Câu 2: “Hoa cười ngọc thốt” là thành ngữ cổ, ước lệ nói về nụ cười tươi như hoa, lời nói đẹp như ngọc. Đấy là tả cô Thúy Vân. Một con người có nụ cười, giọng nói như thế, tức cười thì duyên, nói thì hay, nói ra những điều dễ nghe, êm dịu thì luôn gặp niềm vui, phúc đức trong cuộc đời. Diễn biến trong truyện là đúng như vậy. Chính cái vẻ đẹp hình thức và đức hạnh ấy đã khiến cho "mây thua" và "tuyết nhường". Nghĩa là vẻ đẹp của Thuý Vân vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên, được thiên nhiên ban tặng, chấp nhận...
Rõ ràng là Thuý Vân rất đẹp, một vẻ đẹp sắc nét những vẫn hồn hầu, thuỳ mị... Nhìn ngắm một người đẹp như vậy, người ta thường nghĩ đến hạnh phúc, đến một cuộc sống ấm áp, êm đềm...
Trọng tâm của đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" là ca ngợi vẻ đẹp của nàng Kiều. Đoạn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu tạo ra một cái nền để so sánh. Tuy nhiên, đọc đoạn miêu tả Thuý Vân, ta đã có thể thấy đuợc cái tài, cái khéo của Nguyễn Du trong việc sử dụng từ ngữ. Đoạn thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hoà của một người con gái. Vẻ đẹp dự báo cuộc sống sau này của nàng sẽ khá bình yên, không có nỗi truân chuyên, sóng gió...