LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
671
1
0
Phạm Thu Thuỷ
25/02/2019 20:57:25
“Làng quê”, hai tiếng thật êm đềm và thân thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình về giếng nước, gốc đa, con đò… hướng về những người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn “Làng” là một truyện ngắn thành công của Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kim Lân vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam nên các truyện gắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, rất giản dị, chân chất về đề tài này. Truyện ngắn Làng cũng vậy, truyện ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến p và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Câu truyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu làng Chợ Dầu. Với những chuyển biết trong nhận thức và suy nghĩ, ông Hai đã trở thành một điển hình của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

Như bao con người Việt Nam khác, ông Hai cũng có một quê hương yêu thương, gắn bó. Làng Chợ Dầu luôn là niềm tự hào và là kiêu hãnh của ông. Ông luôn khoe về làng mình, đức tính ấy như đã trở thành bản chất. Ông cũng như mọi người nông dân Việt Nam khác, có quan niệm rằng “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, đối với họ, không có bất cứ đâu đẹp hơn nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trước cách mạng, mỗi khi kể về làng, ông đều khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc sừng sững ở cuối làng. Sau Cách mạng, làng ông đã trở thành làng kháng chiến, ông đã có nhận thức khác. Ông Hai không còn khoe về cái sinh phần ấy nữa mà ông lấy làm hãnh diện với sự cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê mình. Ông khoe làng có “những hố, những ụ, những giao thông hào”, “có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy”… Kháng chiến bùng nổ, ông Hai bất đắc dĩ phải rời làng đi tản cư. Trong những ngày buộc phải rời xa làng tâm trí ông luôn nhớ về nơi ấy, về những anh em đồng chí của mình, ông muốn “cùng anh em đào đường, đáp ụ, xẻ hào,khuân đá…’’.

Ở nơi tản cư, ông luôn đến phòng thông tin để theo dõi và mong ngóng tin tức về làng nhằm nguôi ngoai nỗi nhớ. Trong lúc mong tin làng, những tin vui chiến thắng ở khắp nơi khiến ông vui sướng vô cùng, “ruột gan cứ múa cả lên”. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà đi tản cư, ông Hai vô cùng sửng sốt, “cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được” . Đến khi nghe kể rành rọt, không thể không tin vào điều xấu ấy, niềm tin và tình yêu bấy lâu nay của ông về làng như sụp đổ. Ông đã “gầm mặt xuống”, đánh trống lảng rồi bước đi như kẻ trốn nợ. Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người nhưng lại không tin họ theo giặc. Mấy hôm liền, ông không dám đi đâu vì xấu hổ, luôn bị ám ảnh cái tinh khủng khiếp ấy và hay hốt hoảng giật mình. Những ngày này mâu thuẫn nội tâm trong con người ông Hai diễn ra một cách quyết liệt và ngày càng dâng cao. Đã có lúc ông nghĩ đến việc “quay về làng” nhưng ông đã dứt khoát “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tuy quyết định như thế nhưng ông vẫn rất đau đớn xót xa. Tất cả những cử chỉ của ông Hai khẳng định tình yêu làng của ông đã hòa quyện vào cuộc kháng chiến của dân tộc và ông sẽ gắn bó cả cuộc đời với nó bằng suy nghĩ và hành động. Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông trút nỗi lòng vào lời nói với đứa con út ngây thơ: “Bố con mình theo kháng chiến, theo Cụ Hồ con nhỉ?” để giãi bày tâm sự, trút bỏ, an ủi lòng mình. Đồng thời, ông cũng truyền cả tình yêu nước sang cho con mình và khẳng định tình cảm của bố con ông với kháng chiến, với Cụ Hồ là trước sau như một.

Đau khổ là thế, lo âu là thế nhưng cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính. Niềm vui trong ông Hai như vỡ òa. Ông chạy đi khoe ngay với bác Thứ rồi gặp bất cứ ai ông cũng khoe Tây đã đốt nhà mình như muốn chứng minh làng mình không theo giặc với tất cả niềm tin và tình cảm của ông. Đối với ông hai cũng như mọi người nông dân khác, con trâu, mảnh ruộng, gian nhà là vô cùng quý giá nhưng họ thà mất đi tất cả chứ không chịu mất nước và ý chí ý đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta.

Cách mạng và sự nghiệp kháng chiến đã tác động mạnh mẽ, đem lại những nhận thức, những tình cảm mới lạ cho những người nông dân. Từ đó khiến họ nhiệt tình tham gia kháng chiến và tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng, vào lãnh tụ. Ở nhân vật ông Hai, tình cảm đẹp đẽ có tính chất truyền thống của người nông dân Việt Nam là tình yêu làng quê đã được nâng lên thành tình yêu nước. Sự hòa quyện và gắn bó của tình yêu quê hương và tình yêu đất nước là nét mới mẻ trong nhận thức của người nông dân, của quần chúng cách mạng trong giai đoạn văn học p.

Với kếu cấu đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với tình yêu làng sâu sắc, “Làng” đã để lại trong lòng người đọc nhiều ý vị sâu sắc. Làng Nhà văn Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật ông Hai với các phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Đồng thời nhà văn còn khôn khéo xây dựng tình huống thử thách làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Tác giả đã miêu tả đặc biệt tài tình nội tâm của nhân vật với những suy nghĩ phức tạp, giằng xé. Tác giả đẩy các chi tiết đến cao trào rồi giải quyết một cách nhẹ nhàng, thỏa đáng và có hậu, tạo hứng thú và bất ngờ cho người đọc, người nghe. Cách sử dụng từ ngữ địa phương mộc mạc, gần gũi với nông dân trong đối thoại, giao tiếp kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của họ khiến những trang viết của Kim Lân thật gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc.

Nhân vật ông Hai gây ấn tượng mạnh mẽ và để lại nhiều tình cảm tốt đẹp, sự yêu mến, trân trọng và cảm phục trong lòng người đọc. Tình yêu làng của ông Hai mang tinh chất truyền thống đã được nâng lên thành tình yêu nước nồng nàn như “ dòng suối đổ vào sông, dòng sông đổ vào dải trường giang Vônga, dòng sông Vônga đi ra biển..”. Qua nhân vật ông Hai như là nông dân với những phẩm chất tốt đẹp bước từ đời thực vào tác phẩm, có được những biểu hiện cụ thể, sinh động vè tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
“Làng” đã trở thành một truyện ngắn đặc sắc, Kim Lân đã thành công trong việc thể hiện những chuyển biến mới mẻ trong nhận thức và tình cảm của người dân Việt Nam. Nhân vật ông Hai đã trở thành một hình tượng điển hình cho những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác nhưng luôn cháy bỏng tình yêu quê hương, yêu đất nước. Họ đã góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng và là nhân tố trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Bản thân mỗi chúng ta cần phải học tập tấm gương của họ, ngày càng yêu thương quê hương, đất nước mình hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
doan man
25/02/2019 21:00:20
Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1921, quê ở Hà Bắc. Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng 8. Là nhà văn am hiểu sâu sắc, gắn bó với nông dân và nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc khánh chiến p (1948). Đây là một tác phẩm độc đáo viết về lòng yêu nước của ông Hai Tu, lòng yêu nước này xuất phát từ tình yêu quê hương, yêu làng sâu sắc của ông. Tình cảm và ý nghĩa này đã trở thành phổ biến ở mỗi người nông dân VN ta trong những ngày đầu p.

Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của ông thật đậm đà, tha thiết , yêu đến nỗi đi đâu ông cũng khoe về cái làng của ông. Kể về làng chợ Dầu, ông nói một cách say sưa mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Ông khoe làng ông có nhà ngói san sát, sầm uất, đường trong làng lát toàn bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng 5 ngày 10 phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. Ông còn tự hào về cái sinh phần của tổng đốc làng ông. Ông tự hào, vinh dự vì làng mình có cái nét độc đáo, có bề dày lịch sử. Nhưng khi cách mạng thành công, nó đã giúp ông hiểu dc sự sai lầm của mình. Và từ đó, mỗi khi khoe về làng là ông khoe về những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quân sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập. Ông còn khoe cả những hố , những ụ, những hào,... lắm công trình không để đâu hết. 

Chính cái tình huống ngặt nghèo khi giặc tràn vào làng, ông buộc phải xa làng. Xa làng ông mang theo tất cả nỗi niền thương nhớ. Vì vậy, nên lúc tản cư, ông khổ tâm day dứt khôn nguôi. Quả thật, cuộc đời và số phận của ông Hai thật sự gắn bó với buồn vui của làng. Tự hào và yêu nơi “ chôn rau cắt rốn” của mình trở thành một truyền thống và tâm lý chung của mọi người nông dân thời bấy giờ. Có thể tình yêu nước của họ bắt nguồn từ cái đơn giản, nhỏ : cây đa, giếng nướ, sân đình… và nâng cao lên đó chính là : tình yêu đất nước. Tới đây, là chợt nhớ đến câu nói bất hủ của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua : “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu TQ “. Những ngày ở làng Thắng, ông Hai suốt ngày ra trụ sở để nghe ngóng tin tức về làng chợ Dầu và ông nghe tin cả làng ông Việt gian theo tây. Cổ ông lão “ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân” ông lão lặng đi, tưởng như không thể thở được. Ông cảm thấy đâu đớn và nhục nhã vì cái làng chợ Dầu yêu quý của mình theo giặc. Ông nguyền rủa bọn theo Tây : “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Cũng chình từ lúc ấy, ông không dám đi đâu hết, suốt ngày ru rú trong nhà và nghe ngóng tin tức. Đến khi mụ chủ nhà đến báo không cho gia đình ông ở nữa, ông thấy tuyệt đường sinh sống và ông nảy ra ý định: “hay là quay về làng ?” nhưng rồi ý nghĩ đó lập tức bị ông lão phản đối ngay vì : “ làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù.” Có thể nói với ông Hai, làng và nước bay giờ đã trở thành đối địch. Hai tình cảm này đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm trong lòng ông. Nhưng trong đó, tình yêu đất nước được ông Hai đặt lên trên hết. 

Phải thực sự am hiểu sâu sắc về con người, nhất là tâm lí của người dân thì Kim Lân mới diễn tả đúng tâm trang nhân vật như vậy. trong những ngày này, nỗi niềm và tâm sự của ông được thể hiện trong những lời trò chuyện của ông với đứa con út. Trò chuyện với con như là để thanh minh cho làng mình. Ông hỏi con: “con ủng hộ ai?” Thằng bá giơ tay mạnh bạo và rành rọt: “ Ùng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Cái lòng của bố con ông là thế đấy “chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. 

Thế rồi, một tin khác lại đính chính rằng làng ông không theo giặc. Những nỗi lo âu, xấu hổ tan biến. Thay vào đó là nỗi vui mừng, sung sướng. Ông đi từ đầu làng đến cuối xóm khoe cái tin làng mình không theo giặc, khoe cả cái việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê: “ bác Thứ đâu rồi ! Bác Thứ làm gì đấy ? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn ! ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cái tin, cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết ! toàn là sai sự mục đích cả” Qua lời khoe củ ông Hai, điều làm ta cảm động đó là ông không hề tiếc hay buồn khi ngôi nhà của ông bị đốt . Niềm vui vì làng không theo giặc đã choáng hết tâm trí ông. Mọi đau khổ, buồn tủi đã được rũ sạch. 

Quả thật, Kim Lân rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh của ông Hai, một trong những người dân bấy giờ, đơn giản, chất phác, tiêu biểu cho tầng lớp nông dân VN sau cách mạng tháng 8. Họ đã đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu làng. Kim Lân thật thành công trong nghệ thuật xây xựng truyện, nhất là nghệ thật sử dụng ngôn ngữ nhân vật mà ông Hai là điển hình. Lời nói của ông hai đúng là lời nói của những người nông dân thời bấy giờ, kể cả những từ dung sai: “bác Thứ đâu rồi… Láo ! Láo hết ! toàn là sai sự mục đích cả”. Bên cạnh đó Kim Lân còn thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Diễn biến tâm lý của ông Hai từ đầu đến cuối truyện thật cảm đông. Yêu làng đến nỗi đi đâu cũng khoe về làng. Khi biết làng bị tình nghi theo giặc thì ông đau khổ, tủi nhục, và khi biết làng mình không theo giặc, ông sung sướng, thậm chí còn khoe cả tin nhà mình bị đố cháy một cách vui sướng, hả hê. Xây dựng được những chi tiết ấy, miêu tả sự phát triển tâm lý nhân vật như vậy, Kim Lân đã chứng tỏ được tài nghệ của mình.

Truyện “Làng” là một tác phẩm khá thành công khi viết về lòng yêu nước, yêu làng của người nông dân VN thời kháng chiến p. Kim Lân đã thể hiện được tài năng của mình qua tác phẩm này. Đọc tác phẩm giúp ta hình dung được một thời kỳ p sôi nổi của nhân dân, mọi người một lòng theo Bác, theo Đảng khánh chiến đến cùng, có lẽ vì vẫy mà cuộc chiến của ta đã dành được thắng lợi vẻ vang.
 
1
1
Nguyễn Thị Nhung
25/02/2019 21:00:31
Kim Lân vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam nên các truyện gắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, rất giản dị, chân chất về đề tài này. Truyện ngắn Làng cũng vậy, truyện ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp  và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Câu truyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu làng Chợ Dầu. Với những chuyển biết trong nhận thức và suy nghĩ, ông Hai đã trở thành một điển hình của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
 Như bao con người Việt Nam khác, ông Hai cũng có một quê hương yêu thương, gắn bó. Làng Chợ Dầu luôn là niềm tự hào và là kiêu hãnh của ông. Ông luôn khoe về làng mình, đức tính ấy như đã trở thành bản chất. Ông cũng như mọi người nông dân Việt Nam khác, có quan niệm rằng “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, đối với họ, không có bất cứ đâu đẹp hơn nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trước cách mạng, mỗi khi kể về làng, ông đều khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc sừng sững ở cuối làng. Sau Cách mạng, làng ông đã trở thành làng kháng chiến, ông đã có nhận thức khác. Ông Hai không còn khoe về cái sinh phần ấy nữa mà ông lấy làm hãnh diện với sự cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê mình. Ông khoe làng có “những hố, những ụ, những giao thông hào”, “có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy”… Kháng chiến bùng nổ, ông Hai bất đắc dĩ phải rời làng đi tản cư. Trong những ngày buộc phải rời xa làng tâm trí ông luôn nhớ về nơi ấy, về những anh em đồng chí của mình, ông muốn “cùng anh em đào đường, đáp ụ, xẻ hào,khuân đá…’’.
  Ở nơi tản cư, ông luôn đến phòng thông tin để theo dõi và mong ngóng tin tức về làng nhằm nguôi ngoai nỗi nhớ. Trong lúc mong tin làng, những tin vui chiến thắng ở khắp nơi khiến ông vui sướng vô cùng, “ruột gan cứ múa cả lên”. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà đi tản cư, ông Hai vô cùng sửng sốt, “cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được” . Đến khi nghe kể rành rọt, không thể không tin vào điều xấu ấy, niềm tin và tình yêu bấy lâu nay của ông về làng như sụp đổ. Ông đã “gầm mặt xuống”, đánh trống lảng rồi bước đi như kẻ trốn nợ. Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người nhưng lại không tin họ theo giặc. Mấy hôm liền, ông không dám đi đâu vì xấu hổ, luôn bị ám ảnh cái tinh khủng khiếp ấy và hay hốt hoảng giật mình. Những ngày này mâu thuẫn nội tâm trong con người ông Hai diễn ra một cách quyết liệt và ngày càng dâng cao. Đã có lúc ông nghĩ đến việc “quay về làng” nhưng ông đã dứt khoát  “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tuy quyết định như thế nhưng ông vẫn rất đau đớn xót xa. Tất cả những cử chỉ của ông Hai khẳng định tình yêu làng của ông đã hòa quyện vào cuộc kháng chiến của dân tộc và ông sẽ gắn bó cả cuộc đời với nó bằng suy nghĩ và hành động. Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông trút nỗi lòng vào lời nói với đứa con út ngây thơ: “Bố con mình theo kháng chiến, theo Cụ Hồ con nhỉ?” để giãi bày tâm sự, trút bỏ, an ủi lòng mình. Đồng thời, ông cũng truyền cả tình yêu nước sang cho con mình và khẳng định tình cảm của bố con ông với kháng chiến, với Cụ Hồ là trước sau như một.
 Đau khổ là thế, lo âu là thế nhưng cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính. Niềm vui trong ông Hai như vỡ òa. Ông chạy đi khoe ngay với bác Thứ rồi gặp bất cứ ai ông cũng khoe Tây đã đốt nhà mình như muốn chứng minh làng mình không theo giặc với tất cả niềm tin và tình cảm của ông. Đối với ông hai cũng như mọi người nông dân khác, con trâu, mảnh ruộng, gian nhà là vô cùng quý giá nhưng họ thà mất đi tất cả chứ không chịu mất nước và ý chí ý đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta.
 
Cách mạng và sự nghiệp kháng chiến đã tác động mạnh mẽ, đem lại những nhận thức, những tình cảm mới lạ cho những người nông dân. Từ đó khiến họ nhiệt tình tham gia kháng chiến và tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng, vào lãnh tụ. Ở nhân vật ông Hai, tình cảm đẹp đẽ có tính chất truyền thống của người nông dân Việt Nam là tình yêu làng quê đã được nâng lên thành tình yêu nước. Sự hòa quyện và gắn bó của tình yêu quê hương và tình yêu đất nước là nét mới mẻ trong nhận thức của người nông dân, của quần chúng cách mạng trong giai đoạn văn học chống Pháp.
 Với kếu cấu đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với tình yêu làng sâu sắc, “Làng” đã để lại trong lòng người đọc nhiều ý vị sâu sắc. Làng Nhà văn Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật ông Hai với các phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Đồng thời nhà văn còn khôn khéo xây dựng tình huống thử thách làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Tác giả đã miêu tả đặc biệt tài tình nội tâm của nhân vật với những suy nghĩ phức tạp, giằng xé. Tác giả đẩy các chi tiết đến cao trào rồi giải quyết một cách nhẹ nhàng, thỏa đáng và có hậu, tạo hứng thú và bất ngờ cho người đọc, người nghe. Cách sử dụng từ ngữ địa phương mộc mạc, gần gũi với nông dân trong đối thoại, giao tiếp  kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của họ khiến những trang viết của Kim Lân thật gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc.
 Nhân vật ông Hai gây ấn tượng mạnh mẽ và để lại nhiều tình cảm tốt đẹp, sự yêu mến, trân trọng và cảm phục trong lòng người đọc. Tình yêu làng của ông Hai mang tinh chất truyền thống đã được nâng lên thành tình yêu nước nồng nàn như “ dòng suối đổ vào sông, dòng sông đổ vào dải trường giang Vônga, dòng sông Vônga đi ra biển..”. Qua nhân vật ông Hai như là nông dân với những phẩm chất tốt đẹp bước từ đời thực vào tác phẩm, có được những biểu hiện cụ thể, sinh động vè tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
“Làng” đã trở thành một truyện ngắn đặc sắc, Kim Lân đã thành công trong việc thể hiện những chuyển biến mới mẻ trong nhận thức và tình cảm của người dân Việt Nam. Nhân vật ông Hai đã trở thành một hình tượng điển hình cho những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác nhưng luôn cháy bỏng tình yêu quê hương, yêu đất nước. Họ đã góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng và là nhân tố trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Bản thân mỗi chúng ta cần phải học tập tấm gương của họ, ngày càng yêu thương quê hương, đất nước mình hơn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư