Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ "lại" trong câu thơ "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi" thuộc từ loại nào? Việc sử dụng từ đó đem lại ý nghĩa gì cho câu thơ?

​Câu 1. Từ "lại" trong câu thơ "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi" thuộc từ loại nào? Việc sử dụng từ đó đem lại ý nghĩa gì cho câu thơ?
Câu 2. Câu thơ " câu hát căng buồm cùng gió khơi " sử dụng biện pháp tư từ nào ? Câu thơ đã cko thấy vẻ đẹp nào của người lao động
​Câu 3: Ở khổ cuối của bài thơ Huy cận viết " câu hát căng ..... dặm khơi " . Những hình ảnh nào chở khổ thơ đều được lặp lại ở khổ thơ cuối bài ? Tác dụng của việc lặp lại đó là j ?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.441
2
62
Trần Trần Hà My
11/04/2019 15:38:24
Trong các tác phẩm thơ đã đọc, em thích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ ra đời sau một chuyến đi thực tế ở Hòn Gai của tác giả. Khung cảnh lao động hăng say của những người đánh cá trên biển trong công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo cảm xúc cho nhà thơ. Bài thơ với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, những sự liên tưởng ý nhị giàu hình ảnh, cảm xúc, nhà thơ đã tạo cho tác phẩm một sức sống mãnh liệt và một vẻ đẹp huy hoàng. Trong bài thơ, có đoạn thơ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Hát rằng cá bạc biển Đông lặn
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
Đã để lại cho em nhiều cảm xúc. Toàn bài là một chuyến đánh cá đêm trên biển. Và đoạn thơ trên là mở đầu của chuyến đi ấy cho cả không gian và thời gian. Đó là một buổi hoàng hôn trên biển với một vẻ đẹp kì vĩ:
Mặt trời xuống biển như hòn lứa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Ngay từ hai câu thơ đầu nhà thơ đã khéo léo dùng những hình ảnh cụ thể sinh động “mặt trời” “biển” “sóng” kết hợp với biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để tạo nên một khung cảnh thời gian đang biến chuyển về đêm.
Hình ảnh mặt trời rực rỡ như hòn lửa đang lặn dần trong mặt biển báo hiệu một ngày đã trôi qua và cũng như muốn nhường cho mặt biển ấy một hoạt động lúc vào đêm. Chỉ với biển, với sóng, tác giả tạo nên một sự nhân hóa vừa mang nét kì bí vừa như khép lại một thế giới này để rồi mở ra một thế giới khác cũng đẹp và huyền ảo của biển đêm.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
“cài then” “sập cửa”, những hành động nghỉ ngơi lại được thực hiện bởi “sóng” “đêm” bởi đó chính là điều kiện mà con người nơi đây đã sống: gần biển, trên biển.
Song song với sự nghĩ ngơi đó, khi mà màn đêm buông xuống, nơi nơi chìm vào sự yên nghỉ thì biển lại đón nhận những hoạt động mới, của những con người luôn hăng say với công việc:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Tác giả đã khéo lồng vào chữ “đã” (cài then) của câu thơ trên với chữ “lại” ra khơi ở câu dưới một sự so sánh về ý nghĩ thật kín đáo: vũ trụ đã nghi ngơi hoàn toàn nhưng cũng vào thời điểm ấy “đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Những người đánh cá trên đoàn thuyền ấy đã cho thời điểm thích hợp với công việc mặc cho nó ngược lại với quy luật vũ trụ, bởi họ là nhửng người lao động, sống để lao động và mang theo quyết tâm chinh phục thiên nhiên cùng với công việc của mình: công việc đánh cá trên biển. Vì thế chuyến đi của họ tràn đầy lời ca tiếng hát, nhiệt huyết hăng say lao động.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Vì khí thế của những người ra đi hăng say như thế nên tác giả đã dùng một hình ảnh thật đẹp và nên thơ, lời ca tiếng hát hào hùng đã cùng với gió khơi làm căng buồm kéo nhanh con thuyền đi ra khơi hoạt động. Khi ra đi, những người đánh cá đã mang quyết tâm đó, họ đã hát lên bài ca lao động hào hùng. Họ, những con người hiên ngang, ra đi giữa biển, phục vụ đời sống con người.
Biển của đất nước chúng ta rộng lớn, bao la, biển đẹp bao nhiêu, biên cũng nhiều tài nguyên bấy nhiêu, tài nguyên của biển là cá, cá cũng tô đẹp cho biển:
Hát rằng cá bạc biển Đông lặn
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Biển giàu đẹp biển có nhiều cá. Tác giả đã ví đoàn tàu như đoàn thoi từ đó liên tưởng đến tấm vải dệt là biển. Một hình ảnh đẹp và khoáng đạt biết bao! Từng đoàn cá như những con thoi ngang dọc trên “tấm vải” dệt là biển, tạo nên những luồng sáng lấp lánh giữa biển đêm.
Yêu vẻ đẹp của biển, thán phục sự giàu có của biển, những người đánh cá mong muốn đánh bắt được nhiều cá để phục vụ cho đất nước.
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!.
Câu nói như một lời kêu gọi “đoàn cá” nhưng cũng là lời gọi nhau, những người đánh cá, hãy nhanh tay lao động.
Những người đánh cá ra đi trong buổi đêm cùng với câu hát, với tâm hồn hăng say lao động. Họ ra đi hiên ngang giữa biển trời:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Khí thế của những người đánh cá giữa biển đêm mới thật kiêu hùng: Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Trí tưởng tượng của tác giả thật đẹp, sự liên tưởng bay bổng đã bao trùm lên những đoàn thuyền đánh cá bằng những hình ảnh đẹp, đầy cảm xúc. Con thuyền lái gió đi giữa biển trời, cánh buồm làm bạn với gió trăng. Những hình ảnh liên tưởng hùng vĩ mà nên thơ. Con người ở giữa thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên.
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Người lao động ra đi với quyết tâm chinh phục thiên nhiên và tô đắp cho thiên nhiên ngày càng tươi đẹp.
Câu thơ với biện pháp nhân hóa đã biến con thuyền biết “đậu” “dò” biển cả. Bởi người trên thuyền luôn tìm kiếm tài nguyên của biển phục vụ cho đời sống.
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá có kỹ thuật đan như một thế trận, để thu bắt những gì biển đã hào phóng trao tặng cho ta.
Đoạn thơ miêu tả không gian và thời gian mở đầu của một cuộc đánh cá đã tạo nên cho cả bài thơ một cái nền vừa đẹp, vừa hừng vĩ, vừa nên thơ. Đoạn thơ bao trùm bởi bút pháp liên tưởng lãng mạn nhưng giàu chất thơ và cảm xúc. Đọc thơ ta có tâm trạng hào hứng của con người ra khơi, tâm trạng xúc động và tự hào trước thiên nhiên mà ta cố tâm chinh phục với mục đích làm giàu thêm cho quê hương đất nước.
Tuy chỉ là một đoạn thơ trong cả bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá’’ nhưng đoạn thơ ây để lại cho em nhiều cảm xúc nhất vì nó mang một sức sông mãnh liệt của những con người lao động, và biển trong đoạn thơ đã được Lác giả vẽ lên những nét đẹp vừa kì bí vừa huy lioàng như cuốn hút em vào thiên nhiên kì diệu. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã truyền cho em một niềm tin và sức sông mới, giúp em thêm yêu những người lao động và quê hương mình, tạo cho em quyết tâm mai sau khôn lớn sẽ đi xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Lệnh Hồ Nguyệt
17/12/2021 14:58:15
Câu 1: - Từ "lại" nói về hoạt động của đoàn thuyền vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự thường nhật mỗi 
ngày của công việc lao động vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu trên: trờ đất vào đêm thì 
nghỉ ngơi mà con người lại bắt đầu lao động một công việc lao động không ít vất vả
- Từ "lại" là phó từ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×