Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Văn nghệ là thứ vũ khí tuyên truyền rất đặc biệt. Viết đoạn văn làm rõ ý kiến trên

3 trả lời
Hỏi chi tiết
669
0
0
Nguyễn Khánh Linh
06/01/2018 21:40:32
Từ xa xưa đến nay, văn hóa - nghệ thuật của dân tộc ta luôn thể hiện khát vọng của nhân dân về những gì tốt đẹp hơn trong lao động sản xuất và trong cuộc sống (từ gia đình đến xã hội), về sự vươn đến những giá trị của Chân-Thiện-Mỹ… Hơn bao giờ hết, ngày nay trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, văn hoá - nghệ thuật càng phải quyết tâm vươn lên trong việc khẳng định, giữ gìn và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, góp sức bảo vệ Tổ quốc, bồi dưỡng hoàn thiện con người Việt Nam về trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, lối sống và bản lĩnh ngang tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 
Sự nghiệp văn hoá – nghệ thuật luôn là bộ phận khăng khít của công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp đổi mới. Trong những năm qua, hoạt động văn hoá nghệ thuật Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu, đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là góp phần củng cố “sự sâu rễ bền gốc” nơi nhân dân, giữ vững an ninh, góp phần kiến tạo thần thái bình yên của một xã hội đang trên đà xây dựng và phát triển.
 
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã rút ra và kiên trì thực hiện bài học “yên dân” để giữ vững nền thái bình, thịnh trị. Các triều đại phong kiến Việt Nam rất coi trọng các chính sách để “an dân”, quy tụ lòng dân, lấy dân làm gốc. Những Chiếu, Hịch, Thơ, Phú… đầy tính nhân văn, chứa chan lòng yêu nước thương dân, hết lòng phụng sự xã tắc… Ấy là văn hóa, là văn nghệ đã góp phần phát huy sức mạnh của toàn dân trong việc giành và giữ vững nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, nhờ có “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức” mà nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân ba lần đánh bại đội quân xâm lược hùng mạnh nhất lúc bấy giờ. Ngược lại, triều đại Hồ Quý Ly, dù có tài năng, với thành cao, hào sâu, quân hùng, tướng mạnh, song không quy tụ được “lòng dân” nên vẫn không thể cản được giặc Minh. Tổng kết thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi cho rằng: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”, vì “bức thành lòng dân” là bức thành kiên cố nhất, không kẻ thù nào có thể vượt qua. Đây chính là những bài học quý của lịch sử còn nguyên giá trị mà cha ông đã để lại cho hậu thế. Chúng ta đã phát huy rất hiệu quả trong công cuộc giải phóng dân tộc, trong hòa bình xây dựng đất nước… và tiếp tục sẽ được phát huy để thế hệ trẻ có trách nhiệm tiếp sức đi vào tương lai…
 
Suốt những năm tháng kháng chiến của dân tộc, lãnh tụ Hồ Chí Minh hết sức coi trọng văn hoá - nghệ thuật bởi hơn ai hết, Người rất hiểu: ''Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy'' và ''dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do''. Người cho rằng, văn nghệ không chỉ phản ánh cuộc sống một cách thuần tuý mà còn là vũ khí tư tưởng hiệu quả trong công cuộc giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng đất nước. Do vậy, Người luôn đề cao tính chiến đấu của văn nghệ và xem đây như thần thái đặc sắc của nền văn nghệ cách mạng, trong đó vai trò chủ thể của những sáng tạo văn nghệ rất quan trọng. Người xác định nghệ sĩ cũng là chiến sĩ với một trọng trách rất lớn lao, đó là ''phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân''. Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ năm 1951 (tại Việt Bắc), Người chỉ rõ: ''Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Người nghệ sĩ luôn phải rèn luyện đạo đức, rèn luyện tư tưởng, luôn phấn đấu và không ngừng nâng cao trình độ để mài dũa ngọn bút thêm sắc bén, nhằm làm tốt nhiệm vụ của người nghệ sĩ trên trận tuyến chống quân xâm lược (trong thế chiến) chống lại cái ác, phê bình những cái xấu còn đang tồn tại (trong thời bình) như ''tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu...'' trên tinh thần ''thật thà, chân chính, đúng đắn'', mà vẫn đảm bảo tính sáng tạo đậm chất nghệ thuật của tác phẩm, không đánh mất hay hạn chế sức tưởng tượng trong sự thăng hoa của người nghệ sĩ. Đồng thời, ca ngợi ''những người mới, việc mới'' góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Hơn thế nữa, trong sự nghiệp ''phò chính trừ tà'', người chiến sĩ văn hoá cần phải biến ngọn bút của mình thành một thứ vũ khí hữu hiệu, trung thực, chẳng bôi đen nhưng cũng không quá tô hồng. Điều quan trọng hơn là người nghệ sĩ ''phải biết xung phong'', phải biết dấn thân, có như vậy người nghệ sĩ mới có thể ''nhập cuộc'' được với sự nghiệp của nhân dân, đó là lao động và chiến đấu? Từ đó ra đời những sáng tác mang hơi thở của cuộc sống, mang âm hưởng của thời đại để rồi những tác phẩm ấy lại trở thành ''tờ hịch cách mạng'', phục vụ cho công cuộc giải phóng dân tộc, loại trừ những cái gì lạc hậu đang ngăn cản bước tiến của đất nước. Xem văn nghệ là ''một mặt trận'' trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành chống thực dân Pháp xâm lược, rồi sau là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những cuộc kháng chiến này đều được xác định là toàn dân, toàn diện, Hồ Chí Minh không chỉ xác định vai trò, vị trí đặc biệt của văn hoá - nghệ thuật với tính chất gay go, ác liệt của trận tuyến ''không tiếng súng'' mà còn xác lập mối quan hệ bền chặt giữa công tác văn hoá - nghệ thuật với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc.
 
Văn nghệ của chúng ta đã không đứng ngoài cuộc, mà thực sự đã cùng với toàn dân vạch trần, tố cáo tội ác giặc ngoại xâm, đồng thời tuyên truyền độc lập dân tộc, cổ vũ tinh thần chiến đấu, khích lệ cái đúng, cái tốt, lên án cái xấu, cái sai nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, độc lập, tự do cho Tổ quốc. Khi đất nước xung trận thì văn nghệ sĩ cũng xung trận. Từ đó, văn nghệ sĩ không chỉ tiếp sức mà còn tạo nên sức mạnh tinh thần mang âm hưởng văn hóa dân tộc. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta có những thần thái bất hủ của ''tiếng hát át tiếng bom'', biết bao nghệ sĩ hy sinh nơi chiến trường ác liệt để phục vụ chiến sĩ. Những cuốn truyện gối đầu giường của người lính, những bức tranh theo những bước quân hành - như bức tranh ''Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân'',v.v.. Đó là văn nghệ - chiến sĩ - nghệ sĩ xung trận cùng dân tộc!
 
Đảng và Bác Hồ đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, chúng ta hẳn còn nhớ lực lượng vũ trang chính quy đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam khi mới thành lập (1944) đã từng mang tên: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân! Rồi tiền thân của Bộ Văn hóa cũng chính là Nha Thông tin tuyên truyền. Tuyên truyền có sức mạnh cực kỳ to lớn trong kháng chiến, cũng như trong hòa bình dựng xây đất nước. Có khác chăng là hình thức và phương pháp được thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình… Ví như có tác phẩm tốt mà tuyên truyền không đủ, không mạnh thì nhân dân có được thưởng thức không? Vì thế hơn bao giờ hết, phải có chiến lược về công tác tuyên truyền, mạnh mẽ và hiệu quả. Những đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước phải đến được với nhân dân một cách dễ hiểu, rõ ràng nhất để nhân dân đồng lòng và tin tưởng.
 
Gần 30 năm đổi mới đã trôi qua, để có được những thành tựu quan trọng mang ý nghĩa to lớn, có một nguyên nhân rất căn bản đó là sự đồng thuận của lòng dân đối với đường lối đổi mới của Đảng, trong đó văn hóa - nghệ thuật đã góp phần không nhỏ vào việc an dân, nâng trí cho đồng bào cả nước.
 
Tình hình hiện nay, thế giới đang có những biến đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Hòa bình hợp tác phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt; tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng… Rồi những biến đổi an ninh phi truyền thống như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... còn diễn biến phức tạp. Cạnh tranh kinh tế thương mại giữa các nước ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, những tác động mặt trái của kinh tế thị trường và của quá trình hội nhập quốc tế, cùng nạn quan liêu, tham nhũng, sự xuống cấp về phẩm chất của không ít cán bộ, đảng viên và những tiêu cực khác trong xã hội chưa được đẩy lùi, cũng đang làm giảm lòng tin của một bộ phận nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ. Các thế lực thù địch vẫn ngấm ngầm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, kết hợp với bạo loạn, lật đổ; tăng cường chống phá với nhiều thủ đoạn tinh vi trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng… nhằm xóa bỏ CNXH trên đất nước ta.
 
Lấy ví dụ ở góc độ văn hóa, tư tưởng, từ việc tung hô thái quá những thần tượng ngoại quốc, dẫn đến những lệch lạc không nhỏ trong việc xác định giá trị đích thực; sự thiếu cân nhắc trong liều lượng du nhập và ảnh hưởng của văn hóa – nghệ thuật giải trí nước ngoài… đã phần nào làm nhiễu sự phân định, nhận thức của công chúng nhất là ở các lĩnh vực như sách, báo mạng, phim, ảnh, nghệ thuật đương đại, nghệ thuật trình diễn, video Art,v.v.. Cần cảnh giác với các thủ đoạn giành giật “lòng người” từ việc sẵn sàng tài trợ những khoản tiền lớn cho những hoạt động văn hóa độc lập hay ủng hộ những “sáng kiến”, những ”tìm tòi” kỳ dị… mang nhãn hiệu mới lạ (mà thực chất là du nhập ở nước ngoài) để rồi từ đó ra sức quảng cáo, tô vẽ, thu hút truyền thông… Quá đà hơn là xa rời những chuẩn mực chính thống của văn hóa - nghệ thuật nước nhà, tiến tới nguy cơ bác bỏ những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận những thành tựu của CNXH hiện thực, thổi phồng những khó khăn, khuyết điểm trong công cuộc đổi mới của chúng ta, đến việc lợi dụng các vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo... với dã tâm gây mất ổn định về chính trị-xã hội, ly tán “lòng dân”, tạo nên những khoảng trống về tư tưởng để dễ bề tiến hành các hoạt động kiểu “cách mạng nhung”, “cách mạng sắc màu”, hòng đi đến xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng.
 
Khi đất nước còn chiến tranh, chúng ta đã từng có tinh thần “tiếng hát át tiếng bom” thì ngày nay chúng ta liệu có “tiếng hát… phát sáng tương lai” được không? Văn hóa - văn nghệ và những người nghệ sĩ sẽ cất cao giọng hát lạc quan, vẽ những bức tranh đầy cảm xúc tốt đẹp, tưởng tượng và thăng hoa hướng đến những tác phẩm đỉnh cao vì tương lai hạnh phúc thực sự cho dân, cho nước… Đó cũng chính là đích hướng đến của toàn Đảng, toàn dân khi chúng ta giành được độc lập tự do cho Tổ quốc từ cách mạng Tháng Tám 1945.
 
Chúng ta luôn xác định rằng quá trình xây dựng đất nước không hề dễ dàng! Công cuộc bảo vệ Tổ quốc cũng rất nhiều cam go...! Sự nghiệp phát triển đất nước gặp không ít thách thức và khó khăn…! Bởi vậy, cả nước cần một lòng quyết tâm cao và tập trung trí tuệ để bảo vệ nền hòa bình cho đất nước phát triển, để xây dựng Tổ quốc “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, trong đó văn hóa - nghệ thuật vừa giúp xây dựng nền văn hóa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với bản sắc dân tộc đã được xác định rõ, vừa góp sức ổn định vững chắc tinh thần của một xã hội nhân văn. Ở đó, những sản phẩm nghệ thuật mới vì con người, vì đất nước là những tác phẩm mang lại niềm vui, hạnh phúc và niềm tin vào sự lãnh đạo tâm huyết của Đảng đưa đất nước tiến lên. Tình hình kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế hiện nay đang, sẽ tác động rất mạnh đến văn hóa- nghệ thuật, sự gắn kết giữa văn hóa- nghệ thuật với sự bình an của xã hội, của nhân dân là điều cực kỳ quan trọng phải luôn được xác định! Văn hoá- nghệ thuật vừa làm đẹp xã hội - ổn định tốt môi trường an sinh đất nước, vừa phải làm cho lòng dân luôn có một niềm tin, nhiều niềm vui và thật nhiều hạnh phúc. Tạo được những khích lệ quan trọng trong toàn xã hội, hun đúc thành sức mạnh của cả dân tộc hướng mạnh mẽ đến mục tiêu chung và lớn lao là xây dựng Tổ quốc Việt Nam hùng mạnh./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
06/01/2018 21:41:00
Tranh cổ động là loại hình của mỹ thuật ứng dụng, mang tính khái quát cao, kịp thời, dễ hiểu, lối biểu đạt rõ ràng và thuyết phục. Với ưu điểm đó tranh cổ động phối hợp với báo chí và truyền đơn, trở thành một công cụ sắc bén có tác động mạnh mẽ, cổ vũ toàn dân, toàn quân trong cuộc trường kỳ kháng chiến.
Ở Việt Nam những bức tranh cổ động đầu tiên ra đời trong thời kỳ tiền khởi nghĩa Tháng Tám 1945 với sự đóng góp của những họa sĩ tên tuổi như: Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị…
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954, trong điều kiện khó khăn, tranh cổ động dù chỉ được sáng tác bằng tay, với công cụ kỹ thuật thô sơ, tranh được in trên đá, trên bản khắc gỗ, một số ít in trên đất, sử dụng giấy được làm từ tre, nứa tự sản xuất.
Nhưng với ngôn ngữ tạo hình khỏe khoắn, lối biểu đạt rõ ràng mang đậm tính hình tượng và sự thừa hưởng của màu sắc truyền thống trong tranh dân gian, các họa sĩ đã đưa nghệ thuật tranh cổ động lên tầm cao mới, sáng tạo nên những giá trị thẩm mỹ cao, biến tranh cổ động thành công cụ truyền tải chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, truyền tải quyết tâm, ý chí và hành động của cả dân tộc, đồng thời tái tạo chân thực mọi mặt đời sống xã hội đương thời, cổ vũ toàn dân, toàn quân vững tin vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Tranh cổ động không chỉ xuất hiện ở nhiều nơi, tác động đến nhiều mặt thuộc tình cảm con người, mà còn bổ sung vào kho tàng ngôn ngữ tạo hình Việt Nam nhiều dạng thức biểu đạt mới. Giai đoạn này ngoài khẩu hiệu, chú thích còn được thêm vào các bài thơ, ca có âm hưởng ca dao giúp quần chúng dễ nhớ, dễ hiểu. Chính vì vậy, tranh cổ động đã truyền tải có hiệu quả chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ tới mọi tầng lớp nhân dân, kể cả những người không biết chữ, góp phần to lớn vào thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ.
Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia lưu trữ một khối lượng lớn tranh cổ động thuộc nhiều loại hình gắn với các thời kỳ lịch sử cách mạng Việt Nam. Qua các hiện vật gốc được trưng bày giới thiệu, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn công chúng hiểu thêm về các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa nghệ thuật của tranh cổ động Việt Nam trong giai đoạn 1946 - 1954, góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, khẳng định thêm giá trị lịch sử, giá trị thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
07/01/2018 12:19:23
Trong những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng tại các địa phương trên cả nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo sân chơi tinh thần lành mạnh cho cộng đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn dân cư.
Trong quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, đổi mới và đấu tranh với những cái lỗi thời, đặc biệt là những hủ tục, thành kiến lạc hậu đã ăn sâu vào trong mỗi người dân, phong trào văn nghệ quần chúng là thứ vũ khí sắc bén. Còn đối với đời sống văn hóa xã hội, văn nghệ quần chúng lại được xem là hoạt động văn nghệ không chuyên, từ đó tạo điều kiện để quần chúng sáng tác, biểu diễn trong hoàn cảnh văn hóa đặc thù riêng của mình.
Để tổ chức tốt các phong trào văn nghệ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân, các cấp chính quyền đã không ngừng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các đội văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên, có hiệu quả, từ việc hỗ trợ đạo cụ, loa đài, trang phục…tới việc đầu tư nghiên cứu, xây dựng công phu nhiều loại hình nghệ thuật có nội dung phong phú, đạt chất lượng cao.
Ngoài ra, các Trung tâm văn hóa trên địa bàn huyện, xã… còn tập trung triển khai nhiều chương trình, nhiệm vụ nhằm duy trì tốt các hoạt động văn nghệ như: đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật, liên kết với các đơn vị tổ chức sự kiện để tổ chức những hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ nhân dân; đầu tư nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa nghệ thuật; khuyến khích quần chúng cùng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hoá, văn nghệ truyền thống của địa phương; không ngừng đổi mới việc tổ chức các hoạt động tại chỗ để thu hút đông đảo quần chúng tham gia; tổ chức các lớp bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho cán bộ cơ sở đồng thời chú trọng việc xây dựng, đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ có chuyên môn nghiệp vụ giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển và thị hiếu của xã hội…
Không những thế, hàng năm tại các địa phương còn thường xuyên tổ chức biểu diễn văn nghệ, chiếu phim…phục vụ người dân, đặc biệt tại các xã miền núi khó khăn, xa xôi. Nhờ đó, qua những buổi giao lưu, người dân còn được học hỏi, trao đổi thêm nhiều kiến thức xã hội như kiến thức về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, biện pháp phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, tiếp thu các nội dung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nét đặc biệt trong phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng là có sự tham gia tích cực từ những người có niềm say mê, yêu thích ca hát hoặc từ các tổ, đội văn nghệ, kể cả khi gặp khó khăn, thiếu thốn về điều kiện hoạt động hay cơ sở vật chất. Vì thế, mỗi tiết mục nghệ thuật quần chúng luôn đậm chất quê hương, trong sáng và chân thật, phù hợp để thỏa mãn niềm say mê ca hát, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của cộng đồng dân cư.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, nếu xem xét trực tiếp và trên diện rộng sẽ nhận ra trong hoạt động văn nghệ quần chúng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định cần thay đổi. Hiện nay, một số chương trình văn nghệ quần chúng rất ít xuất hiện tác phẩm khai thác và sáng tạo từ nghệ thuật truyền thống mà đang có xu hướng thiên về các tiết mục ca nhạc, trình bày ca khúc của các tác giả chuyên nghiệp với bộ gõ và dàn nhạc điện tử; các địa phương cũng chưa chủ động xây dựng tiết mục, dàn dựng chương trình mà thường sắp đến ngày hội diễn mới bắt đầu tập trung hạt nhân văn nghệ, mời nghệ sĩ chuyên nghiệp hướng dẫn. Vì thế, dưới sự chỉ đạo của nghệ sĩ chuyên nghiệp, vai trò của yếu tố tự biên, tài năng văn nghệ độc đáo riêng của quần chúng hầu như chưa được phát huy; tiết mục và chương trình giảm tính sinh động, hồn nhiên vốn có. Phải chăng vì thế mà hoạt động văn nghệ quần chúng đã phần nào mất đi tính hấp dẫn?
Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, thúc đẩy đời sống nhân dân đi lên về mọi mặt. Nhưng dù các yếu tố kinh tế, xã hội…có phát triển đến thế nào cũng không thể đồng nhất văn nghệ quần chúng với nghệ thuật chuyên nghiệp. Vì vậy, để có thể phát huy khả năng sáng tạo của cộng đồng, có lẽ cần hơn nữa những phương cách mới trong việc xây dựng môi trường hoạt động, khuyến khích quần chúng tham gia hưởng ứng.
Nhìn lại những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng đã phát huy được tinh thần làm chủ của nhân dân, có tính tự nguyện cao, tập hợp được mọi tầng lớp trong toàn xã hội. Nó cần được nâng cao chất lượng hoạt động hơn nữa, tập trung vào chiến lược xây dựng con người, góp phần cải thiện chất lượng đời sống văn hóa cơ sở, đồng thời đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo