Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du và cũng là của nền văn học Việt Nam. Hãy viết đoạn văn giới thiệu về giá trị của kiệt tác ấy

Câu 1: Truyện Kiều là 1 kiệt tác của Nguyễn Du và cũng là của nền văn học VN. Hãy viết đoạn văn giới thiệu về giá trị của kiệt tác ấy.
Câu 2; Trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" khi miêu tả 2 chị em họ Vương, có những câu thơ đã trở thành tuyệt bút nhờ thủ pháp ước lệ tượng trưng, hãy chép lại chính xác những câu thơ đó. Phân tích đoạn thơ vừa chép để làm rõ cảm hứng nhân đạo của nhà thơ (ca ngợi vẻ đẹp con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh) thông qua nghệ thuật ước lệ tượng trưng. Trình bày 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, trong đó sử dụng phép nối, câu bị động (gạch chân, chú thích).
Câu 3; Dựa vào câu chốt sau, hãy viết đoạn văn theo cách quy nạp: Cảnh ngày xuân trong biểu chiều tà được cảm nhận qua tâm trạng con người thật yểu điệu thướt tha trữ tình. Trong đó sử dụng câu bị động, phép lặp (gạch chân, chú thích).
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.045
2
0
....^_^....
08/08/2019 09:34:45
Câu 1: Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du và cũng là của nền văn học Việt Nam. Hãy viết đoạn văn giới thiệu về giá trị của kiệt tác ấy.
Bài làm
Truyện Kiều là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại, kết tinh nhiều giá trị vĩnh cửu. Truyện được sáng tác bởi Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc.
Nguyễn Du dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tạo ra Truyện Kiều. Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát, là kiệt tác số một của nền thơ ca cổ điển Việt Nam.
Cốt truyện xoay quanh câu chuyện về một gia đình sống ở đời Minh bên Trung Quốc. Vào thời kì đó, có gia đình Vương Viên ngoại sinh thành được ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan. Hai chị em Kiều nhan sắc tuyệt trần, riêng Kiều còn có tài thi họa, ca, ngâm. Nhân ngày hội Đạp Thanh, ba chị em Kiều đi chơi xuân, gặp một văn nhân tên là Kim Trọng. Kim - Kiều tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Kim Trọng tìm cách gặp gỡ Kiều, nhờ cành kim thoa mà hai người ước hẹn, thề nguyền dưới trăng: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Khi Kim Trọng về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Nàng trao duyên cho Thúy Vân rồi theo họ Mã về Lâm Truy. Kiều mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà làm nhục Kiều vào lầu xanh lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen. Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều vào lầu xanh lần thứ hai tại Châu Thai. Kiều được Từ Hải chuộc, lấy Từ Hải và trở thành mệnh phụ phu nhân. Kiều báo ân báo oán. Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy viên thổ quan, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được cứu thoát rồi đi tu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
...
08/08/2019 09:35:43
Câu 1
​Truyện Kiều là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại, kết tinh nhiều giá trị vĩnh cửu. Truyện được sáng tác bởi Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc. Nguyễn Du dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tạo ra Truyện Kiều. Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát, là kiệt tác số một của nền thơ ca cổ điển Việt Nam. Cốt truyện xoay quanh câu chuyện về một gia đình sống ở đời Minh bên Trung Quốc. Vào thời kì đó, có gia đình Vương Viên ngoại sinh thành được ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan. Hai chị em Kiều nhan sắc tuyệt trần, riêng Kiều còn có tài thi họa, ca, ngâm. Nhân ngày hội Đạp Thanh, ba chị em Kiều đi chơi xuân, gặp một văn nhân tên là Kim Trọng. Kim - Kiều tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Kim Trọng tìm cách gặp gỡ Kiều, nhờ cành kim thoa mà hai người ước hẹn, thề nguyền dưới trăng: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Khi Kim Trọng về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Nàng trao duyên cho Thúy Vân rồi theo họ Mã về Lâm Truy. Kiều mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà làm nhục Kiều vào lầu xanh lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen. Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều vào lầu xanh lần thứ hai tại Châu Thai. Kiều được Từ Hải chuộc, lấy Từ Hải và trở thành mệnh phụ phu nhân. Kiều báo ân báo oán. Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy viên thổ quan, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được cứu thoát rồi đi tu. Kim Trọng trở lại vườn Thúy, kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ được bổ làm quan. Cả gia đình qua sống Tiền Đường may mắn gặp vãi Giác Duyên, tìm đến ngôi chùa Kiều đi tu. Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu biệt. Truyện có giá trị nội dung hết sức sâu sắc. Đó là giá trị tố cáo hiện thực, lêu án xã hội phong kiến thối nát, những thế lực hắc ám tàn bạo, dã man đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc con người như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt bán người, bọn ma cô lưu manh tàn ác; lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh... Giá trị nhân đạo của truyện thể hiện ở việc xót thương cho nỗi đau khổ của con người tài sắc bị dập vùi, nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng, đề cao quyền sống của con người... Nguyễn Du còn thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu người với những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiệu, cái ác... trong xã hội phong kiến suy tàn, thôi nát. Bên cạnh đó là nghe thuật tự sự hấp dẫn, cảm động, tạo ra những tình huống, những bi kịch. Lúc miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc đôi thoại, câu chuyện về nàng Kiều diễn biến qua trên ba nghìn câu thơ liền mạch. Trong ngôn ngữ thi ca, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bá( học, sử dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa với ca dao, tục ngữ. thành ngữ... nâng lên thành một ngôn ngữ văn chương trong sáng, trau chuốt, mượt mà, mẫu mực. Cho đến nay chưa có nhà thơ Việt Nam nào viết thơ lục bát trên ba nghìn câu hay bằng Nguyễn Du Truyện Kiều xứng đáng là “tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày” (Tố Hữu). Truyện Kiều đã được nhiều độc giả trong và ngoài nước biết đến, nó được liệt vào hàng những tác phẩm còn sống mãi với thời gian và tên tuổi của Nguyễn Du vì thế mà cũng không còn giới hạn ở trong nước nữa.
Câu 2 : Chỉ với “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã đánh bật mọi tên tuổi trên thi đàn văn học trung đại Việt Nam. Từ đó trở thành đại thi hào của dân tộc. Trong tuyệt tác văn học này, dường như mỗi câu mỗi từ đều để lại trong lòng người đọc nhiều cảm phục khôn tả. Nhưng có lẽ nhắc đến “Đoan trường tân thanh”, ai đó đều có những cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp thiên thần của chị em Thúy Vâ, Thúy Kiều qua miêu tả tài tình của nhà thơ. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” chỉ bao gồm 24 câu thơ lục bát nhưng đã khái quát được sắc đẹp, tài năng và đức hạnh của chị em họ Vương.
Ở phần đầu tiền của “Truyện Kiều” – Gặp gỡ và đính ước, sau phẩn giới thiêu về gia cảnh của gia đình Thúy Kiều, tác giả đã nói về vẻ đẹp của chị em Kiều , Vân dưới bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển. Bằng tấm lòng trân trọng, ngợi ca, Nguyễn Du sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân.
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.”
Bốn câu thơ mà bao quát toàn bộ vẻ đẹp của chị em Kiều, từ Hán Việt “tố nga” vốn được dùng để chỉ những người con gái đẹp tinh tế đã được tác giả đưa vào trong thơ để gọi Kiều và Vân. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng. Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách toàn diện. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người. Bốn câu thơ tiếp theo được viết ra bởi hàng loạt bút pháp nghệ thuật, ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân : tròn đầy, trang trọng, quý phái, phúc hậu.
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười , ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Đó là vẻ đẹp có sự hòa hợp với tự nhiên, như ngầm dự báo trước tương lai êm ấm, bình lặng trong cuộc đời nàng.
Khi người đọc đang mài mê chiêm ngưỡng cái đẹp mà cả thiên nhiên cũng phải nhún nhường của Vân thì vẫn không khỏi thắc mắc, vì sao Nguyễn Du lại tả về em trước khi tả chị? Bốn câu thơ tiếp sau nữa đã trả lời cho câu hỏi đó của người đọc:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn,
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Đây hoàn toàn là chủ ý của tác giả, thủ pháp đòn bẩy, tả khách hình chủ, tả Thuý Vân trước rồi mới tả Thuý Kiều. Vân đã đẹp, Kiều càng muôn phần đẹp hơn. Nói về Vân để làm bật lên Kiều. Thuý Kiều lại có nhan sắc “ sắc sảo mặn mà”. Kiều “sắc sảo” về trí tuệ, “mặn mà” về tâm hồn. Đặc biệt, vẻ đẹp ấy thể hiện qua đôi mắt “làn thu thuỷ nét xuân sơn”. Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, đôi mắt Kiều trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Vân đã đẹp là thế mà Kiều còn nổi trội hơn, vượt lên trên Vân cả về sắc, về tài và chiều sâu tâm hồn. Nếu vẻ đẹp của Thuý Vân được thiên nhiên tạo hoá sẵn sàng nhường nhịn thì với Thuý Kiều, vẻ đẹp ấy lấn át cả thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên ấy phải đố kị, ghen ghét.
Đã khoác trên mình dung nhan nghiêng nước nghiêng thành, Kiều lại mang cả cái tài năng của nàng cũng may ra mới có người sánh được, Nguyễn Du viết:
“Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai,
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm”
Thúy Kiều là một người đẹp về sắc, tài vì nhiều ngón nghề cầm, kỳ, thi, họa và tình thì sâu đến mức có thể sáng tác một thiên “Bạc mệnh”. Thuý Kiều thông minh do thiên bẩm nên tất cả những môn nghệ thuật: thi hoạ, ca ngâm, nàng đều rất điêu luyện, đặc biệt là tài gảy đàn: “Cung thương làu bậc ngũ âm”. Nàng không chỉ giỏi về âm luật mà còn biết sáng tác, kỹ thuật thanh nhạc cũng với cái tình thăm thẳm đã làm cho bao người nghe khúc “Bạc mệnh” phải rơi lệ.
Con người Thúy Kiều hội tụ cả sắc, tài và tình. Cái nào cũng ở mức hơn người ấy báo hiệu một số phận đầy trắc trở, éo le. Bởi vì, “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Kết thúc đoạn miêu tả về nhan sắc, tài năng và đức hạnh của hai “tố nga” nhà họ Vương là hai câu thơ viết về lối sinh hoạt gia giáo, nề nếp, tránh xa những chuyện thị phi ong bướm ngoài đời của họ.
“Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, chị em Thúy Kiều hiện lên trong tưởng tượng của người đọc là những trang tuyệt sắc giai nhân. Đồng thời cũng là những dự báo về số phận của từng người, bật lên sau những ý thơ là cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Đó cũng là một nét đặc trưng xuyên suốt “Truyện Kiều”.
Câu 3 :
Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Vào ngày Tết Thanh minh, chị em Thúy Kiều đi tảo mộ. Thiên nhiên và con người ngày xuân hiện lên tươi tắn, xinh đẹp đông vui nhộn nhịp dưới đôi mắt “xanh non biếc rờn” của những chàng trai, cô gái tuổi đôi tám.
Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:
“ Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…
Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.
Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.
Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.
Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.
Sáu câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh) trong tiết Thanh minh. Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Chúng được đặt cạnh nhau dồn dập gợi nên không khí đông đúc, vui tươi sôi nổi. Đó không chỉ là không khí lễ hội mà còn mang đậm màu sắc tươi tắn, trẻ trung của tuổi trẻ:
“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.
Nhưng hội họp rồi hội phải tan. Sau những giây phút sôi nổi, chị em Thúy Kiều phải rời buổi du xuân trở về:
“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” …
Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người , thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đểu là những từ láy có tính giảm nhẹ. “Tà tà” diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn” lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” của Xuân Diệu sau này) “thanh thanh” vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao” trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ “nho nhỏ” gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” - dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, dịp cầu “nho nhỏ” lại nằm ở “cuối ghềnh” ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mớ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.
Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra).
“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân” sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.
Chúc bạn học tốt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×