Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ngày 12 – 3 – 1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống Tơruman chính thức đề ra “Chủ nghĩa Tơruman”, mở đầu cho thời kỳ bành trướng, vươn lên thống trị thế giới của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. “Chủ nghĩa Tơruman” công khai nêu lên “sứ mạng” của Mĩ trong “sự nghiệp lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản”; xúc tiến việc thành lập các liên minh quân sự nhằm bao vây Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và kêu gọi các nước đồng minh của Mĩ ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị tiến hành một cuộc “chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, “Chủ nghĩa Tơruman” còn chủ trương thông qua “viện trợ” kinh tế và quân sự cho các nước đồng minh của Mĩ, qua đó, khống chế, nô dịch các nước này.
Sau khi lên làm Tổng thống Mĩ năm 1953, Aixenhao tiếp tục thực hiện “Chủ nghĩa Tơruman” nhưng bổ sung thêm “Chủ nghĩa Aixenhao”, thường được gọi là “chủ nghĩa lấp chỗ trống” (tức Mĩ tìm mọi cách “lấp chỗ trống” sau khi Anh, Pháp bị thất bại ở Đông Dương năm 1954, ở Trung Cận Đông năm 1957…). Tiếp đó, hầu như mỗi đời Tổng thống Mĩ khi lên cầm quyền lại đề ra một học thuyết hoặc đường lối của mình để thực hiện “chiến lược toàn cầu”, như “chiến lược hoà bình” của Giôn Kennơđi (1961), “Học thuyết Nichxơn” (1969), “Học thuyết Rigân” (1980), “Học thuyết Busơ” (1989)… Năm 1993, Tổng thống B.Clintơn thực hiện “Chiến lược dính líu và mở rộng” nhằm áp đặt nền thống trị về kinh tế và quân sự của Mĩ trên khắp thế giới.
Mặc dù mang tên gọi khác nhau, đường lối có thể cứng rắn hoặc ôn hoà khác nhau, và các biện pháp cụ thể cũng có nhiều nội dung khác nhau, nhưng “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ trước sau đều nhất quán 3 mục tiêu: 1 – Ngăn chặn, đẩy lùi, rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa; 2 – Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào hoà bình dân chủ thế giới; 3 - Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mĩ.
Đối với bất kì học thuyết hoặc đường lối của tổng thống nào là đi nữa, để đạt ba mục tiêu trên, chính sách cơ bản của Mĩ là “chính sách thực lực” (tức chính sách dựa vào sức mạnh Mĩ).
Từ sau chiến tranh thế giới đến nay, để thực hiện “chiến lược toàn cầu” của mình, Mĩ đã thành lập các khối quân sự NATO, SEATO, ANZUS, CENTO… ra sức chạy đua vũ trang kể cả cac vùng vũ khí hạt nhân chiến lược, và phát động hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược hoặc can thiệp vũ tramg ở khắp các khu vực trên toàn thế giới.
Trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu”, Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề (thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1949, thắng lợi của cách mạng Cuba 1959, thắng lợi của Cách mạng hồi giáo Iran năm 1979…) Nhưng thất bại nặng nề nhất, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với nước Mĩ là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà “hội chứng Việt Nam” vẫn còn in sâu đến tận nay trong lòng nước Mĩ. Nhưng mặt khác, Mĩ cũng đã thực hiện được một số mưu đồ của họ, mà tiêu biểu là góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |