Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất em rút ra được bài học lịch sử gì? Vì sao Giôn- rít đặt tên cho tác phẩm của mình là "Mười ngày rung chuyển thế giới"?

​​1. Từ hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất em rút ra được bài học lịch sử gì?
2. Vì sao Giôn- rít đặt tên cho tác phẩm của mình là" Mười ngày rung chuyển thế giới"? Tại sao sau khi cách mạng tháng Hai kết thúc ở Nga bùng nổ cách mạng tháng Mười năm 1917?
3. Nêu hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Mỹ. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế ở Mỹ năm 1929-1933.
3 trả lời
Hỏi chi tiết
671
1
0
nguyễn trà my
07/12/2018 12:13:02
1.

Bài học rút ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay là:

  • Cần phải bảo vệ nền hòa bình, an ninh cho nhân loại bởi chiến tranh đã gây ra nhiều tổn thương và tan tóc cho nhân loại.
  • Hiện nay, vẫn còn một số cuộc xung đột xảy ra ở một số nước. Vì vậy, toàn thế giới cần phải chung sức đấu tranh chống tư tưởng gây chiến, chống thế lực bạo loạn …
  • Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
nguyễn trà my
07/12/2018 12:14:58
2.

Vì sao Giôn Rit đặt tên cuốn sách là “Mười ngày rung chuyển thế giới”?

Giôn Rit đặt tên cho cuốn sách của mình là "Mười ngày rung chuyển thế giới" vì những tác động của Cách mạng tháng Mười đối với thế giới, làm thay đổi cục diện thế giới - chế độ mới, nhà nước đế quốc hoảng sợ. Đồng thời, cuộc cách mạng này cũng để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Tại sao sau khi cách mạng tháng Hai kết thúc ở Nga bùng nổ cách mạng tháng Mười năm 1917?
Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ vào tháng 2/1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng & dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Cuộc cách mạng thứ hai vào tháng 10/1917 do Lênin & Đảng Bôn sê vích Nga vạch kế hoạch & lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô viết. Đó là cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

0
0
Bánh Bao Nhỏ
07/12/2018 13:02:18
3. Nguyên nhân:
Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi .
-Hậu quả :
+ Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân thật là khốn khổ.
Thứ nhất là nạn thất nghiệp. Ở Mĩ, năm 1933, có 17 triệu người thất nghiệp, đó là chưa kể vô số nông dân bị phá sản, phải bỏ ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang. Ở Anh, năm 1931, có 3 triệu người thất nghiệp. Ở các nước khác cũng xảy ra tình trạng ấy.
+ Thứ hai là tiền lương bị giảm xuống rất nhiều. Ở Mĩ, lương công nhân công nghiệp chỉ còn 56 % . Ở Anh lương giảm còn 66%; ở Pháp lương giảm từ 30 đến 40% . Đó là chưa kể giá đồng bạc sụt xuống làm cho tiền lương thực tế càng bị giảm sút hơn. Ở Pháp, mức thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần và hàng vạn nông dân bị vỡ nợ và phá sản. Do đó đời sống của nhân dân lao động rất cùng cực. Năm 1931, riêng thành phố Niu-ooc ( Mĩ ) có hàng nghìn người chết đói.
+Bị đẩy đến bước cùng cực, công nhân và nhân dân lao động nổi dậy đấu tranh. Ở Mĩ năm 1930 có 2 vạn công nhân thị uy, từ năm 1929-1933, có 3 triệu rưỡi công nhân tham gia bãi công. Ở Đức, năm 1930, 15 vạn công nhân bãi công, năm 1933, 35 vạn công nhân mỏ bãi công.
=>Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ xưa đến nay. Nó làm cho những mâu thuẫn trong xã hội tư bản và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau đã gay gắt càng thêm gay gắt, chủ nghĩa tư bản thế giới càng thêm suy yếu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư