Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Văn học trung đại Việt Nam mang những đặc điểm cơ bản nào?

  1. Văn học trung đại VN mag những đặc đ cơ bản nào
  2. VH chữ Hán mang những đặc đ chủ đạo j? Kể tên 1 số tác phầm VH trung đại VN viết = chữ Hán mà e biết
  3. Sự ra đời của chữ Nôm và VH viết = chữ Nôm chứng tỏ điều j? Kể tên 1 số tp VH viết = chữ Nôm mà e biết
6 trả lời
Hỏi chi tiết
685
0
1
Trần Ngọc Uyên
15/08/2019 19:50:42
1,Những đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam
a. Tính song ngữ trong các thể loại văn học trung đại
b. Văn học trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo.
c. Văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian.
d. Văn học trung đại Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt.
​e. Con người trong văn học trung đại là con người vô ngã và con người hữu ngã.
f. Tư duy nguyên hợp và quan niêm “văn – sử - triết bất phân” trong các thể loại văn học trung đại Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
(•‿•)
16/08/2019 08:55:02
1. Văn học trung đại Việt Nam mang những đặc điểm cơ bản:
- Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo
- Văn học viết phát triển dựa trên những thành tựu của văn học dân gian
- Văn học viết phát triển dựa trên cơ sở tiếp thu, tinh lọc những yếu tố tích cực của hệ ý thức nước ngoài
- Văn học chữ Hán phát triển song song với văn học chữ Nôm
- Thơ phát triển sớm và mạnh hơn văn xuôi.
- Việc sử dụng điển tích và các hình ảnh tượng trưng ước lệ - những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn chương trung đại.
0
0
(•‿•)
16/08/2019 09:00:17
2. Đặc điểm chủ đạo của Văn học chữ Hán là:
- Thành phần văn học chữ Hán xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi.
- Thể loại phong phú gồm chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật...
- Ở loại hình nào, văn học chữ Hán cũng cớ những thành tựu nghệ thuật to lớn.
- Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc có những thành tựu lớn như văn chính luận, thơ phú…
1 số tác phầm VH trung đại VN viết bằng chữ Hán mà em biết là:
- Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt.
- Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn.
- Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.
- Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão.
- Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu.
0
0
(•‿•)
16/08/2019 09:05:07
3. -- Sự ra đời của chữ Nôm: Chữ Nôm là cách viết biểu ý ngày xưa của tiếng Việt. Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Trung Quốc vào năm 939, chữ Nôm lần đầu tiên thành chữ quốc ngữ để diễn đạt tiếng Việt qua mẫu tự biểu ý. Hơn 1.000 năm sau đó—từ thế kỷ 10 cho đến thế kỷ 20—một phần lớn các tài liệu văn học, triết học, sử học, luật pháp, y khoa, tôn giáo và hành chánh được viết bằng chữ Nôm. Dưới triều đại nhà Tây Sơn, toàn bộ các văn kiện hành chánh được viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến 1802. Những văn bản như sổ sách, công văn, giấy tờ, thư từ, khế ước, địa bạ v.v. chỉ đôi khi có xen chữ Nôm khi không thể tìm được một chữ Hán mang nghĩa tương đương chỉ các danh từ riêng (như tên đất, tên làng, tên người), nhưng tổng thể vẫn là văn bản Hán Việt bởi quan niệm sai lầm của giới sĩ đại phu các triều đại: "nôm na là cha mách qué". Nói cách khác, chữ Nôm là công cụ thuần Việt ghi lại lịch sử văn hoá của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ, mặc dù đó là công cụ còn chưa chứng tỏ được tính hữu hiệu và phổ dụng của nó so với chữ Hán.

– Truyện thơ Nôm có nhiều nguồn gốc cốt truyện khác nhau:

+ Một số tác phẩm sử dụng cốt truyện dân gian (lấy từ cổ tích, thần tích, Phật thoại,…) vốn lưu hành trong dân gian như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Quan Ầm Thị Kính, Tống Trân – Cúc Hoa, Trương Chi,…

+ Một số tác phẩm lấy cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc (tiểu thuyết chương hồi, truyện truyền kì, ca bản), như: Song Tinh – Bất Dụ, Hoa tiên, Truyện Kiều, Nhị độ mai, Tì bù quốc âm tân truyện,…

+ Một số tác phẩm lấy cốt truyện từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống (có thông qua hư cấu, sáng tạo) như: Sơ kính tân trang, Truyện Lục Vân Tiên, Vợ ba Cai Vàng, Chàng Lía,...

0
0
๖Ɣųɱเ ༉  
18/08/2019 09:02:36
NHỮNG ĐẶC TRƯNG NỔI BẬT CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Những đặc trưng nổi bật của văn học trung đại Việt Nam

Gần 10 thế kỷ phát triển trong lòng xã hội phong kiến, sự phát triển của văn học trung đại gắn liền với nền tảng mĩ học phong kiến. đó là những sáng tác nằm trong hệ thống thẩm mĩ riêng do quan niệm nĩ học phong kiến quy định. Văn học trung đại Việt Nam đã đem lại những thành tựu lớn cho văn học trung đại nước nhà. “Mỗi tác phẩm giúp ta hiểu ra suy nghĩ, cảm xúc của con người cụ thể trong một thời đại cụ thể, hiểu và sống với các tác phẩm của dân tộc làm ta nếm trải được những suy nghĩ và cảm xúc của vô số người, vô số hoàn cảnh, vô số thời đại thật đa dạng”[23, 119]. Văn học trung đại Việt Nam, vì thế có những đặc trưng nổi bật mà người nghiên cứu cũng như giảng dạy phải nắm được những dấu hiệu đặc trưng và xem đó như là một chìa khóa mở cánh cửa để vào tác phẩm mà không bị lạc trong mê cung của nghệ thuật. Sau đây là những đặc trưng.

1. Tính song ngữ trong các thể loại văn học trung đại

Thời trung đại do bị bắt buộc, tiếng Việt chịu ảnh hưởng sâu rộng của tiếng Hán, chữ Hán, văn hóa Hán. Tiếng Hán “trở thành một thứ tiếng nằm trong quỹ đạo của quy luật âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt và văn học chữ Hán của các nhà văn Việt Nam là một bộ phận của văn học Việt Nam”. Hai thứ tiếng, hai bộ phận văn họcđáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. tình hình đó tạo nên hiện tượng song ngữ trong văn học. tính song ngữ tạo thành đặc điểm văn học của nhiều thành phần và không chỉ thể hiện trong dòng văn học chữ Hán và Nôm tách biệt, mà còn thể hiện ở sự xâm nhập, pha trộn của văn học Hán và Nôm.

2. Văn học trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo.

Tư tưởng kinh điển và tôn giáo đã cung cấp càm hứng, đề tài, chủ đề và gợi ý các thể loại văn học trung đại. các tôn giáo và học thuyết phật, Nho, Đạo đã ảnh hưởng và tạo nên những nét đặc thù trong quan niệm của người trung đại về bản chất vũ trụ, không gian và thời gian, thiên nhiên, con người. tư tưởng tôn giáo và kinh điển còn đem lại hệ quả quan trọng như: phân biệt văn học linh thiêng và phàm tục; hạn chế sự biểu hiện cá nhân và ý thức cá nhân; mặt khác đem đến việc đề cao nội dung đạo đức và tính chất giáo huấn, văn học có mối quan hệ trực tiếp với tư tưởng. những quan điểm này có quan hệ đến việc hình thành những đặc trưng về nội dung và hình thức nghệ thuật của văn chương trung đại. 

3. Văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian.

Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Mối quan hệ giữa văn học viết trung đại Việt Nam và văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: văn học viết tiếp thu văn học dân gian từ đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mĩ ở khía cạnh ngôn ngữ và thể loại. trong quá trình phát triển hai thể loại luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển. 

4. Văn học trung đại Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt.

Hệ thống ước lệ có ba tính chất: tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ; tính sùng cổ; tính phi ngã.

Về tính uyên bác và cách điệu hóa

Chính quan niệm văn chương viết ra chỉ để dành cho bậc “tao nhân mặc khách”, “chính nhân quân tử” nên có tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ. Các nhà nho sĩ sáng tác bằng chữ Hán có một phần vì họ cho đó mới là thứ văn chương sang trọng. Những người thưởng thức là tầng lớp trí thức tài hoa, có ý thức thẩm mĩ cao.

Về tính sùng cổ

Con người trung đại quan niệm thời gian xoay tròn, tuần hoàn, không mất đi mà quay trở lại gốc nguồn. bởi thế, họ coi trọng quá khứ, coi trọng cái khởi đầu, coi trọng người già. Chuẩn mực cái đẹp, của lẽ phải, cái đạo đức là ở quá khứ. Xã hội hoàng kim là xã hội thời Nghiêu Thuấn, anh hùng nghĩa sĩ lí tưởng là Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng… vì vậy, văn nghil luận thường lấy tiền đề lí lẽ và kinh nghiệm cổ nhân, của lịch sử xa xưa. Do tính sùng cổ mà văn học trung đại đầy dẫy những điển cố, điển tích, những từ cổ… Trong sáng tác việc lặp lại truyện cũ, mô phỏng văn chương xưa chẳng những không bị chê trách mà còn là một cách tạo thêm giá trị cho sáng tác của mình. 

5. Con người trong văn học trung đại là con người vô ngã và con người hữu ngã.

Vô ngã là một phạm trù đặc trưng của văn học trung đại. Vì đứng trước xã hội, con người chưa tách khỏi môi trường xã hội, còn gắn chặt với cộng đồng, gắn chặt với nước. cá nhân tồn tại trong đất nước, không tồn tại “tự nó và cho nó”. 
6. Tư duy nguyên hợp và quan niêm “văn – sử - triết bất phân” trong các thể loại văn học trung đại Việt Nam.

Tư duy nguyên hợp là kiểu tư duy thiên về kỹ năng tổng hợp trực cảm, về thể loại chưa có ý thức tách bạch, dứt khoát. Hiện tượng “văn – sử - triết bất phân” là một hiện tượng đặc trưng và phổ biến của văn học trung đại, liên quan đến quy luật văn hóa, trạng thái tư duy nghệ thuật, quan niệm văn chương thời trung đại. Nó thể hiện trong hệ thống thể loại văn học và trong cơ chế nghệ thuật ở mỗi TPVH cụ thể.
0
0
๖Ɣųɱเ ༉  
18/08/2019 09:04:41
NHỮNG ĐẶC TRƯNG NỔI BẬT CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ​ Những đặc trưng nổi bật của văn học trung đại Việt Nam Gần 10 thế kỷ phát triển trong lòng xã hội phong kiến, sự phát triển của văn học trung đại gắn liền với nền tảng mĩ học phong kiến. đó là những sáng tác nằm trong hệ thống thẩm mĩ riêng do quan niệm nĩ học phong kiến quy định. Văn học trung đại Việt Nam đã đem lại những thành tựu lớn cho văn học trung đại nước nhà. “Mỗi tác phẩm giúp ta hiểu ra suy nghĩ, cảm xúc của con người cụ thể trong một thời đại cụ thể, hiểu và sống với các tác phẩm của dân tộc làm ta nếm trải được những suy nghĩ và cảm xúc của vô số người, vô số hoàn cảnh, vô số thời đại thật đa dạng”[23, 119]. Văn học trung đại Việt Nam, vì thế có những đặc trưng nổi bật mà người nghiên cứu cũng như giảng dạy phải nắm được những dấu hiệu đặc trưng và xem đó như là một chìa khóa mở cánh cửa để vào tác phẩm mà không bị lạc trong mê cung của nghệ thuật. Sau đây là những đặc trưng. 1. Tính song ngữ trong các thể loại văn học trung đại Thời trung đại do bị bắt buộc, tiếng Việt chịu ảnh hưởng sâu rộng của tiếng Hán, chữ Hán, văn hóa Hán. Tiếng Hán “trở thành một thứ tiếng nằm trong quỹ đạo của quy luật âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt và văn học chữ Hán của các nhà văn Việt Nam là một bộ phận của văn học Việt Nam”[42]. 2. Văn học trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo. Tư tưởng kinh điển và tôn giáo đã cung cấp càm hứng, đề tài, chủ đề và gợi ý các thể loại văn học trung đại. các tôn giáo và học thuyết phật, Nho, Đạo đã ảnh hưởng và tạo nên những nét đặc thù trong quan niệm của người trung đại về bản chất vũ trụ, không gian và thời gian, thiên nhiên, con người. tư tưởng tôn giáo và kinh điển còn đem lại hệ quả quan trọng như: phân biệt văn học linh thiêng và phàm tục; hạn chế sự biểu hiện cá nhân và ý thức cá nhân; mặt khác đem đến việc đề cao nội dung đạo đức và tính chất giáo huấn, văn học có mối quan hệ trực tiếp với tư tưởng. những quan điểm này có quan hệ đến việc hình thành những đặc trưng về nội dung và hình thức nghệ thuật của văn chương trung đại. 3. Văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian. Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Mối quan hệ giữa văn học viết trung đại Việt Nam và văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: văn học viết tiếp thu văn học dân gian từ đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mĩ ở khía cạnh ngôn ngữ và thể loại. trong quá trình phát triển hai thể loại luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển. 4. Văn học trung đại Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt. Hệ thống ước lệ có ba tính chất: tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ; tính sùng cổ; tính phi ngã. Về tính uyên bác và cách điệu hóa Chính quan niệm văn chương viết ra chỉ để dành cho bậc “tao nhân mặc khách”, “chính nhân quân tử” nên có tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ. Các nhà nho sĩ sáng tác bằng chữ Hán có một phần vì họ cho đó mới là thứ văn chương sang trọng. Những người thưởng thức là tầng lớp trí thức tài hoa, có ý thức thẩm mĩ cao. 6. Tư duy nguyên hợp và quan niêm “văn – sử - triết bất phân” trong các thể loại văn học trung đại Việt Nam. Tư duy nguyên hợp là kiểu tư duy thiên về kỹ năng tổng hợp trực cảm, về thể loại chưa có ý thức tách bạch, dứt khoát. Hiện tượng “văn – sử - triết bất phân” là một hiện tượng đặc trưng và phổ biến của văn học trung đại, liên quan đến quy luật văn hóa, trạng thái tư duy nghệ thuật, quan niệm văn chương thời trung đại. Nó thể hiện trong hệ thống thể loại văn học và trong cơ chế nghệ thuật ở mỗi TPVH cụ thể.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo