2.
Chu Quang Tiềm (Trung Quốc) là một học giả nổi tiếng. Ông có nhiều công trình đặc sắc về văn hóa, văn nghệ. Trong tiểu luận ‘ Bàn về dọc sách ”, ông đã nêu lên bao ý kiến sâu sắc, chỉ ra bao điều lí thú về học vấn và đọc sách. Đây là một trong những ý kiến của ông nói về đọc sách.
“Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là dọc cho tinh, chọn lọc cho kĩ...:
Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,
Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay ”.
1. "Đọc sách không cần nhiều ” -ý kiến này có đúng hoàn toàn không? Phần đông độc giả thì đọc sách không cần nhiều vì tầm trí tuệ và học vấn có hạn. Không cần đọc nhiều, với người khi đọc sách là để tự học, tự mở rộng kiến thức của mình. Đọc sách phải nghiền ngẫm, suy nghĩ, suy tư, nên không cần nhiều. Đọc sách để mở mang và nâng cao học vấn, kết hợp học với hành, biến những kiến thức đã thu nhận được từ trong sách thành tri thức, kĩ năng,... nên "không cần đọc nhiều ”.
"Đa thư loạn mục”, cổ nhân đã nhắc nhở thế. Có người đọc sách là để "khoe ” mình đã đọc "thiên kinh vạn quyển ”. Đọc nhiều mà không "tiêu hóa”; đọc nhiều chẳng khác nào cưỡi ngựa xem hoa. Vả lại, thời gian có hạn, ai cũng thế, nên làm sao có thể đọc được nhiều. Đọc mười mà không biết một, thà rằng đọc ít, đọc kĩ, mà thông hiểu thì có ích lợi hơn.
Đối với những người thông minh tài trí xuất chúng, những nhà bác học, nhà văn hóa lớn,... việc đọc sách và nghiên cứu đối với họ thì không thể nói là "không cần nhiều ”. Có nhân tài lỗi lạc "nhất quán tam chương". Đỗ Phủ, thi thánh đời Đường đã tùng "Độc thư phá vạn quyển ”. Alexandres Đại đế trên đường trường chinh, ngồi trên mình ngựa vẫn đọc sách, đọc một cách say sưa, hết quyển này qua quyển khác. Vua Lê Thánh Tông "Trổng dời canh cồn đọc sách ”. Lê Quý Đôn, nhà bác học của Đại Việt trong thế kỉ XVIII, "tay không rời sách, mắt không ngừng xem sách; sách chất đầy quanh giường, quanh tường”. Ai nắm được phương pháp “dọc nhanh” có thể đọc được nhiều sách. Khoa học kĩ thuật phát triển kì diệu, có nhiều chuyên ngành, mỗi chuyên ngành có bao nhiêu sách, bao nhiêu công trình, nên không thể "đọc sách không cẩn nhiều”. Có đọc nhiều mới có thể so sánh và đúc kết kiến thức, tạo thành tinh hoa trí tuệ.
Qua đó, ta càng thấy rõ ý kiến cho rằng “dọc sách không nhiều" là một ý kiến đúng, nhưng không hoàn toàn.
2. Đọc sách "quan trọng nhất là đọc cho tinh, chọn cho kĩ". Làm bất cứ việc gì cũng phải tinh, có tinh mới có chắc. "Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”; "Một nghề cho chín hơn chín mười nghề” (Tục ngữ). Đọc sách phải "đọc cho tinh ”, Mỗi quvển sách thường có nhiều trang, nhiều chương mục, vấn đề, số liệu, sự kiện,... nên người đọc phải tinh, phải nắm chắc phần cốt yếu, trọng yếu mà tác giả đã nêu lên. Không thể ôm đồm, tự nhồi nhét. Phải tàm đắc với cái hay của quyển sách "gối đầu giường”. Phải biết "gạn dục khơi trong ”. Phải phân biệt được vàng — thau, ngọc - đá, trong - đục,... giữa muôn vật. Phải có tầm học vấn cao mới có thể "dọc cho tinh ” được.
Biết "đọc cho tinh " lại còn phải biết "chọn lọc cho kĩ”. Chọn sách, chọn vấn đề, chọn kiến thức,... Đọc sách mà không biết "chọn cho kĩ” sẽ bị "lạc đường". Đọc sách đê nâng cao học vấn mà bị "lạc dường" sẽ quẫn trí, sẽ phí công sức, tiền của và thời gian. Sách có nhiều loại: sách hay, sách tốt, sách đẹp, sách bói toán nhảm nhí, mê tín dị đoan, còn có dâm thư,... nên mua sách phải chọn, đọc sách phải "chọn cho kĩ". Có “chọn cho kĩ” thì mới tìm được sách hay, sách tốt, phù hợp với trình độ và sở thích của mình. "Tậu trâu, tìm vợ, dựng nhà - Cả ha việc ấy đều là khó thay ” (Tục ngữ). Đọc sách đâu dễ? Cho nên "quan trọng nhất là dọc cho tinh, chọn cho kĩ". Chu Quang Tiềm đã đưa ra phương pháp đọc sách như nêu lên một phương châm tự học rất sâu sắc. "Hãy cho biết lúc anh đến kết giao với người nào, anh đến đọc cuốn sách nào, thì tôi sẽ nhận ra anh, sẽ hiểu anh hơn hao giờ hết Đó cũng là cách “nhìn” người, cách “đánh giá ”người qua việc kết bạn và đọc sách.
3. Hai câu thơ mà Chu Quang Tiềm nêu lên như một chân lí được khẳng định, một bài học được đúc kết, đọc lên nghe rất thấm thìa:
Sách cũ trăm lần xem chang chán
Thuộc lòng ngẫm kĩ một mình hay.
Loại kiệt tác, loại kinh điển, loại best seller là loại sách “trăm lần xem chẳng chán ”. Có mê đọc sách, và sách có hay thì mới “xem chẳng chán”, càng đọc càng học hỏi được nhiều, càng suy ngẫm sâu sắc. Vì thế mới có câu: “Mỗi quyển sách là một cuộc đời
Đọc sách để tự học, để nâng cao kiến thức, để mở rộng trình độ, học vấn, nên mới thành nhu cầu, thành sở thích “xem chẳng chán / Thuộc lòng, ngẩm kĩ một mình hay”. Khi tâm đắc với nội dung tác phẩm thì độc giả trở thành người đồng sáng tạo của tác giả. Và khi ấy thì “sách cũ” càng đọc đi đọc lại càng thấy hay, xem mãi không chán.
4. Đọc sách là niềm vui thích của nhiều người. Đọc sách để tự học, đọc sách để giải trí. Tuổi trẻ đọc sách, tuổi già đọc sách. Đọc sách để nâng cao và bồi bổ trí tuệ, tâm hồn.
Ngày nay, văn hoá nghe, văn hoá nhìn lôi cuốn hàng triệu con người. Văn hóa đọc cần được quan tàm, coi trọng, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Con đường cúa tuổi thơ, của tuổi trẻ là con đường học tập. Trang sách và ngọn đèn là người bạn yêu quý, thân thiết như Nguyễn Trãi đã viết: “Án sách, cây đèn hai hạn cũ... ”. Quyển sách phải trở thành hành trang của mỗi chúng ta trên đường bước tới tương lai.
Tiểu luận “Bàn về đọc sách ”, nhất là ý kiến trên đây của Chu Quang Tiềm là những lời chỉ dẫn sâu sắc đối với mỗi chúng ta. Phải yêu sách, thích đọc sách, nhưng “quan trọng nhất là dọc cho tinh, chọn cho kĩ”.