Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vài nét về con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên qua văn học

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.124
1
0
Nguyễn Thanh Thảo
06/08/2017 19:59:11
Buổi sơ khai văn học, bằng tư duy thần thoại, văn học nhìn tự nhiên như các vị thần linh, nhằm nhận thức, cải tạo, chinh phục cái tự nhiên này. Tiếp đến, tự nhiên chính là thiên nhiên quê hương, đất nước : núi sông, đổng ruộng, bến nước, dòng sông, con trâu, cánh cò tươi đẹp, thân thương. Thiên nhiên này chủ yếu được thể hiện trong các thể loại trữ tình dân gian.
Văn học trung đại cũng có một thiên nhiên hiện thực :
Mục đồng, sáo vẳng, trâu về hết
Cò trắng từng đôi, liệng xuống đồng (Trần Nhân Tông)
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan (Nguyễn Trãi)
Dâu già lá rụng tằm vừa chín
Lúa sớm bông thơm cua béo ghê (Nguyễn Trung Ngạn)
Và một thiên nhiên tượng trưng cho lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ của con người. Tùng, cúc, trúc mai là biểu thị hình ảnh con người thanh cao, cứng cỏi ; lâm tuyền (rừng, suối) là thú ẩn đật, tránh xa thế sự nhiều tục lụy, nhiễu nhương.

Con người Việt Nam trong quan hệ với thiên nhiên
Nhưng điểm chung lại là, dù thiên nhiên nào thì đó cũng là tình yêu đất nước hoặc thể hiện sự tương thông giữa người và cảnh - về với tự nhiên để giữ khí tiết phẩm giá con người. Cho nên Nguyễn Trãi mới ví mình như cây tùng, cây bách sương giá đã quen. Còn Nguyễn Trung Ngạn nơi đất khách, mường tượng cảnh dân dã quê nhà, đã khẳng định : “ Nghe nối ở nhà nghèo vẫn tốt; Dẫu vui đất khách chẳng bằng về”.
Thiên nhiên trong văn học hiện đại tiếp tục là sự thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, quê hương. Biểu thị tình yêu cuộc sống, con người, đôi lứa. Giảm thiểu tính trực tả tách biệt, ước lệ thường thấy ở văn học dân gian, văn học trung đại để đóng vai như một nhân vật đời thường của văn học. Sự hoà điệu con người và thiên nhiên được tăng cường, chứ không chỉ là bối cảnh theo kiểu “người buồn, cảnh có vui đâu bao gìđ\ Ta có thể dẫn ra những hình ảnh thiên nhiên thực, rất người của văn học hiện đại. Thời trước, Nguyễn Du tả đôi mắt người con gái đẹp như nước mùa thu, núi mùa xuân (Làn thu thuỷ nét xuân sơn). Ông dùng thiên nhiên diễm lệ để so sánh, không cần biết đôi mắt ấy có thực hay không. Nhưng thơ hiện đại thì khác, cũng dùng hình ảnh thiên nhiên, nhưng phải rất thực và nhất là, rất nhiều rung động của thi nhân trong đó. Xuân Diệu viết : Lá liễu dài như một nét mi. Với Tế Hanh “ Ai bảo mắt em như lá liễu ; Đã cắt lòng anh một nét dao”. Ngay như tả riêng thiên nhiên, thiên nhiên ấy cũng không mang giọt máu của nó mà mang giọt máu người :
Một tối bầu trời đắm sắc mây,
Cây tìm nghiêng xuống đoá hoa gầy,
Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy (Xuân Diệu)
Rồi như rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”. Ngay cái tàu lá chuối của Nam Cao cũng dãy lên đành đạch như là hứng tình, cũng như trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu ; Đợi gió đông về để lả lơi của Hàn Mặc Tử chứ không như cái tàu chuối “tình thư một bức phong còn kín” của Ngyễn Trãi hay “Vừng trăng vằng vặc giữa trời; Đinh ninh hai miệng một lời song song’’ của Nguyễn Du.
Và tình yêu đối với cái thiên nhiên này, cũng là những tình yêu rất cá tính. Nồng thắm nhưng chân chất như Đoàn Văn Cừ, tiểu thư một chút như Anh Thơ, vương vui, buồn thế sự, nhân sinh như Huy Cận, đắm say, mạnh mẽ, vồ vập trong lành như Xuân Diệu.
Dẫu ông có nói “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×