Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ông Hai là một nông dân ở làng Chợ Dầu. Ông rất yêu làng của mình với một tình cảm rất sâu sắc. Ông luôn hào hứng khi nói tất cả những gì liên quan đến cái làng Chợ Dầu. Và một ngày, ông nghe tin làng theo giặc, ông đau đớn, tủi hổ không dám nhìn mặt ai, cũng không dám bước chân ra khỏi nhà mà chỉ tâm sự với đứa con nhỏ trong nhà về một niềm tin tuyệt đối vào cách mạng và Bác Hồ. Sau đó, tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính. Ông Hai mừng rỡ, hân hoan đi khắp nơi khoe về điều đó mặc dù nhà ông đã bị Tây đốt. Trong câu chuyện, Kim Lân đã tạo nên một tình huống éo le làm bộc lộ rõ tâm trạng của ông Hai. Đọc bài “Làng” thì hẳn ai cũng biết ông Hai là một người rất yêu và tự hào về làng Chợ Dầu của mình. Vậy mà trong lúc đi dạo ông lại nghe tin làng mình làm Việt gian theo Tây từ những người tản cư từ dưới làng lên. Đó là tình huống bất ngờ làm tổn thương tình yêu làng của ông Hai và khiến ông hết sức đau khổ, đau xót.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả rất tinh tế và sâu sắc. Kim Lân đã miêu tả rất cụ thể các diễn biến nội tâm qua ngoại hình, cử chỉ, ý nghĩa của nhân vật ông Hai. Hay hơn nữa là nhà văn miêu tả tâm lý nhân vật ông Hai không phải trong một khắc, một đoạn mà là cả một quá trình diễn biến hợp lí qua các chặng.
Nỗi bất hạnh lớn đổ xuống đầu ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc khiến ông sững sờ, choáng váng: “Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân…” Lúc về đến nhà, ông nằm trên giường, nửa tin nửa ngờ: “Chả lẽ ở làng lại đốn đến thế chăng?”. Ông không dám ló mặt ra ngoài, suốt ngày chỉ ở trong nhà mà thôi. Hễ nghe thấy hai từ “Việt gian” là ông lại tự nhủ: “Thôi lại chuyện đấy rồi” Khi mụ chủ nhà biết chuyện làng chợ Dầu theo giặc thì lại có ý đuổi khéo gia đình ông đi. Ông Hai đã rơi vào trạng thái bế tắc hoàn toàn: “Biết đi đâu bây giờ. biết ở đâu có bố con ông mà đi bây giờ?”. Ông đã có ý nghĩ trở về làng nhưng ngay lập tức ông gạt phăng cái ý nghĩ ấy đi.
– Làng đã theo Tây, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, cam chịu trở về với kiếp sống vô lệ.
Chính vì vậy ông đã không còn cách nào khác ngoài tâm sự cùng đứa con út bé bỏng.
– Nhà ta ở đâu?
– Ở làng Chợ Dầu
– Con ủng hộ ai?
– Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Ôi yêu làng, ông muốn khắc sâu vào trái tim bé bỏng của con tình cảm đối với làng, đối với kháng chiến, với Cụ Hồ. Đó cũng chính là tấm lòng yêu nước chung thuỷ với cách mạng của ông.
Khi tin đồn đưọc cải chính, thái độ buồn thiu thường ngày của ông biến mất hẳn, ông rạng rỡ hẳn lên. Ông vội vàng chia quà cho các con, chạy khắp nơi để khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch… làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian. Láo! Toàn là sai cả!” Ở đây, nhà văn Kim Lân đã để cho nhân vật cùa mình cứ hả hê sung sướng trước cái sự lẽ ra phải đau khổ, tác giả đã rất hiểu cái tâm lí thông thường của con người rất tinh tế.
Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân có một nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả tâm trạng nhân vật hết sức đặc sắc. Truyện đã ca ngợi tình yêu làng, yêu nước của những con người Việt Nam trong kháng chiến. Tâm trạng của ông Hai cũng là tâm trạng cùa biết bao người nông dân trên mọi nẻo đường của Tổ quốc. Vừa gợi sự thân thuộc vừa gây ấn tượng mạnh mẽ, để lại cho người đọc những cảm xúc khó quên.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |