Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ bài Mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ Sa Pa, em có suy nghĩ gì về lối sống của thanh niên hiện nay

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.915
0
1
Quân Ngô Trí
05/06/2019 14:46:57
Nguyễn Thành Long (1925-1991) ông bắt đầu viết văn vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Vẻ đẹp trong sáng tác của ông không nằm ở những phát hiện sắc sảo mà nằm ở việc tạo dựng một chất thơ trong trẻo, nhẹ nhàng, thể hiện khả năng cảm nhận cuộc sống tinh tế. ” Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn tiêu biểu của ông, truyện được viết vào năm 1970 là kết quả của chuyến đi Lào Cai của tác giả, truyện ca ngợi những con người lao động bình thường và ý nghĩa của công việc thầm lặng, tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên.
Anh thanh niên là một người lao động bình thường, anh không phải là người đặc biệt anh như bao người khác, anh được giới thiệu: “hai bẩy tuổi tầm vóc nhỏ bé, khuôn mặt rạng rỡ” anh cũng như các nhân vật trong truyện đều có không có tên riêng, có lẽ đây không phải là điều quan trọng đáng nhớ vì mỗi người trên đời này đều có thê giống như anh mà cái đáng nhớ là vẻ đẹp vốn có trong anh.
Anh thanh niên mang trong mình đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người của cuộc sống mới. Ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề ở tinh thần trách nhiệm với công việc. Nói về hoàn cảnh sống và công việc của anh. Theo lời bác lái xe thì anh là người ” cô độc nhất thế gian” bởi đã mấy năm anh sống một mình trên đỉnh núi Yên sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây núi lặng lẽo, công việc của a là đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất…. rồi ghi chép lại và báo về trung tâm, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày. Đây là một công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ chính xác cao và có tinh thần trách nhiệm cao” nửa đêm đúng giờ opps thì dù mưa tuyết giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy làm việc đã quy định: ” Bốn giờ, `11 giờ, 7 giờ tối lại 1 giờ sáng” công việc đòi hỏi tính chính xác theo đúng thời gian lại rất gian khổ, anh phải đối trọi với thời tiết vô cùng khắc nghiệt ” sách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ trực đợi mình ra là
ào ào xông tới”. Nhưng cái gian khổ nhất với anh là phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người, đây là một hoàn cảnh đặc biệt.
Vậy điều gì đã khiến anh vượt qua hoàn cảnh đó? là do anh ý thức được công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống của mọi người, anh hiểu rằng anh sẽ là một cái riêng trong cái chung của mọi người, vì thế khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của quân ta bắn rơi những máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình thật ” hạnh phúc” anh còn có suy nghĩ sâu sắc quan niệm đẹp về ý nghĩa của công việc “khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là mình được? ” huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia” ” công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn.., chết mất” . Vả lại theo anh mỗi người mỗi người đều phải là làm việc vì mình vì gia đình và vì cái chung lớn lao hơn là đất nước, anh tự nhắc mình: ” mình sinh ra để làm gì? mình đẻ ở đâu? mình vì ai là làm việc?”
Đối với anh công việc ý nghĩa như một người bạn là niềm vui của cuộc sống, phải là một người có lòng yêu nghề và sự hi sinh thầm lặng thì anh mới có suy nghĩ sâu sắc đến như vậy.
Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn biết sắp xếp lo toan cho cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh từng nuôi gà đọc sách thỉnh thoảng xuống đường gặp lái xe và hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà, vơi nỗi cơ đơn. Cảnh sống của anh như một người đang sống và làm việc giữa xã hội chứ không phải mình anh, đúng là một cách sống đẹp đẽ mọi người nhìn thấy cái đẹp bắt đầu từ tâm hồn.
Không chỉ vậy người thanh niên này còn thật đáng yêu ở nỗi thèm người, lòng hiếu khách, sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo, ngay từ phút gặp gỡ bau đầu lòng hiếu khách nồng nhiệt của anh đã gây ấn tượng tư nhi
ên với ông họa sĩ và cô kỹ sư. Niềm vui được đón khách dạt dào của anh toát lên trên nét mặt qua từng cử chỉ, anh biếu bác lái xe củ tam thất để đem về cho vợ bác mới ốm dậy, anh mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người đến thăm nhà mình và hồn nhiên kể về cuộc sống và công việc của mình, của bạn bè nơi lặng lẽ Sa Pa, chúng ta khó có thể quên được việc làm đầu tiêu của anh thanh niên khi có khách, thăm nơi ở của mình là hái một bó hoa to rực rỡ màu sắc tặng người con gái chưa hề quen biết… đó là biểu hiện của tấm lòng sốt sắng tận tình đáng quý.
Công việc vất vả có những đóng góp quan trọng như thế cho đất nước nhưng người thanh niên vẫn hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn, anh cảm thấy những đóng góp của mình chỉ bình thường nhỏ bé so với bao người khác, vì thế anh đã từ chối ông họa sĩ vẽ bức chân dung của mình, con người khiêm tốn ấy còn hào hứng giới thiệu với ông họa sĩ những người mà anh cho là đáng vẽ hơn: ” Ơ bác vẽ cháu đấy ư” không, không, đừng vẽ cháu, để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn, đó là ông kỹ sư ở vườn rau Sa Pa, là anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, có thể nói dù còn trẻ tuổi, nhưng anh đã thấm thía cái nghĩa cái tình của mảnh đất Sa Pa, thấm thía sự hi sinh thầm lặng của những con người ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
Anh thanh niên để lại ấn tượng mãi không phai mờ là nhờ cách xây dựng nhân vật rất thành công của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên là nhân viên chính nhưng tác giả không để cho nhân vật chính xuất hiện từ đầu truyện mà tạo một nền cảnh và gợi trí tò mò cho độc giả khi nhân vật này xuất hiện. Đặc biệt tác giả rất thành công trong việc dùng nhân vật phụ để làm tôn lên vẻ đẹp của nhân vật chính. Thông qua cảm xúc suy nghĩ của các nhân vật như ông họa sĩ cô kỹ sư, bác lái xe, hình ảnh anh thanh niên hiện lên càng cao đẹp hơn đáng mến hơn ngoài ra nhân vật anh thanh niên hiện lên càng cao đẹp hơn
đáng mến hơn ngoài ra hình ảnh anh thanh niên không có tên cụ thể mà gọi theo nứa tuổi, đây la một dụng ý nghệ thuật làm nổi bật chủ đề truyện ” ca ngợi những con người âm thầm làm việc và lo nghĩ cho đất nước, trong đó anh thanh niên là nhân vật tiêu hiểu.,
Có thể nói gấp những trang sách lại rồi mà nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn ” lẵng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long vấn để lại trong lòng người đọc bao ấn tượng khó phai mờ, anh là người yêu công việc yêu cuộc sống cởi mở cahan thành với mọi người đặc biệt là đức tính khiên tốn, Anh chính là hình ảnh tiêu biểu cho những con người lao động mới đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 cuối thế kỷ XX, cuộc sống đẹp đẽ và sự cống hiến hi sinh thầm lặng của anh thanh niên khiến ta trân trọng và cảm phục.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
❤白猫( shiro neko )❤
05/06/2019 14:47:39
Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống của thanh niên mà mỗi người khát khao muốn đạt đc. Lí tưởng sống của thanh niên VN trong giai đoạn cách mạng vừa qua là sống để chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và CNXH . Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ trường kì, các thế hệ thanh niên VN luôn vững bước, trở thành một lực lượng xung kích lớn mạnh, tiên phong của giải cứu cách mạng. Họ ra đi với tinh thần ” xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dạy tương lai”. Khi miền bắc xây dựng CNXH thì thanh niên VN phát huy tinh thần sáng tạo, tự chủ, lao động hăng say miệt mài, quên mình vì tổ quốc. Họ có một quan niệm đúng đắn, cao đẹp về công việc” Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao có thể coi là một mình trích từ ” lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
Vì sao con người cần sống có lí tưởng và phải có lí tưởng sống cao đẹp. Bởi vì con người luôn luôn muốn sống hạnh phúc cả đời mình. hạnh phúc có thể đến từ hia đình, xã hội, ban bè,.. chỉ thế thôi cũng đủ cho con người phải cố gắng đạt được. Nhưng cũng có lí tưởng sống hết sức tầm thường của những kẻ mong đc nhiều tiến có sự giàu sang để trấn áp, khinh rẻ người khác. Lí tưởng ấy dễ dàng làm bạn vơí tội ác, với cái cái xấu. Như vậy muốn sống cao đẹp thì phải có lí tưởng sống cao đẹp. Những người có lí tưởng sống cao đẹp thường cảm thấy hạng phúc khi hi sinh cho người khác, khi đc cống hiến cho cuộc đời chung. Chẳng thế vậy mà Bác Hồ của chúng ta từ khi còn là một cậu thanh niên đã có lí tưởng sống cao đẹp, căm ghét quân giặc, và Bác đã bôn ba khắp nơi trên thế giới để tìm ra con đường cứu nước
Lí tưởng sống chính là lẽ sống của cuộc đời, lí tưởng phải cao đẹp thì tâm hồn mới thanh cao và hoạt động của con người. Lí tưởng cao cả đẹp đẽ chính là điều kiện để con người sống có ý nghĩa. Trong cuộc đời của mỗi con người thì lí tưởng sống thể hiện rõ nhất ở tuổi thanh niên. Như tố Hữu nói: ” thanh niên phải biết ước mơ và hành động”. Phải chăng vì thế mà Lí Tự Trọng - người thanh niên Cộng Sản trẻ tuổi đã sớm nhận ra ” Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không có con đường nào khác.."
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những người sống ích kỉ, hẹp hòi, không biết quan tâm đến người khác . Sống vô trách nhiệm với bản thân, không có mục đích . Những kẻ đó đáng bị lên án và phải bị gạt ra khỏi lề xã hội. Nếu tất cả thanh niên có lí tưởng thì cuộc đời này sẽ đẹp biết bao nhiêu. Bước vào nền kinh tế tri thức khi đất nước còn nhiều khó khăn, thế hệ trẻ VN cần hành trang trong những việc có lí tưởng cao đẹp.
Thế hệ thanh niên VN cần luôn biết thắp sáng tình yêu quý báu của cha anh như lời Bác dạy” không có việc gj khó chỉ sợ…”. Chúng ta hãy chung tay xây dựng đất nước bằng việc rèn đức luyện tài.
1
0
doan man
05/06/2019 15:29:18
Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long lòng ta cứ xao xuyến vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu. Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái,bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”.Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”.Công việc hàng ngày của anh là“đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất”rồi ghi chép,gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm.Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”.Vậy mà anh rất yêu công việc của mình.
Anh quan niệm:“khi ta làm việc ta với công việc là đôi,sao gọi là một mình được?”Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy,chứ cất nó đi,cháu buồn đến chết mất”.Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện.Nghĩa là có sách ấy mà ”.
Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc,biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định.Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách,thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn.Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”,lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu ,lòng mến khách ,nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh,toát lên qua nét mặt,cử chỉ:anh biếu bác lái xe củ tam thất,mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ,hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”,hồn nhiên kể về công việc,đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ.Khó người đọc nào có thể quên,việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là:hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết.Bó hoa cho cô gái ,nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu…Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí .
Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường,nhỏ bé so với bao ngừơi khác.Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay .Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình:“Không,không ,bác đừng mất công vẽ cháu,để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn.”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn,to hơn.Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét,11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”…Dù còn trẻ tuổi,anh thấm thía cái nghiã,cái tình của mảnh đất Sa pa,thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .
Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng ,những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ.Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên,khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng …
Với truyện ngắn này ,phải chăng nhà văn muốn khẳng định:Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu,hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn,nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng,thật đáng tin yêu.
2
1
(•‿•)
05/06/2019 16:11:19
Cách đây già nửa thế kỷ, nhiều học giả, nhà nghiên cứu có tâm huyết với đất nước đã viết những cuốn sách thuộc thể loại Học làm người để chuẩn bị hành trang cho lớp thanh niên Việt Nam mới tiến lên làm chủ tương lai, xây dựng và phát triển đất nước ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Từ hồi nửa đầu thể kỷ trước, các nhà như Hoàng Đạo, Lê Văn Siêu đã bắt đầu viết về thể loại này. Về sau, có cụ Thu Giang, đặc biệt nhà văn hóa – giáo dục Nguyễn Hiến Lê là một học giả tiêu biểu đã dịch và viết thêm hàng chục cuốn nhằm bổ sung mạnh mẽ hơn cho tủ sách này.
Ngày nay, số sách mà các nhà trên đã cho xuất bản hiện không có nhiều trên thị trường nữa. Lớp thanh niên xưa nay cũng đã thành trung niên, chỉ còn một số ít thanh niên tân tiến là tiếp xúc được thể loại sách này nhưng hạn hữu ở một vài cuốn như Đắc Nhân Tâm, Quẳng gánh lo đi mà vui sống, 40 gương thành công, Gương Danh nhân…
Thanh niên hiện đại bắt đầu có những biểu hiện sa vào những lối sống không lành mạnh, hành vi ứng xử vượt quá chuẩn mực là hệ quả của một sự hẫng hụt về giáo dục gia đình lẫn giáo dục của thời đại. Thanh niên ngày nay đa số thiên về đời sống hưởng thụ hơn đời sống lao động, một số còn lại thích chạy đua theo vật chất (trào lưu của thời đại kinh tế thị trường), đánh mất nhiều giá trị dân tộc tốt đẹp mà cha ông gây dựng từ 40 thế kỷ trước. Tôi không quy tất cả thanh niên Việt Nam vào cái lối sống ấy nhưng rõ ràng đó là thực tại phổ biến, cũng như thanh niên một số nước đang phát triển khác trong khu vực và trên thế giới.
Công nghệ hiện đại đã “giúp” thanh niên du nhập một lối sống lai căng, vị kỷ từ những nhìn nhận phiến diện về đời sống xã hội Âu, Mỹ. Không phải ở các nước ấy người ta theo đuổi chủ nghĩa cá nhân mà là do lối sống, văn hóa, phong tục khác biệt mà người Việt ta nhận lầm về lối sống của họ.
Lối sống trẻ của người Việt Nam bây giờ là một sự pha tạp giữa một chút truyền thống, một phần hiện đại và ba phần lai căng. Có nghĩa là, chúng ta đang chới với giữa một văn hóa mới, tiếp nhận một cách ào ào văn hóa ngoại, không có chọn lọc, không đánh giá.
Tôi nhớ cụ Trần Trọng Kim khi viết cuốn Nho giáo cũng vào đầu thế kỷ trước khi mà phong trào Tây hóa tràn vào nước ta. Người Việt lúc ấy múa may quay cuồng, lập tức đả phá văn hóa Nho, cả văn hóa truyền thống, chạy ùa theo những giá trị của Âu Tây mà chỉ hớt cái phần ngọn của văn hóa ấy mà áp dụng cho mình. Đó là một trào lưu nguy hiểm cho cả một dân tộc. Cái đả phá ấy kéo dài mãi, lan sang xứ Tàu mà có Đại cách mạng Văn hóa thập niên 60 thế kỷ trước, rồi ở ta cũng có cải cách, có đập phá đền chùa… Sau rốt, chúng ta đang quay trở lại với truyền thống.
Sự trở về với truyền thống sau non một thế kỷ bị đả phá, bị tấn công kịch liệt thật khó khăn, và chúng ta thầm tiếc về cái sự nông nổi của dân tộc mình. Sự mơ màng của cả một dân tộc cứ kéo dài hết thập niên này qua thập niên khác mà không củng cố lại được cái Bản sắc riêng khiến cho thế hệ này ra đời tiếp thế hệ kia vẫn trong cái vòng luẩn quẩn không sao bứt phá ra được. Lỗi của thanh niên hay lỗi của tiền nhân?
Tôi không viết để trách tiền nhân, cũng không phải để đả thanh niên ta ngày nay. Tôi viết vì phát xuất từ sự lo lắng đến một ngày nào đó, thanh niên thực sư hư hỏng, không sửa chữa được thì vận mệnh chung cũng u ám. Tôi cho rằng, khi người ta không có được cái chất riêng của mình thì chắc chắn bị đồng hóa theo chất người khác, giống như con tắc kè đổi màu vậy.
Văn hóa cũ không hẳn là tốt cả, cũng có mặt lạc hậu, không hợp thời nữa nhưng nếu cứ “nhập ngoại” văn hóa mà không có một nền tảng vững thì văn hóa mới cũng thành hủ bại, suy đồi.
Lối sống thanh niên ngày nay do đâu mà có? Không hẳn là kết quả của quá trình cũ mà còn là sự ngộ nhận ngay trong quá trình mới này. Như vậy, chúng ta vừa phải sửa đổi lại văn hóa dân tộc bằng việc củng cố nét truyền thống, chỗ nào cải biến được thì cải biến, chỗ nào hư hỏng thì loại bỏ, thay thế và vừa phải tiếp thu thêm cái mới liên tục. Gánh nặng này thuộc về giáo dục gia đình và giáo dục của xã hội.
Truyền thống xã hội ta từ xưa là tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường nhưng ngày nay thì phổ biến gia đình hai thế hệ, mối liên kết, gắn bó giữa các thành viên gia đình ngày càng rời rạc, lỏng lẻo. Bố mẹ thường lao vào kiếm tiền để mục đích là cho con cái có một cuộc sống đầy đủ, được ăn học tử tế nhưng quên mất rằng có dưỡng thì phải có giáo. Một đứa trẻ không cần cho ăn mặc quá đầy đủ đến mức hư hỏng, mà phải giáo dục cho chúng về giá trị của sức lao động, rằng tiền bạc muốn kiếm ra phải đổ mồ hôi công sức mới bền chặt. Con trẻ không cần biết mệnh giá tiền, không cần phải biết món đồ chơi này giá bao nhiêu… mà cần được ông bà, cha mẹ kể những câu chuyện cổ tích, ru những câu hát ru truyền thống, động viên chăm sóc, chuẩn bị một đời sống tinh thần lành mạnh, tạo một niềm tin tưởng cho con cháu. Chúng ta càng săn sóc vật chất dư giả bao nhiêu thì thế hệ sau càng sa vào lối sống ỷ lại, hưởng thụ bấy nhiêu. Cho nên, thiển nghĩ rằng, vật chất chỉ cần đảm bảo ở mức tối thiểu trung bình.
Nhìn ra đến nhà trường, tôi không có thành kiến với kiểu đầu xanh đỏ, thì lời ăn tiếng nói, cách xưng hô, hành vi ứng xử của học sinh thực không thể nhận ra được đó là những con người có giáo dục. Học sinh nói tục chửi bậy, xưng hô thiếu văn hóa, tiêm nhiễm tệ nạn xã hội như hút sách, trai gái, gây gổ đánh nhau… mức độ và tính chất nhiều lúc khiến cho người ta phải rùng mình. Vậy thì nhà trường đã làm tròn trách nhiệm chưa?
Nhà trường ngày nay không còn là nơi tôn nghiêm của đạo thầy trò nữa mà cũng rơi vào guồng quay kinh tế, chạy theo tiền bạc vật chất, các khoản thu phát sinh ngày càng nhiều và càng tăng, dạy thêm học thêm tràn lan mà không cần quan tâm chất lượng, trên lớp thầy giảng cứ giảng, trò không nghe cứ không nghe. Thầy cô đua nhau mở lớp, kèm lớp, kiếm thu nhập, học sinh đua nhau tóc mới, giày dép, áo quần mới, điện thoại mới… Kiến thức từ phương vị mục đích trở thành phương tiện của thói bon chen ở đời, nhà trường biến thành thị trường.
Hết phổ thông, đại bộ phận học sinh bước ra trường đời, một phần nữa lên đại học, cao đẳng mà cũng có lẽ là một nửa đi học lên. Môi trường đại học thì lại càng tạo điều kiện cho sự suy đồi nhiều hơn. Dĩ nhiên, nhiều sinh viên vừa có trí thức lại cũng có đức hạnh nhất định.
Qua hai môi trường giáo dục như vậy, thanh niên bị hẫng ngay khi vừa ra đời. Không mục tiêu, không định hướng, không động lực, không ý chí, không tri thức và trở thành thất nghiệp. Các cụ xưa dạy “nhàn cư vi bất thiện”. Không có việc làm, thời gian thừa thãi nên thanh niên sa vào tệ nạn, hút sách, đàn đúm, trai gái, chém giết, trộm cướp…
Lối sống hiện đại đang giết chết thanh niên, cũng là giết chết tương lai đất nước. Các nhà cải cách văn hóa, cải cách giáo dục không ngừng lên tiếng nhưng dường như thiếu phương pháp, thiếu cả phương tiện và chúng ta làm quá chậm, cứ kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ khác. Năm Ất Dậu, khi tiến hành cứu đói, vì lương thực có hạn mà số người đói quá nhiều, người ta đã buộc phải tiến hành “sàng lọc”, chỉ cứu những người có nhiều hy vọng nhất, còn lại thì không cứu. Nghe thì tàn nhẫn nhưng tôi cho trong hoàn cảnh như vậy là rất nhân văn nhân đạo. Ngày nay, cải cách văn hóa, cải cách giáo dục cũng cần phải làm như vậy. Bấy lâu nay chúng ta ôm đồm nhiều quá, dùng dằng lâu quá nên đâm ra không mấy kết quả.
Tôi cho rằng, hiện nay cần tập trung vào thế hệ mầm non để giải quyết ngay vấn đề từ đầu tuy không thể không tính chuyện "làm gương" của người lớn đối với con trẻ. Đất nước đang thực sự cần một cuộc canh tân văn hóa sâu rộng.
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
06/06/2019 09:10:16

Thanh niên là lực lượng lao động chue yếu của xã hội. Thanh niên là lực lượng kế thừa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tương lai đất nước trở nen như thế nào tất cả phụ thuộc vào sự rèn luyện của thế hế thnah niên hôm nay. Bởi thế, để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm ấy, mỗi thanh niên phải xây dựng lý tưởng sống cao đẹp. Lý tưởng sống của thanh niên không có gì khác ngoài lý tưởng yêu nước.
Lí tưởng sống là mục đích tốt đẹp, là ý nghĩa cuộc đời mà mỗi con người muốn hướng tới. Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho bản thân, gia đình, xã hội, đất nước và nhân loại.

Lí tưởng quyết định sự thành công của con người trong cuộc sống. Lí tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho con người để đạt thành công. Lí tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay hôm nay sẽ quyết định tương lai của đất nước.

Thanh niên là người còn trẻ, đang độ tuổi trưởng thành; là những người có ước mơ, khát vọng tràn đầy, mãnh liệt; có thể phát triển, trí tuệ, tư duy cũng phát triển nên có khả năng thực hiện được hoài bão của mình.

Thanh niên là những người chủ tương lai của đất nước như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Thanh niên là chủ thể của thế giới, là nguồn động lực giúp cho xã hội phát triển, là những người không ngừng được nâng cao về chất lượng; thể lực, trí tuệ ngày càng phát triển, được học hành cao hơn, tiếp thu nhiều với công nghệ hiện đại.

Lý tưởng sống của thanh niên qua các thời đại:

Mỗi thanh niên sẽ có quan niệm của mình về lí tưởng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, trình độ, cách sống của mình. Lí tưởng sống của thanh niên có nhiều mặt: lí tưởng chính trị, lí tưởng nghề nghiệp, lí tưởng thẩm mĩ,v,v…, thế nhưng nó luôn lấy lời dạy của Bác làm cốt lõi, nền tảng để phát triển để hướng đến: Chúng ta không một phút nào được quên lí tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta…

Lí tưởng của thanh niên trong thời kì chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc: phấn đấu vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, tất cả cho Tổ quốc quyết sinh.

Đã có hàng triệu thanh niên lên đường ra trận, dũng cảm chiến đấu, hi sinh cuộc đời thanh xuân nhất của mình, góp sức quan trọng, cùng toàn dân tộc đánh thứng hai kẻ thù hùng mạnh của thời đại là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, hoàn thành được sứ mệnh vinh quang bằng xương máu. (Con đướng của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác – Lí Tự Trọng.)

Lí tưởng của thanh niên thời nay: Phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội toàn thắng, phải xây dựng Việt Nam trở thành một nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thanh niên ngày nay phải lĩnh sứ mệnh vô cùng cao cả và thiêng liêng, sứ mệnh xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh và hội nhập kinh tế thế giới.

Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. (L. Tolstoi)

Lý tưởng sống của thanh niên thời đại ngày nay:

Một số thanh niên không có lí tưởng sống, hoặc lí tưởng sống mờ nhạt. Do được bố mẹ nuông chiều, thiếu sự giáo dục, hoặc do tác động của cơ chế thị trường, nhiều thanh niên lo ăn chơi, hưởng thụ, sống buông thả, sa vào các tệ nạn xã hội.

Đại đa số thanh niên hiện nay không quay lưng với quá khứ của dân tộc. Họ thừa kế và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước đã khẳng định tiếng nói và lí tưởng sống của mình, ra sức phấn đấu trên những lĩnh vực cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh và hội nhập quốc tế:

Tham gia chiến dịch mùa hè xanh: phong trào trí thức trẻ tình nguyện; thanh niên tình nguyện vì cộng đồng về nông thôn, miền núi giúp đỡ người nghèo, xây dựng cầu, đường; giúp đỡ thanh niên lầm lỡ hoàn lương, các hộ nghèo trong xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tham gia giải quyết vấn đề dân sinh bức xúc tại địa phương…

Thanh niên nên ra sức học tập, nhanh chóng nắm bắt khoa học công nghệ hiện tại ở mọi lĩnh vực để phát triển đất nước: những chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển Robocon Việt Nam, những tấm huy chương vàng, huy chương bạc từ những môn Olympic Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, trong những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới.

Thanh niên phải xả thân với nhiệm vụ đấu tranh chống lại bọn tội phạm, chống thiên tai, chống đói nghèo lạc hậu, nuôi dưỡng bản thân, gia đình, đưa đất nước phát triển và hội nhập cùng quốc tế.

Nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động, nhiều công trình, nhiều dự án lớn đã thu hút hàng vạn thanh niên tham gia và tạo nên những thành tích lớn, thúc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đổi mới toàn diện đất nước: giúp nhau lập nghiệp vì dân giàu nước mạnh, Xây dựng nếp sống văn minh đậm đà bản sắc dân tộc, 4 đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, 5 xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc…

TN phai xác định cho mình một lý tưởng cao đẹp. Ra sức phấn đấu để thực hiện lí tưởng đó: rèn luyện phẩm chất, nâng cao trình độ kiến thức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn; xây dựng gia đình văn hóa gương mẫu, hòa thuận xây dựng đất nước, góp phần vào sự phát triển chung toàn cầu (nếu có cơ hội).
"Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền". Một khi ý chí đã quyết thì sức mạnh sẽ nảy sinh, tư tưởng sẽ kiên định, hành động sẽ vững vàng tiến tới. Yêu nước phải là lý tưởng của thanh niên bởi đất nước là cội nguồn của sức mạnh, là niền tin và tương lai của mỗi con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×