận nỗi buồn xa xứ của nhà thơ Lí Bạch trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh qua hình ảnh “Cúi đầu nhớ cố hương”; khi đọc nỗi buồn tủi của Hạ Tri Chương, một người đi xa trở về bị xem là khách lạ ở chính nơi chôn ra cắt rốn của mình trong bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, cũng có nghĩa là ta đã biết chia sẻ để hiểu rằng tình quê hương là một thứ tình cảm thường trực và sâu nặng nhường nào trong mỗi con người.

Tình bạn của con người thường gọi lên cảm xúc vui tươi hồn nhiên. Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong Bạn đến chơi nhà còn hơn thế, đó là thứ tính cảm cao cả, trong lành vượt lên mọi eo hẹp về vật chất, một tình bạn khiến ta thêm tin tưởng vào tình cảm chân thành, thuỷ chung.

Ánh trăng và tâm trạng phơi phới của con người kháng chiến trong Rằm tháng giềng truyền tới ta tâm trạng vui tươi trước vẻ đẹp đêm trăng trên dòng sông bát ngát, đồng thời khơi dậy niềm cảm phục đối với Bác Hồ.

Là người bình thường, ai cũng có khả năng đồng cảm với nỗi khổ của con người và căm ghét cái xấu, cái ác. Truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen kể về một em bé mồ côi phải tự kiếm sống, đã chịu nỗi sợ hãi cùng đói rét đến chết cóng ngoài đường trong đêm giao thừa; Cuộc chia tay của những con búp bê là câu chuyện về một gia đình li tán do tan vỡ hạnh phúc, hai con búp bê bị chia ra theo hai đứa trẻ về hai phía bố và mẹ khiến bọn trẻ đau lòng. Những nỗi khổ ấy gieo thêm vào lòng ta niềm xót xa, thương cảm.

Đọc Ông lão đánh cá và con cá vàng, ai chẳng khinh ghét mụ vợ vì ở mụ ta lòng tham gắn liền với bất nghĩa. Trong truyện Tấm Cám, cô Tấm thật thà, hiền thảo gặp được hoàng tử sau bao lần chết đi sống lại vì những thủ đoạn ác độc của mẹ con Cám. Trong truyện Thạch Sanh, năm lần bẩy lượt mẹ con Lý Thông đã lừa Thạch Sanh để cướp công, cuối cùng bị sét đánh chết. Điều này làm ta thêm tin theo quan điểm của nhân dân, đó là: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

Diễn tả lòng yêu nước, văn chương bồi đắp, nâng cao lòng yêu nước ở mỗi người đọc, khiến tình cảm đất nước càng thêm sâu sắc (Lòng yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh). Những áng cổ văn như Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô,… làm cho người đọc thêm hiểu ý nghĩa của việc dời đô về Thăng Long của một vị vua sáng suốt; thêm hiểu lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc của một dũng tướng thời Trần; thêm hiểu chiến thắng chống quân Minh oanh liệt của quân dân tướng sĩ thời Lê; đồng thời những tác phẩm ấy mang lại cho ta niềm kính trọng, biết ơn đối với những con người vĩ đại, những nhân tài đất nước như Lý Công uẩn, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

Với những người ham mê đọc văn thì thích thú văn chương dần dược rèn luyện thành hứng thú thẩm mĩ, tức là nhu cầu và sự thích thú hưởng thụ, sáng tạo cái đẹp. Đẹp trong tác văn chương là vẻ đẹp của ngôn từ. Ngôn từ được tổ chức trong các thể thơ cách luật như lục bát (ca dao), song thất lục bát (Sau phút chia li), thất ngôn tứ tuyệt (Xa ngắm thác Lư), thất ngôn bát cú (Qua đèo Ngang) là thứ lời nói gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Đó là một sáng tạo lời nói đặc biệt, khi đọc lên như có nhạc trầm bổng ầm vang, và điều đó luôn đem lại cho người đọc cảm giác thích thú. Chúng ta yêu thơ và tập làm thơ là vì vậy.

Là sản phẩm của sự sáng tạo đầy tài năng, văn chương đem lại cho những người yêu văn niềm quý trọng, biết ơn đối với nhà văn, nhà thơ. Đó là thứ tình cảm tự nhiên, chân thành, không vụ lợi. Ta cảm kích trước lòng yêu ghét phân minh của nhân dân ta thể hiện trong ca dao, cổ tích. Ta ngưỡng mộ tài năng siêu việt và tâm hồn sâu sắc những nhà thơ nổi tiếng như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương, Nguyễn Khuyến, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương. Đọc những đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, ta càng quý trọng, cảm phục nhà văn vì lòng nhân dạo cao cả của ông luôn dành cho kiếp người yếu đuối, bất hạnh.

Như thế, trong thế giới tinh thần của người đọc, văn chương đã in dấu những điều hết sức sâu sắc về tình thương và lòng quý trọng; về niềm phản kháng và cảm xúc giễu cợt; về niềm hứng khởi và thích thú; về lòng ngưỡng mộ và biết ơn. Đúng như nhận xét của Hoài Thanh: văn chương đã “luyện cho người ta những tình cảm có sẵn”. Tôi và bạn vẫn say mê học văn và đọc văn là vì điều kì diệu đó của văn chương.

1
0
Quỳnh Anh Đỗ
06/05/2018 15:14:38
Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.
Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.
Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Ông cha ta còn có câu: “ Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm j` để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.
Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…
Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niểm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “ Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông.
Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa.
Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê chách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.
Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người.
Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người, giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo