Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Về nhân vật Mị trong tác phẩm của nhà văn Tô Hoài có ý kiến cho rằng Mị là một cô gái hội tụ đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam nhưng lại có một số phận bất hạnh

Về nhân vật Mị trong tác phẩm của nhà văn Tô Hoài có ý kiến cho rằng Mị là một cô gái hội tụ đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam nhưng lại có một số phận bất hạnh. Lại có ý kiến nhấn mạnh chính cái số phận ấy đã tạo nên sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong con người Mị. Em hãy chứng minh ý kiến trên
=>mọi người cho em dàn ý với ạ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
21.172
19
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
22/05/2017 16:49:57
​1.Mở Bài: 
Tô Hoài là nhà văn lớn của văn học Việt Nam thế kỉ XX. Ông có sức sáng tạo dồi dào và vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán, cũng như luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm sinh, sinh động. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông chính là Vợ chồng A Phủ - trích trong tập Truyện Tây Bắc. Vợ chồng A Phủ được sáng tác vào khoảng 1952-1953, là kết quả của cuộc thâm nhập đời sống vào các dân tộc Thái, Dao, Hmông, Mường trên các vùng cao Tây Bắc đất nước – nơi “đã để thương để nhớ” cho nhà văn nhiều quá. Truyện kể về số phận bất hạnh của nhân vật Mị …
2. Giới thiệu chung: 
Khái niệm “ Sức sống tiềm tàng” Tiềm tàng là chứa đựng bên trong. “ Sức sống tiềm tàng “ bao gồm cả nhiều yếu tố chưa phát lộ ra, còn ẩn trong con người Mị, nó tích tụ đến một độ nào đấy gặp hoàn cảnh thuận lợi sẽ trỗi dậy, tạo ra sự vận động mạnh mẽ , nhiều khi quyết liệt của tính cách nhân vật. Mị là hình ảnh đặc trưng của cô gài Mèo dưới chế dộ thực dân phong kiến miền núi, là linh hồn của “ Vợ chồng A Phủ”. Thành công của Tô hoài là ở chỗ ông không nhìn ngắm Mị như 1 vẻ lạ rừng xa, không miêu tả Mị theo cách tức truyện “đường rừng” mà tạo dựng một chân dung sinh động như chính cuộc đời, luôn tồn tại giữa những nghịch lí: ở Mị có 2 mặt tư tưởng đối lập mà rất thống nhất - mặt thứ nhất là Mị bị chà đạp nặng nề tưởng mất hết sức sống, mặt thứ 2 là Mị vẫn quẫy cựa, tiềm ẩn sức mạnh chốn lại số phận. Hai mặt này tương quan và tương phản nhau, tạo nên 2 nghịch lí ở một con người.
3. Thân bài:
3.1. Mị - cô gái mang nhiều phẩm chất tốt đẹp
Cô đáng hưởng hạnh phúc vì nhiững điều điều tốt đẹp vốn có ở Mị bởi cô có nhan sắc, có đời sống tâm hồn phong phú ( Mị thổi kèn lá rất hay – âm nhạc vốn là nơi chuyên chở được cái tinh tế của tâm hồn con người, khao khát yêu đời, khao khát hạnh phúc lại chăm chỉ và hiếu thảo). Phẩm chất tốt đẹp nhất của Mị là giàu lòng vị tha và đức hi sinh, cô thà chết còn hơn sống khổ nhục còn hơn thấy cha mình già yếu vẫn phải chịu bao nhục nhã, khổ đau. Cô đã trải qua những đêm tình mùa xuân say mê. “Trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”. Mị lại có khát vọng tự do, muốn làm chủ đời mình. Khi nhà Pá Tra muốn lấy cô về trừ nợ, bố Mị chưa kịp có ý kiến gì, thì Mị đã nói ngay: “Con làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Dường như Tô hoài đã mang mang bao yêu thương để phủ lên Mị mọi vầng hoà quang rực rỡ nhất của người phụ nữ. Vì vậy, Mị đã trở thành bông hoa ban trắng trong tinh khiết, rung rinh nơi sườn núi cheo leo của Tây Bắc.
3.2. Số phận bất hạnh 
Có ai ngờ cánh hoa ban xinh đẹp mỏng manh kia lại gánh nặng thân phận trâu ngựa thể hiện cái qui luật nghiệt ngã: hồng nhan bạc mệnh. Tô Hoài tỏ ra có nhiều tìm tòi trong việc miêu tả nỗi đau của Mị: Cách giới thiệu Mị ở đầu tác phẩm rất đáng chú ý. Trong lời kể trầm trầm của Tô Hoài, Mị đã hiện lên đầy đủ với tín hiệu của giông bão: ngồi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa, mặt lúc nào cũng cúi và buồn rười rượi....Mị đã bị ném vào vị trí không phải dành cho con người ấn tựợng đặc biệt này ám ảnh người đọc suốt đoạn trích. Nhưng cũng ngay từ đầu, Mị khổ đau nhưng không cam chịu. Khuôn mặt buồn rười rượi kia không phải là khuôn mặt của một người cắn răng chịu nhẫn nhúc. Biết khổ đau cũng là 1 cách phản kháng, trong khổ đau vẫn tiềm ẩn sức mạnh tiềm tàng vùng lên.
Từ đoạn văn trên, cánh cửa địa ngục đời Mị đã hé mở. Mị nhà nghèo, vì món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ mà đã phải bán cả tuổi trẻ, ham yêu , ham sống để mua lấy kiếo trâu ngựa ở nhà thống lí Pá Tra. Mị gắn với một danh xưng đầy đau đớn: Con dâu gạt nợ. Là con nợ, thì phải lao động như con trâu con ngựa để trả nợ cho chủ, nhưng trả hết rồi thì có thể mua tự do cho mình, vấn đề Mị còn là con dâu, Mị đã bị cúng trình ma, tức là đời đời kiếp kíêp sống trong ngôi nhà ấy. Hai sợi dây trói cường quyền và thần quyền đã trói buộc người con gái xinh đẹp ấy. Đây là cơ hội cho Tô Hoài miêu tả hình tượng người nô lệ khổ đau hiện lên thật chua sót. Nỗi đau thân xác: thân xác Mị được ví với thân trâu, thân ngựa, thân rùa….Đây là những so sánh buốt nhói đã vật hoá kiếp người, đặt kiếp người ngang kiếp vật. Hai từ “trâu ngựa” trong miệng thống lí Pá Tra nói ra hoàn toàn không phải là nói theo nghĩa bóng, mà là theo nghĩa đen. Mị về làm dâu chỉ có vùi vào việc cả đêm lẫn ngày. Quanh năm suốt tháng, lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt… Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Nỗi đau tinh thần : Tô hoài tỏ ra thông cảm sâu sắc với nỗi đau này khi ông tạo ra 1 tương phản nghiệt ngã : giữa núi rừng Tây Bắc bát ngát là cái cửa sổ, 1 lỗ ruộng nhỏ xíu bằng bàn tay nơi căn buồng của Mị. Suốt ngày Mị ngồi trong ấy nhìn ra chỉ thấy trăng trắng, không biết gọi là sương hay nắng. đây là 1 ẩn dụ tê tái gợi lên 1 ngục thất tinh thần, bức bối, nột ngạt
Nỗi đau còn dồn Mị đẩy Mị tới ý định ăn lá ngón tự tử. Người con gái khát đời ấy đã bịi chúnh cuộc đời đẩy vào thế chán đời, tuyệt vọng tới mức muốn lìa đời bằng cái chết . Quả là cái ác không chỉ đày đoạ thân xác Mị mà còn truy kích con người đến chiều sâu của khát vọng làm người. Nhưng đỉnh điểm của nỗi đau không phải là lúc Mị cận kề cái chết mà là khi Tô hoài hạ bút tưởng cứ nhẹ như không: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” . Chính thói quen nô lệ này đã tước đoạt ở Mị tất cả, kể cả bản năng phản kháng. Thói quen nô lệ là sợi dây trói mà chính người nô lệ tự trói mình. Người nô lệ đã hoàn toàn đầu hàng số phận.
3.3. Sức sống trỗi dậy Trong đêm tình mùa xuân.
Từ khi cô bị bắt về làm con dâu gạt nợ đến khi trốn khỏi Hồng Ngài ở nhân vật Mị có hai mặt tưởng chừng như đối lập nhau nhưng thực chất lại thống nhất trong một tính cách. Một mặt bị áp bức quá nặng nề nên Mị trở nên vô cảm, bị tê liệt tinh thần, “suốt ngày lầm lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa”. Mặt khác Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một sức mạnh vùng lên giải phóng cái phần cam chịu của Mị là do hoàn cảnh đẩy tới, do tình thế bắt buộc còn bản chất người phụ nữ này là tiềm ẩn một sức sống mạnh mẽ. Sức sống tiềm tàng là sức sống nội tại bên trong, có sẵn ở bên trong nhưng bị che lấp, nó như một hòn than âm ỉ cháy trong lớp tro nguội lạnh và khi có điều kiện thì sẽ bùng cháy. Mị giống như cây hoa đào, hoa mận Tây Bắc: trước mùa xuân thì gầy guộc mong manh nhưng lại ẩn chứa một sức sống mãnh liệt ở bên trong để chờ ngày mùa xuân mà bung nở màu hoa đẹp nhất.
Tạo điều kiện cho sự bừng tỉnh sức sống của Mị là Thiên nhiên: Mùa xuân năm ấy ở Hồng Ngài đẹp và gợi cảm biết bao: Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội... Trong các làng Mèo, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm, sặc sỡ...tiếng trẻ con nô đùa...Đó chính là một mùa xuân rộn rã âm thanh và màu sắc, là bước đệm cho sự bừng tỉnh của một tâm hồn nguội lạnh. Tạo điều kiện cho sự bừng tỉnh sức sống của Mị còn là tiếng sáo: "Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi... Đó chính là tín hiệu đêm tình.Chính không gian rộn rã sắc màu cùng tiếng sáo tha thiết đã đánh thức cô Mị ngày xưa. Tiếng sáo như chạm vào nỗi nhớ. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi. Tiếng sáo hối thúc Mị, tiếng sáo như cơn gió thổi bung đi lớp tro tàn nguội lạnh đang phủ lấy tâm hồn Mị. Tiếng sáo nhập vào hồn Mị làm đồng hiện quá khứ tươi đẹp của một cô gái giàu tài năng. Bước nhảy tâm lý đầu tiên của Mị đó là việc Mị ngồi nhẩm thầm lời của người đang thổi sáo
" Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta chưa có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu".
Chi tiết nghệ thuật đêm tình mùa xuân là sự phát triển tất yếu của hoàn cảnh và tính cách nhân vật. Trước khi xảy ra biến cố này thì Mị đã từng sống đọa đầy trong bóng tối của ngục tù cường quyền và thần quyền, Mị đã từng khát khao thoát khỏi số phận nô lệ, và chính bằng con đường tìm tới cái chết. Đừng nghĩ rằng tìm tới cái chết là trong cô đã cạn nguồn sinh lực. Có những cái chết là biểu hiện của tình yêu cuộc sống. Con thuyền tự đắm mình trong dòng sông còn yêu sông nước hơn là cứ để dòng đời trôi dạt. 
Trước đêm xuân nghe tiếng sáo gọi bạn, Mị đã từng uống rượu, cô nhớ lại những ngày trước đây khi chưa làm dâu gạt nợ, tết đến, xuân về Mị cũng uống rượu. Vì vậy, nhìn thấy cảnh nhà Pá Tra nhộn nhịp, Mị lén lấy rượu uống, cứ “uống ừng ực từng bát”, uống như để quên đi cái cay đắng trong hiện tại để mà nuốt hận vào lòng. Cái “men rượu” ấy cũng lại là “men đời”, nó đã gợi lên ở Mị cái đắm say, cái rạo rực của một thời hạnh phúc, tuổi trẻ đã qua. Đoạn văn thể hiện diễn biến tâm trạng trong đêm mùa xuân là một đoạn văn đầy chất thơ , đầy hàm ý nghệ thuật mà Tô Hoài đã dành để miêu tả sức sống tiềm tàng tràn đầy sức thanh xuân của Mị. Cơn say đã làm cho Mị cùng một lúc mà như sống với hai con người. Con người thể xác thì vẫn đang “ngồi đấy nhìn mọi người nhảy… mọi người hát” mà vẫn như không sống trong thực tại, không nghe, không thấy đến nỗi cuộc rượu đã tan lúc nào cũng không biết, “vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà”. Còn con người tâm linh trong Mị thì lại “đang sống về ngày trước, tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi đầu làng”. Lòng Mị “thiết tha bổi hổi”, nhớ lại những ngày xuân thuở trước sôi nổi và tràn đầy sức sống, Mị uống rượu bên bếp lừa và thổi sáo. Có biết bao người mê “ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Con người thể xác thì đứng dậy như một cái máy theo thói quen, từ từ “bước vào buồng” rồi “ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ, trăng trắng”. Còn con người tâm linh thì thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị như lột xác, tâm hồn đã sống lại xôn xao những mơ ước về hạnh phúc. Đến đây Tô Hoài không đứng bên ngoài để nói về Mị nữa mà nhập thân vào nhân vật để trần thuật, kể chuyện, bắt tâm lí nhân vật phải bật lên tiếng nói “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi ngày Tết. Huống chi A sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. Việc sử dụng ngôn ngữ trực tiếp vừa đúng lúc vừa điêu luyện đã làm cho ngôn ngữ trần thuật của Tô Hoài có được tình cảm phức điệu và ngữ điệu của nhân vật ý thức được quyền sống của mình trong một tâm trạng phẫn uất mãnh liệt thấm thía nỗi khổ của mình Mị lại muốn chết. “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay, chết chứ không buồn nhớ lại nữa”. Muốn chết trong trường hợp này một lần nữa lại là một bằng chứng của thái độ chống lại một cuộc sống không ra sống, không xứng đáng với con người.
Tô Hoài quả là rất dụng công và thật tài tình khi miêu tả tiếng sáo của mùa xuân lúc nào cũng theo sát diễn biến tâm trạng Mị, thổi bùng lên sức sống tiềm tàng của cô. Đầu tiên là tiếng sáo vọng lại từ xa mãi ngoài núi đó làm tâm hồn tê dại suốt bao năm của Mị đã bị cuốn hút. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát người đang thổi sáo. Rồi đến đêm tình mùa xuân “đầu Mị văng vẳng tiếng sáo” nhưng không phải là tiếng sáo từ xa mà là đã gần hơn, tiếng sáo đầu làng đánh thức trong Mị những hồi tưởng của mùa xuân quá khứ say mê và tràn đầy hạnh phúc, Tiếng sáo từ chỗ chỉ là âm thanh bên ngoài, một hiện tượng ngoài cảnh đến lúc nào đó đã chuyển thành thế giới bên trong của tâm linh, trở thành tiếng lòng của chính nhân vật. Ý thức được quyền sống của mình Mị đã có những hành động táo bạo. Mị đến góc nhà lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đèn thắp cho sáng. Mị tự tay thắp sáng căn phòng lúc nào cũng tăm tối. Đó là hành động thức tỉnh không chấp nhận bóng tối âm u đầy ghê rợn của ngục thất trần gian đã giam cầm và giết dần giết mòn tâm hồn Mị. Và khi tâm hồn đã được thắp sáng lên rồi thì khát vọng hạnh phúc lại thêm mãnh liệt. “Mị muốn đi chơi, Mị sắp đi chơi, Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách”. Song cô đâu có thể thoát khỏi địa ngục ấy. Thấy hành động của Mị, A Sử lấy làm lạ rồi lạnh lung thản nhiên “lấy thắt lưng trói hai tay Mị”, “xách cả một thúng sợi dây đay ra trói đứng vào cột nhà rồi A Sử thản nhiên thắt nốt cái thắt lưng xanh ra khỏi áo, thản nhiên đi ra khép của buồng lại”. Bị trói, bị buộc tóc vào cột làm Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Vậy mà Mị không biết mình đang bị trói. Hơi rượu vẫn nồng nàn. Mị vẫn còn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi “Mị vùng bước đi”. Ngọn lửa lòng ham sống trong lòng cô bùng lên mạnh mẽ biết nhường nào. Mị quên hẳn con người thể xác mình đang bị trói, để tâm hồn bay bổng cùng với tiếng sáo gọi người yêu. Chi tiết “Mị vùng bước đi” thật là ý nghĩa, nó nói lên rằng bọn thống trị chỉ có thể trói được thể xác chứ không thể nào trói buộc được tâm hồn, khát vọng tự do của Mị. Lúc ấy, Mị nửa tỉnh nửa mê. Tỉnh, Mị đau đớn khi nghĩ về hiện tại, những sợi dây đay trói nghiến vào người, Mị đau đớn, muốn quên đi, vì càng ý thức về hiện tại cô càng xót xa, nước mắt lại ứa ra. Cô muốn “mê”, muốn tâm hồn được tiếng sáo đưa đi chơi, đến những đám hẹn. 
Sáng hôm sau, “Mị bàng hoàng tỉnh”, hơi rượu đã hết, tiếng sáo cũng không còn, Mị quay về với hiện thực phũ phàng: Cô đang bị trói đứng vào cột… Giờ đây, Mị lại sợ chết, cô nhớ rằng trong nhà này, cũng đã từng có người đàn bà bị trói đến chết. Nỗi sợ chết có phải là biểu hiện của lòng ham sống? Lòng ham sống mà đã từ lâu lụi tắt trong lòng Mị? Đoạn văn viết về cảnh ngộ và tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân thật đẹp, tình tứ, thơ mộng, đồng thời thấm đượm tinh thần nhân đạo. Ngòi bút có sở trường miêu tả về phong tục của Tô Hoài chẳng những làm sống lại không khí văn hóa của những ngày hội mùa xuân sôi nổi, đắm say của các dân tộc trên vùng cao Tây Bắc mà còn thể hiện sống động ngân vang mãnh liệt của tiếng sáo, của cuộc sống, sự tác động của nó vào tâm hồn Mị, thổi bùng lên sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của Mị.
3.4. Khát vọng giải thoát trong Đêm mùa đông cứu Aphu
Và rồi sức sống tiềm tàng ở Mị đã phát triển thành sức mạnh vùng lên giải phóng. Sức mạnh ấy đã được thể hiện tập trung qua chi tiết nghệ thuật Mị cứu A Phủ trong đêm mùa đông. Sự gặp gỡ giữa Mị và A Phủ là sự gặp gỡ tình cờ và tất yếu của những người cùng cảnh ngộ. Nếu Mị là con dâu gạt nợ thì A Phủ là đứa ở gạt nợ, là con trâu con ngựa cho nhà thống lý cả đời, cho đến đời con, đời cháu cũng thế, bao giờ trả hết nợ mới thôi. Nếu Mị đã bị trói đứng vào cột suốt đêm thì A Phủ vì tội để hổ đói vồ mất một con bò cũng bị Pá Tra trói đứng vào cột. Đàn bà khi đi qua chỗ A Phủ bị trói “đều cúi mặt”, không ai dám hỏi, cũng không ai dám nhìn ngang mặt. Suốt mấy đêm A Phủ bị trói, đêm nào Mị cũng dậy ra thổi lửa hơ tay, khi nhìn ngọn lửa bùng lên, nhìn thấy A Phủ còn sống mắt mở trừng trừng nhưng “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa”. Mị dửng dưng với hết thảy mọi việc trên đời. Trạng thái vô cảm của Mị đã lên mức cao điểm đến nỗi Mị hoàn toàn dửng dưng trước đau khổ của đồng loại, trước sinh mệnh của A Phủ_người cùng cảnh ngộ với mình. Vậy vì lẽ gì mà cô Mị đang sống trong trạng thái vô cảm, tâm hồn trở nên băng giá dửng dưng trước cái chết đang đến gần với A Phủ ấy mà đột ngột dám tự nguyện chết thay cho anh, dũng cảm cởi trói giải thoái cho A Phủ?
Ấy là vào một đêm đã khuya, Mị trở dậy thổi lửa ngước mắt trông sang Mị thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hốc mắt đã xám đen lại của A Phủ “Chính dòng nước mắt đầy tuyệt vời của người con trai nghèo vốn gan góc và quả cảm đã đánh thức lòng trắc ẩn của Mị. Dòng nước mắt ấy đã làm Mị nhớ đến đêm trước Mị cũng bị trói đứng thế kia, nhiều lần Mị khóc “nước mắt chảy xuống miêng, xuống cổ không biết lau đi được”. Tô Hoài trong đoạn văn này đã thực sự nhập thân vào nhân vật Mị như là trao bút cho nhân vật để nó tự nói lên cái tiếng nói bên trong sâu kín của mình. “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt trói người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đến đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Lớp băng của sự vô cảm đã hoàn toàn tan ra và trong trái tim Mị thổn thức nhói buốt một tình thương đối với người cùng cảnh ngộ. Mị không còn sống riêng với ngọn lửa nữa. “Đám than đã vạc hẳn lửa mà Mị vẫn không thổi”_không nghĩ đến riêng mình nữa mà chuyển sang nghĩ đến người khác, “ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây. Người kia việc gì mà phải chết... A Phủ…”_ hai tiếng A Phủ lần đầu tiên rung lên trong lòng Mị báo hiệu một hành động táo bạo và dũng cảm của nhân vật. Mị nghĩ rằng nếu A Phủ trốn được thì Mị sẽ bị trói thay vào đấy, phải chết trên cái cột ấy, Mị cũng không thấy sợ, cô thương người hơn cô thương mình, sẵn sàng chịu chết thay cho A Phủ và trong giây phút hoàn toàn quên mình ấy, cô Mị bỗng trở thành người cao cả, không biết sợ, “rút con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây”, giải thoát cho A Phủ. Đó là bước ngoặt tâm lí tính cách của Mị. Hành động đó bất ngờ không ai đoán trước được lại phù hợp với tâm lí nhân vật. Một cô Mị từng nguyện làm nương ngô, trả nợ cho cha mẹ, từng vứt nắm lá ngón đi không tự tử nữa vì thương cha. Cũng chính là cô gái “giàu đức hy sinh và lòng vị tha sẵn sàng chết để cứu một người cùng cảnh ngộ khi cởi trói giải thoát cho A Phủ, cô không hề nghĩ đến chuyện trốn chạy theo anh, nhưng đến lúc gỡ hết được dây trói ở người A Phủ “thì Mị cũng hốt hoảng”. Đến khi A Phủ quật sức vùng lên chạy, Mị vẫn “đứng lặng trong bóng tối” rồi bỗng vụt chạy theo A Phủ, tiếng thở của Mị vang lên trong hơi gió thốc lạnh buốt “A Phủ cho tôi đi. Ở đây thì chết mất”. Vậy là Mị chỉ có ý định chạy theo A Phủ khi cô đã giải thoát xong cho anh, A Phủ đã vùng chảy chỉ còn mình Mị trơ trọi giữa bóng tối mịt mù dày đặc của đêm đông. Hành động bất ngờ nhưng cũng hợp lí và tự nhiên như hành động cởi trói cho A Phủ vậy. Cô Mị đã dũng cảm cởi trói cứu sống A Phủ, có lẽ nào lại không tự cứu lấy chính mình.
4.Nghệ thuật:
Ta thấy rõ tài năng và phong cách văn xuôi của Tô Hoài, trước tiên ở nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật thật tinh tế, sinh động. Tâm lý của Mị và AP đều hiện lên sống động, chân thực. Mị bề ngoài lặng lẽ, âm thầm mà bên trong sôi nổi ham sống. AP táo bạo gan góc mà chất phác, tự tin. Cả 2 đều là nạn nhân nhưng tiềm ẩn sức mạnh phản kháng. Mỗi nhận vật được chọn miêu tả ở những điểm nhìn khác nhau. Ở Mị: cái nhìn bên trong để thấy sức sống tiềm tàng, Ở AP là cái nhìn bên ngoài để thấy tính cách mạnh mẽ ngang tàng. Nét riêng và lạ của người nông dân miên núi cao được bộ lộ đầy hấp dẫn: âm thầm mà mãnh liệt, mộc mạc mà dữ dội, trên hết là lối sống phóng khoáng, tự do, hồn nhiên. Đó như nguồn sinh lực dồi dào chờ cơ hội để bùng lên. Bên cạnh biệt tài miêu tả thiên nhiên và những nét lạ trong phong tục tập quán thì Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển linh hoạt mang phong cách truyền thống mà đầy sáng tạo. Mạch truyện theo thời gian nhưng vẫn đan xen hồi ức (tạo rao cuộc tranh đấu quá khứ và hiện tại). Đó là kỹ thuật đồng hiện của nghệ thuật điện ảnh khiến ta khó phân biệt đâu là quá khứ đâu hiện tại tương lai.
5. Kết bài:
Trải qua hơn nửa thế kỉ với bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, bao nhiêu biến đổi của lòng người, có nhiều tác phẩm trong đó không còn giá trị như xưa, mà trở thành lạc hậu với thời cuộc và bị trả về dĩ vãng. Nhưng có những tác phẩm cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị của nó, vẫn được độc giả tìm đến với sự trân trọng, ngưỡng mộ. Trong số những sáng tác của văn học Việt Nam những năm chống Pháp vượt qua được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian phải kể đến những tác phẩm của Tô Hoài và đến lúc này, ta có thể khẳng định rằng, làm nên tên tuổi của Tô Hoài chính là (đề bài)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
18
0
Lê Thị Thảo Nguyên
22/05/2017 17:34:19
*)) Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm:
-Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài (xuất bản năm 1953).
-Đây là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
-Thông qua số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã dựng lại quãng đời đau khổ, tối tăm của người dân miền núi trước Cách mạng và phản ánh quá trình đến với cách mạng của họ.
-Tô Hoài đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị với diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp.

*)) Thân bài: Đi sâu vào phẩm chất của nhân vật Mị
-Nhân vật Mị mang đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ vùng cao.
Đẹp người, đẹp nết, Mị được nhiều trai bản yêu mến, ước ao.
-Tuổi thanh xuân hứa hẹn với cô bao điều tốt lành, nhưng chì vì món nợ cha mẹ cô vay của tên thống lí Pá Tra từ ngày cưới, cho đến khi mẹ cô đã chết mà vẫn chưa trả được nên Mị bị bắt về làm con dâu trừ nợ cho nhà hắn.
-Mị bị coi như một thứ đồ vật vô tri vô giác để tính ra tiền trừ vào số nợ. Những năm tháng Mị sống với cha con tên thống lí gian ác là chuỗi dài đau thương, khổ ải. Cô bị coi rẻ hơn cả con trâu, con ngựa.

Đau khổ, cực nhục đã cướp mất tuổi xuân của Mị, biến cô thành kẻ nhẫn nhục, cam chịu. Cô gái xinh đẹp, hồn nhiên, đa cảm thủa nào đường như đã chết, chỉ còn lại người đàn bà lúc nào cũng vậy… cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi… ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa… của nhà thống tí. Mị sống âm thầm, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

Không những bị đọa đày về thể xác, Mị còn bị đè nén, áp bức về tinh thần. Cô chán sống nhưng không được chết, vì Mị chết thì món nợ truyền kiếp kia vẫn còn và người bố già càng thêm đau khổ. Cuộc đời Mị bị trói buộc bằng quyền lực, bằng tập tục mê tín dị đoan lâu đời của người dân miền núi. Mị cho rằng mình đã bị Con ma nhà thống lí nhận mặt: nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi. Cách đối xử bất công, tàn bạo của cha con thống lí làm cho Mị sống triền miên trong đau khổ. Cô lặng lẽ ra vào như cái bóng, không một người bạn chia sẻ tâm tình. Cô chỉ biết làm bạn với ngọn lửa trong những đêm đông dài và buồn. Thân xác Mị héo úa, tâm hồn Mị lạnh lẽo, trống vắng, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo… Ngọn lửa là người bạn duy nhất giúp cô xua bớt phần nào bóng tối u ám đang vây phủ cuộc đời. Không có người thông cảm với nỗi khổ của mình, Mị phải tìm đến ngọn lửa và coi nó là bạn… Khổ biết chừng nào!

Tác giả giúp người đọc hình dung rõ hơn về cuộc đời bế tắc của Mị qua hình ảnh căn buồng cô ở kín bưng, tối mò, chỉ thông với bên ngoài bằng lỗ cửa sổ bé như bàn tay. Ở trong nhìn ra không biết là đêm hay ngày, sương hay nắng…

Bao năm qua, bị đày đọa trong nhà thống lí, mọi cảm xúc của Mị hầu như tê liệt. Tinh thần phản kháng cũng vậy. Mị nghĩ rằng mình là con trâu con ngựa của nhà giàu, chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Con trâu, con ngựa đêm còn được nghỉ, còn cô không lúc nào ngớt việc. Trước kia, có lần cô phản kháng dữ dội bằng cách định ăn lá ngón tự tử, giờ đây cô không nghĩ đến cái chết nữa vì đã quá quen với cái khổ rổi. Đời Mị cứ thế lặng lẽ trôi đi trong vô vọng. Với Mị, cuộc sống không còn ý nghĩa.

Đau khổ kéo dài khiến cho lòng Mị tưởng chừng nguội lạnh. Dường như mọi cảm xúc, khát khao dã bị dập tắt từ lâu. Điều kì diệu là dẫu trong tột cùng đau thương thì mọi thế lực tội ác cũng không hủy diệt được con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã nhưng Mị vẫn sống âm thầm, mãnh liệt. Từ trong sâu thẳm tâm hồn người con gái bị dày đọa kia vẫn âm ỉ, le lói một ngọn lửa yêu đời, ham sống. Mùa xuân về, Mị lén uống rượu và lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng… Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi…

Rõ ràng, bản chất đích thực đã trở lại với Mị. Tất cả mọi giác quan, cảm xúc tưởng như đã lụi tàn vì đau khổ nay đang sống dậy. Mị thấy mình còn trẻ lắm, mà còn trẻ thì phải được hưởng hạnh phúc. Vì thế nên bất chợt Mị muốn đi chơi. Nhưng khát vọng chính đáng đã bị hiện thực phũ phàng vùi dập. A Sử đánh Mị, trói Mị, Mị vẫn thả hồn lâng lâng theo tiếng sáo gọi bạn. Tiếng sáo mùa xuân, tiếng sáo gọi tình yêu khơi lên niềm khao khát hạnh phúc trong lòng Mị. Phản ứng tự phát ban đầu của Mị không thể giải phóng được cuộc đời cô nhưng những giây phút trỗi dậy ấy có ý nghĩa thức tỉnh. Giống như đốm lửa âm ỉ trong đám tro tàn, có ngày nó sẽ bùng cháy dữ dội khi gặp cơn gió mạnh.

Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, bị đánh, mấy đêm đầu, Mị vẫn thản nhiên thức dậy sưởi lửa. Mị thản nhiên vì chuyện đánh người, trói người xảy ra thường xuyên ở nhà thống lí. Nhưng đêm nay, trông thấy dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, Mị không cầm lòng được. Mị thương A Phủ cũng bị rơi vào vòng đọa đày, khốn khổ như mình. Cô liên tưởng tới bao kẻ tôi tớ khác trong nhà này đã bị cha con tên thống lí bạo tàn đối xử dã man. Có người chết đói, chết rét sau mấy ngày cùm trói. A Phủ kia cũng sẽ như vậy thôi và đến một ngày nào đó, Mị cũng thế. Hơn bao giờ hết, ý thức về nỗi khổ, về thân phận trỗi dậy trong lòng Mị. Nếu cứ cúi đầu chấp nhận số phận có nghĩa là chấp nhận cái chết bi thảm. Từ hình ảnh đau thương của A Phủ trước mắt, Mị liên tưởng đến tương lai mù tối, bế tắc của mình. Chính điều đó đã làm sống lại trái tim tưởng chừng đã bị đau khổ làm cho chai đá của Mị. Cô thương người, thương thân. Giọt lệ bất lực và thống khổ của A Phủ như giọt nước cuối cùng làm tràn đầy bình nước, cảm thương số phận A Phủ, một chàng trai dũng cảm, khỏe mạnh sắp bị cướp đi mạng sống, Mị càng thương thân và càng căm thù cha con tên thống lí gấp bội. Cái thương cái ghét bùng lên, lấn át nỗi sợ, dẫn Mị đến hành động táo bạo ngoài ý thức: cắt dây trói cứu A Phủ.

Đây là hành động bộc phát song nó là kết quả tất yếu của cả một quá trình bị dồn nén, bức xúc về mặt tinh thần bây giờ đã đến lúc giải thoát và đó cũng chính là biểu hiện tất yếu của một sức sống vốn đã tiềm tàng ẩn chứa trong con người Mị bấy lâu nay. Mị cắt dây trói cho A Phủ cũng là cắt dứt những dây trối vô hình đã cột chặt cô vào quãng đời tủi nhục. Cô vụt chạy theo A Phủ bởi cô ý thức được nỗi khổ và sự sống còn của mình : ở đây thì chết mất Mị chạy theo tiếng gọi mãnh liệt của tự do, cô tự giải phóng mình khỏi nanh Vuốt cha con tên thống lí tàn bạo. Từ trong cái địa ngục giam cầm đày ải mình suốt mấy năm qua, từ trong sự bủa vây tàn khốc của cái chết, Mị đã vùng dậy tìm lẽ sống, làm lại cuộc đời.

*)) Kết bài :
Qua việc miêu tả diễn biến tâm lí và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong hoàn cảnh đau thương, nhà văn Tô Hoài muốn khẳng định không bạo lực đen tối nào có thề vùi dập được sức sống và khao khát tự do của con người ; đồng thời nhấn mạnh rằng, chỉ có sự tự vùng dậy của bản thân theo sự dẫn dắt của cách mạng mới giải phóng được con người ra khỏi kiếp ngựa trâu, nô lệ. Đó chính là giá trị nhân đạo to lớn của tác phẩm.
chuc bạn hoc tốt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×