LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ khi ra đời đến nay, nước ta có những tên gọi nào? Vì sao lại gọi như vậy?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
411
2
0
Linh ^~^
12/04/2019 19:58:57
-Văn Lang

+Được coi là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam để chỉ một quốc gia có kinh đô đặt tại Phong Châu, nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ Văn Lang gồm khu vực đồng bằng miền Bắc và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia Văn Lang tồn tại cho đến năm 258 Trước công nguyên (TCN).

+Đó là thời kỳ của các vua Hùng, giống như những tộc trưởng người Mường mà sau này các quan lang ở Hòa Bình, hay ở Thanh Hóa, chính là những người kế tục. “Văn” là tri thức, hiểu đơn giản liệu đó có phải là những người xăm mình theo tập tục cổ xưa?

*Năm 257 TCN, nước :

-Âu Lạc :

+Được hình thành từ việc liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán – An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).

+Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN), Triệu Đà (quận úy Nam Hải nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.

*Sau Âu Lạc là :

-Vạn Xuân

+Với hàm ý đất nước của “mười ngàn mùa xuân”, một cái tên thật đẹp dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế nhưng tiếc thay lại có thời kỳ độc lập ngắn ngủi, thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.

-Đại Cồ Việt

+Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt tên năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu Đại Việt.

-Đại Việt

+Là quốc hiệu từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (bị gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh). Đại Việt kéo dài từ năm 1054 đến 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, nhưng thời gian thực quyền chỉ được 743 năm.

-Đại Ngu

+Là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ.

+Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”, chứ không có nghĩa là “ngu si”như nhiều người lầm tưởng.

+Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt. Người ta nhận thấy những tên gọi như Đại Ngu và Đại Việt thường được hiểu với ý nghĩa “vĩ đại”. Trong thực tế, lịch sử thế giới cho thấy nghĩa của chữ “vĩ đại” thường dùng chỉ một số quốc gia nổi tiếng trong việc đi xâm chiếm hoặc làm khuynh đảo thế giới trong một thời kỳ dài.

+Học giả Nguyễn Văn Vĩnh bình luận: “Các vị Vua của chúng ta đã từng hơi vội vã áp dụng cách nghĩ đó cho việc đặt tên cho đất nước nhỏ bé của mình, vì thế mà sẽ khó giữ được lâu dài cho hậu thế. Người ta chỉ nên nghĩ đến chữ “đại”, khi mình là một nước lớn, và chính bản thân mình phải giữ được cho nó lớn!”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư